NHỒI MÁU CƠ TIM (Myocardial infarction – Infarctus du myocarde)

Nhồi máu cơ tim là do động mạch vành tắc nghẽn, một vùng cơ tim (tối thiểu cũng 2cm) thiếu máu cục bộ liên tục và nghiêm trọng gây hoại tử cấp tính, thường gặp ở bệnh nhân trên 40 tuổi nam giới. Y học cổ truyền gọi là ‘Chân Tâm Thống’.

Nhồi máu cơ tim cấp là cao điểm tai biến của bệnh tim thiếu máu cục bộ dễ gây tử vong đột ngột cần được cấp cứu và chăm sóc tại khoa hồi sức cấp cứu có trang bị hiện đại.

Chứng Nhồi Máu Cơ Tim và Đau Thắt Động Mạch Vành, tuy tên gọi khác nhau nhưng về cơ bản theo Đông y cách chữa gần giống như nhau.

Triệu Chứng Lâm Sàng

Khoảng 50% trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra đột ngột, trước đó bệnh nhân khỏùe mạnh. Trong 50% trường hợp khác, bệnh xảy ra trên người đã có cơn đau thắt ngực hoặùc nhồi máu cơ tim.

Trên một số bệnh nhân có các yếu tố kích động như: Xúc động mạnh, chấn thương tinh thần, chấn thương do tai nạn hay phẫu thuật, sốc, máu đông nhanh, ăn no quá, dùng sức quá nhiều, thời tiết lạnh đột ngột…

Cơn đau: Đau thắt tim là một triệu chứng gặp nhiều nhất khoảng trong 80% bệnh nhân, vị trí thường ở phía sau xương ức và vùng trước tim. Đau kiểu cơn đau thắt ngực nhưng dữ dội hơn, kéo dài hơn, dùng loại Trinitrin nhưng không giảm, lan tỏa. Bệnh nhân bồn chồn, vã mồ hôi, hoảng hốt, khó thở, sắc mặt tái nhợït, chân tay lạnh, mạch Trầm Tế, khó bắt. Cũng có một số bệnh nhân đau rất nhẹ, cảm giác căng tức ở cổ hoặc không đau mà chỉ khó thở, buồn nôn, nôn, nấc cục, vùng bụng trên đầy, đau… cần được cảnh giác.

Tụt huyết áp: Xảy ra vài giờ sau khi có cơn đau. Huyết áp tối đa tụt nhanh hay từ từ, huyết áp kẹp. Sốt: Xuất hiện khoảng 10-12 giờ sau cơn đau, có thể lên tới 38-390C sốt càng cao và kéo dài, nhồi máu cơ tim càng nặng.

Nghe tim: Thường chỉ thấy nhịp nhanh đều, một số trường hợp tiếng tim mờ, tiếng ngựa phi, tiếng cọ ngoài màng tim.

Chẩn Đoán

Chủ yếu dựa vào Những triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tăng lipit huyết.

Điều Trị Bằng Y Học Cổ Truyền

Nhồi máu cơ tim lâm sàng thường biểu hiện cơn đau cấp và thời kỳ ổn định (không có cơn đau cấp).

Thời kỳ cơn đau cấp: Chủ yếu xứ trí theo Tây y như nhanh chóng cho thở oxy.

Ngoài ra có thể dùng:

Châm: Huyệt Tâm thống (cách Chiên trung 1 thốn trên đường thẳng nối 2 núm vú), Nội quan (2 bên), kim hướng lên, vê cho đến khi bệnh nhân nuốt nước miếng hoặc có cảm giác dị vật ở gốc lưỡi. Có thể châm các huyệt Gian sử, Hợp cốc, Cưu vĩ, Chiên trung, châm ngang), Quan tâm huyệt (2cm trên đường thẳng dùng nối khóe mắt trong với chân tóc), vê kim nhanh, hướng kim từ trên xuống.

Có tài liệu nước ngoài báo cáo dùng Dolantin 10mg pha loãng với 5ml nước cất, chích vào huyệt Nội quan 2 bên mỗi bên 0,5ml có tác dụng giảm đau nhanh (Trung Hoa Bí Thuật Châm Trị).

Thời kỳ ổn định: Chủ yếu biện chứng luận trị theo các thể bệnh sau:

Khí hư huyết ứ: Thỉnh thoảng có cơn đau thắt ngực, nặng tức trước ngực tăng thêm lúc bệnh nhân hoạt động nhiều, kèm mệt mỏi, hơi thở ngắn, ra mồ hôi, hồi hộp, thân lưỡi bệu có dấu răng, điểm hoặc ban ứ huyết hoặc lưỡi xám nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Huyền, Tế vô lực.

Điều trị: Ích khí, hoạt huyết. Dùng bài ‘Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang’gia giảm: Sinh Hoàng kỳ 20-30g, Đương qui 16g: Bạch thược l6g, Xích thược 12g, Đảng sâm 12g, Xuyên khung 8-10g, Đan sâm 12g, Uất kim 8-12g.

Hoặc dùng các bài thuốc kinh nghiệm như:

Ích Khí Hoạt Huyết Thang (Bệnh viện tim mạch Phụ Ngoại (Bắc Kinh) gồm: Hoàng kỳ, Đương qui, Xích thược, Xuyên khung, Đơn sâm.

Kháng Tâm Ngạnh Hợp Tễ (Bệnh viện Tây Uyển thuộc Viện nghiên cứu trung y Bắc Kinh) gồm: Đảng sâm, Sinh hoàng kỳ, Hoàng tinh, Đan sâm, Uất kim, Xích thược.

Nói chung, các thuốc bổ khí thường dùng là: Đảng sâm, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Chích thảo, Đại táo, Hoàng tinh… với liều cao. Những thuốc hoạt huyết thường dùng là: Đương qui, Đan sâm, Xuyên khung, Xích thược, Sơn tra, Tang ký sinh, Đào nhân, Hồng hoa, Tô mộc, Thủy điệt, Tam thất, với liều thấp hơn. Ngoài ra vì bệnh nhân đau, có thể dùng thuốc an thần như: Phục thần, Táo nhân, Trân châu bột (hòa uống), Long nhãn, Viễn chí, Long cốt, Mẫu lệ.

Trường hợp dương hư dùng Quế chi, Phụ tử, Dâm dương hoắc; Ngực đầy tức có đờm thêm Xương bồ, Viễn chí, Toàn Qua lâu, Phỉ bạch để tuyên tý, thông dương.

Khí âm lưỡng hư: Ngoài cơn đau thắt ngực thỉnh thoảng tái phát, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, thiếu hơi, bứt rứt, miệng khô, họng khô, táo bón, hơi sốt, mồ hôi trộm, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác vô lực hoặc mạch Kết Đại.

Điều trị: Bổ khí âm, kèm hóa ứ. Dùng bài Sinh Mạch Tán Gia Vị: Nhân sâm (hoặc Tây dương sâm) 8-12g, Mạch môn 12-16 g, Ngũ vị tử 4-6g, Sinh Hoàng kỳ 20g, Huyền sâm, Sinh địa, Ngọc trúc, Bạch thược đều 12g, Xích thược l2g, Đan sâm 12g, Toàn qua lâu 12g, Chích thảo 4g, Đào nhân 10g.

Âm Hư Dương Thịnh: Váng đầu, hoa mắt, mặt đỏ, bứt rứt, dễ tức giâän, lòng bàn chân tay nóng, táo bón, mạch Huyền, Hoạt, Sác, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng, khô. Huyết áp thường cao.

Điều trị: Tư âm, tiềm dương. Dùng bài ‘Thiên Ma Câu Đằng Ẩm gia giảm: Thiêm ma 10g, Câu đằng 12-16, Thạch quyết minh 20g (sắc trước), Chi tử 12g, Cúc hoa 12g, Tế sinh địa 16g, Huyền sâm 12g, Mạch môn, Hạ khô thảo, Bạch thược, Xuyên Ngưu tất đều 12g, Đại giả thạch 16g, Trân châu mẫu 8-12g (bột hòa uống), Đan sâm 12g.

Đàm Ứ Uất Kết: Đau ngực, mặt đỏ, bứt rứt, suyễn tức khó thở, nhiều đờm, bụng đầy, táo bón, lưỡi tím thâm, rêu vàng nhớt, mạch Huyền, Hoạt, Sác.

Điều trị: Hóa đờm, hoạt huyết, thanh nhiệt, kiêm bổ Tỳ khí. Dùng bài Nhị Trần Tiêu Dao Tán gia giảm: Trần bì 8-12g, Bạch linh 12g, Bán hạ (chế Gừng) 8-10g, Chích thảo 6g, Đương qui l2g, Bạch thược 12g, Bạch truật 12g, Xích thược 12g, Đan sâm 12g, Đơn bì 12g, Trạch tả 12g, Qua lâu nhân 12g, Bôi mẫu 10g, Đảng sâm 12g, Đại hoàng (sao rượu, cho sau) 4-6g, Chỉ thực 8g, Sài hồ 12g.

Khí Trệ Huyết Ứ : Ngực sườn đầy tức, đau cố định, cảm thấy như nghẹt thở, bứt rứt, dễ cáu gắt, lưỡi thâm, có điểm hoặc vết ban xuất huyết, mạch Huyền, Sáp.

Điều trị: Lý khí, hoạt huyết. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Đan sâm, Đương qui, Bạch thược đều 12g, Chế hương phụ, Uất kim, Xuyên khung đều 8g, Hồng hoa, Đào nhân đều l0g, Qua lâu nhân 12g, bột Tam thất 6g (hòa uống), Sài hồ l2g, Chỉ thực 8g.

Kinh nghiệm của Nhật Bản (Theo ‘ Chinese Herbal Medicine and The ProbLupus ban đỏm Of Aging’):

Đại Sài Hồ Thang: có tác dụng đối với bệnh nhân béo phì, cơ căng. Bài này dùng lâu dài cải thiện được tình trạng cơ thể nói chung và tuần hoàn máu do sự điều chỉnh chuyển hoá gan và thận. Nó vận chuyển những chất cặn bã trong máu cũng như ChoLupus ban đỏsterol qua đường tiêu, tiểu. Các triệu chứng nặng đầu, đau đầu, cứng vai và huyêt áp cao cũng đồng thời biến đi. Vì thế bài này cũng có thể dùng để phòng và trị xơ vữa động mạch.

Bát Vị Thận Khí Hoàn: Điều chỉnh chức năng Thận và cải thiện tuần hoàn.

Tam Hoàng Tả Tâm Thang và Hoàng Liên Giải Độc Thang dùng cho bệnh nhân xơ vữa động mạch có các triệu chứng mất ngủ và táo bón, đầy ở dưới tim.

Bệnh Án Đau Thắt Động Mạch Vành

(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)

Tr­ương XX, nam, 56 tuổi, xã viên, sơ chẩn ngày 21-3-1975. Người bệnh thường vẫn phát sinh hoảng hốt, thở gấp, đau thắt tim ngực không chịu nổi, thường nằm mơ giật mình dậy, đã hơn nửa năm. Đã từng chẩn đoán là đau thắt động mạch vành, dùng không ít các thuốc đông thuốc tây mà không kiến hiệu. Khám thấy dinh dưỡng trung bình, vẻ người buồn khổ, da mềm ­ớt, mặt xanh bệt, nghe phổi bình thường, tiếng tim yếu mà nhanh, tim đập 156 lần/phút, mạch kết đại, rêu lưỡi mỏng trắng. Dùng một thang Phức Phương Đan Sâm Ẩm (Đan sâm 15g, Giáng hương 15g, Mộc thông 12g, V­ương bất l­ưu hành 12g, Tam thất 6g, Thông thảo 3g), thấy các triệu chứng đỡ, bớt hẳn đau ngực, tiếng tim vẫn yếu, tim đập 142 lần/phút, mạch Trầm mà Đại, lại cho uống tiếp 2 thang. Ngày 28 tháng 3 khám lại đã hết đau ngực, không có cảm giác đè nén. Còn hơi thấy tay chân bải hỏai. Đại tiện kết táo, tim còn đập 110 lần/phút, vẫn uống bài trên bỏ Tam thất, V­ương bất l­ưu hành, uống 4 thang. Cảm thấy các chứng đều hết, đã như­ lúc thường. Theo dõi hỏi lại chư­a thấy tái phát, người khỏe mạnh, có thể làm mọi vịêc lao động chân tay ở nông thôn.

Bệnh Án Đau Thắt Động Mạch Vành

(Trích trong Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng)

Uông X, nữ, 59 tuổi, bệnh động mạch vành đã 3 năm, một tháng nay trong ngực bực bội, thở dốc ngày một nặng hơn. Vùng ngực có cảm giác căng thẳng, ngực đầy tức, phiền muộn, mỗi ngày hai ba lần như­ thế, mỗi lần kéo dài từ 1 đến 10 phút. Ăn uống bài tiết đều bình thường. Có tiền sử tăng huyết áp đã 25 năm. Ngày 22-10-1977 vào điều trị ở một bệnh viện, điện tâm đồ sóng T I, II, aVL, aVF, V3-V6 đều ngược rõ, đoạn ST thì V3-V6 đều xuống thấp, xuống thấp nhất là 0,14mm. Điện tâm đồ cho thấy thiếu máu cơ tim rõ rệt. Kết hợp triệu chứng bệnh sử, điện tâm đồ, chẩn đoán là co thắt động mạch vành và cơ tim dưới màng trong tim cứng tắc. Đã từng uống viên Nitrglycerin tác dụng kéo dài và nhiều thuốc khác vẫn không thấy cải thiện các triệu chứng và điện tâm đồ. Ngày 26-10 uống Manh Trùng Gia Vị Thang, đến ngày 9 tháng 11 các triệu chứng ngực bực bội, vùng trước tim căng thẳng, cảm giác đầy trướng đều giảm nhẹ rõ rệt. Điện tâm đồ đoạn ST đi xuống và sóng T đảo ngư­ợc đều chuyển lên, cho là cung cấp máu cho cơ tim có được cải thiện. Tiếp tục dùng thuốc cho đến ngày 20 tháng 12, đoạn ST V2 3,5 xuống thấp 0,2-0,5mm, V4 về đến đường đẳng điện, V2,3,5,6 của sóng T trở thành thẳng đứng, V4 do đảo ngược trở thành thấp bằng, điện tâm đồ lúc đó cơ bản tư­ơng tự điện tâm đồ của bệnh nhân này làm tháng 4- 1977. Xét tình hình bệnh nhân đau động mạch vành đã 3 năm, tăng huyết áp đã 25 năm, động mạch vành cung cấp thiếu đã lâu dài nên không thể có khả năng khôi phục hoàn toàn.

Bàn luận: Manh trùng vị đắng hơi hàn, có tác dụng trục ứ, phá tích, thông lợi huyết mạch. Trên lâm sàng ngoài Manh Trùng Gia Vị Thang ra còn dùng Manh trùng và Huyết Phủ Trục Ứ Thang sử dụng liên hoàn để trị bệnh đau thắt động mạch vành cho 40 ca và dùng độc vị Manh trùng chữa cho 10 ca đau thắt động mạch vành đều có tác dụng làm giảm cơn đau thắt tim, hiệu quả nhanh chóng, đối với những người đã từng dùng các thuốc đông thuốc tây mà ch­ưa thấy tác dụng rõ rệt thì cũng có tác dụng giảm bệnh ở mức độ khác nhau. Người bệnh dùng Manh trùng liên tục lâu nhất tới hơn 1 năm, chức năng gan thận, ăn uống, bài tiết đều không thấy có phản ứng xấu nào rõ rệt cả.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.