BỆNH THỦY THŨNG

BỆNH THỦY THŨNG
BỆNH THỦY THŨNG

A- NGUYÊN VĂN :

Thận giả chí âm dã, chí âm giả thịnh thủy dã(1), phế giả thái âm dã, thiếu âm giả đông mạch dã, cố kỳ bản tạỉ thận, kỳ mạt tạỉ phế (2), giai tích thủy dã.
Thận giả vị chi quan dã(3), quan bế bất lợi, cố tụ thủy nhỉ tòng kỳ loại dã. Thượng hạ dật vu bì phu, cô’ vi phu thũng (4)giả, tụ thủy nhi sinh bệnh dã.
Dũng nhỉ lao thậm tắc thận hãn xuất, thận hãn xuất phùng vu phong, nội bất đắc nhập vu tạng phủ, ngoại bất đắc việt vu bì phu, khách vu huyền phủ(5), hành vu bì lý, truyền vi phu thủng, bản chi vu thận, danh viết phong thủy.
(Tố vấn : Thủy nhiệt huyệt luận)

C-DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Thận ở hạ tiêu thuộc thủy, là âm trong âm, cho nên gọi là tạng của chí âm. Thủy thuộc âm, do thận chủ quản, cho nên nói chí âm là tạng chủ thủy. Phế là thái âm, có chức năng khí hóa thông điều thủy đạo, thận thuộc thiếu âm, chủ thủy vượng vào mùa đông, mạch của nó từ thận xuyên lên can qua hoành cách mô vào tận phế, cho nên nói các chứng bệnh thủy thũng, gốc tại thận, ngọn tại phế, phế và thận đều có thể do tích tụ thủy dịch mà thành bệnh.
Thận ở hạ tiêu, khai khiếu ở nhị âm(tức hậu môn và niệu đạo), là cửa ngỏ của vị, nếu cửa không đóng mở được thì thủy khí sẽ ngưng đọng, đồng khí tương cầu, gây ra bệnh thủy thũng. Thủy khí tràn ngập thượng tiêu và hạ tiêu,đọng lại ở dưới da, thành chứng phù thũng, nên bệnh phù thũng là do thủy khí tích tụ thành bệnh.
Người ỷ mình sức mạnh lao nhọc quá thì thận sẽ xuất mồ hôi, nếu cảm phải phong tà khiến lỗ chân lông bít lại, mồ hôi không chảy vào tạng phủ được, và cũng không vượt ra khỏi làn da, đành phải đọng lại ở lỗ chân lông dưới da, gây ra bệnh phù thũng. Bệnh này gốc ở thận, do cảm phải phong tà nên gọi là phong thủy.

BỆNH THỦY THŨNG
BỆNH THỦY THŨNG

D- CHÚ THÍCH :

(1) Thận giả chí âm dã, chí âm giả thịnh thủy dã, Vương Băng chú :“Âm giả, là chỉ hàn.
Những tháng mùa đông lạnh lẽo, ứng với thận khí, nên gọi thận là chí âm. Thủy vượng về mùa đông, nên gọi chí âm là thịnh thủy”.
(2) Kỳ bản tại thận, kỳ mạt tại phế Thận thuộc kinh túc Thiêu âm, đi từ thận xuyên lên hoành cách mô vào gan và phế, cho nên bệnh thủy thũng gốc ở thận mà ngọn thì ở phế.
(3) Thận giả vị chi quan dã : Sách Loại kinh chú :“Quan là cửa ngỏ nơi ra vào có chức năng lo việc ra vào đóng mở. Thận chủ hạ tiêu khai khiếu ở nhị âm, cơm nước vào dạ dày chất thanh được đưa ra từ tiền âm, chất trọc được đưa ra từ cửa hậu âm, thận khí hóa thì nhị âm thông, thận khí không hóa thì nhị âm bế tắc, thận khí mạnh khỏe thì nhị âm điều hòa, thận khí hư thì nhị âm không khống chế được, cho nên gọi thận là cửa ngỏ của vị.
(4) Phu thũng: Chỉ thủy khí tràn ra dưới da thành chứng phù thũng. Chữ phu đồng nghĩa chữ bì phu.
(5) Huyền phủ Chỉ lỗ chân lông.

BỆNH THỦY THŨNG
BỆNH THỦY THŨNG

E- LỜI BÀN :

Bệnh thủy thũng được đề cập trong đoạn kinh văn này thuộc về phong thủy, cơ chế bệnh sinh gốc ở thận mà ngọn thì ở phế và da, đồng thời có liên quan trực tiếp với sự vận hóa của tỳ vị.
Trên lâm sàng thường thì phong thủy do tác nhân gây bệnh phong tà, cũng có chứng thủy thũng do tác nhân thấp khí thịnh, hoặc do can khí hư, thấp khổn, huyết ứ, hoặc do tỳ khí, tỳ dương hư, chứng phế thủy thũng thì do phong hàn, phong nhiệt, đờm ẩm, chứng thạch thũng thì do thận dương hư vv… Tóm lại. tất cả các chứng bệnh đều có liên quan đến chức năng khí hóa của tạng thận, phế và tỳ vị.

BỆNH THỦY THŨNG
BỆNH THỦY THŨNG
Bài trướcBỆNH BA KINH ÂM, BA KINH DƯƠNG
Bài tiếp theoHUYẾT CHỨNG

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.