ĐẠI CƯƠNG

Viêm niệu đạo là sự đáp ứng của niệu đạo đối với hiện tượng viêm do bất cứ tác nhân gây viêm nào.

Đặc điểm: Luôn luôn có tiết dịch niệu đạo với với sự gia tăng số lượng bạch cầu trong dịch tiết. Dịch tiết sinh lý bình thường có < 5 tế bào bạch cầu/vi trường.

Ngoài tiết dịch là chủ yếu, triệu chứng khác của viêm niệu đạo còn có: tiểu nóng rát hoặc đau buốt hoặc bệnh nhân có cảm giác nhật, cảm giác kiến bò ở phần 1/3 đầu của niệu đạo.

Viêm niệu đạo được phân thành hai loại: Viêm niệu đạo do Lậu khi phát hiện được Neis­seria gonorrhoeae và khi không xác định được thì gọi là viêm niệu đạo không do Lậu. Tuy nhiên, một người mắc bệnh Lậu có thể kèm theo viêm niệu đạo không do Lậu.

CĂN NGUYÊN

Căn nguyên chủ yếu của viêm niệu đạo là do Lậu cầu khuẩn và các tác nhân không do Lậu.

Trong các nguyên nhân không do Lậu, phần lớn là do Chlamydia trachomatis. Ngoài ra còn có các tác nhân như Ureaplasma urealyticum, Trùng roi, Nấm men. Các nguyên nhân khác rất hiếm như cầu khuẩn, viêm niệu đạo kích thích do tác nhân hóa học.

Lậu cầu

Lậu cầu có hình dáng như hạt cà phê, xếp từng cặp (song cầu khuẩn), là cầu khuẩn gram âm, được nhìn thấy trong tế bào bạch cầu đa nhân trung tính.

Hiện nay Lậu cầu có sức đề kháng với Penicillin và các thuốc kháng sinh thế hệ cũ như nhóm Tetracycline, Erythromycine và cả các kháng sinh thế hệ sau này.

Rất phổ biến ở vùng Châu Phi, Viễn Đông như Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Cam- puchia.

Chlamydia

Là tác nhân chủ yếu của viêm niệu đạo không do lậu và đứng hàng đầu trong tất cả các loại viêm niệu đạo.

Nhiễm Chlamydia đường sinh dục rất phổ biến trong những người quan hệ tình dục đồng giới (Men who have Sex with Men – MSM).

ở Việt Nam, trước đây hầu hết các trường hợp viêm niệu đạo là do Lậu cầu, hiện nay Chlamydia trachomatis là nguyên nhân gây viêm niệu đạo ngày càng thường gặp, đặc biệt ở những bệnh nhân trẻ tuổi.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán viêm niệu đạo dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm:

Triệu chứng lâm sàng

Điều cần nhấn mạnh trước tiên là nhiều trường hợp viêm niệu đạo không có tiết dịch nhiều chỉ có triệu chứng viêm niệu đạo rất mơ hồ, người bệnh có cảm giác nhột nhạt như kiến bò trong ống tiểu, cảm giác khó chịu trong niệu đạo. Trường hợp điển hình, biểu hiện chủ yếu của viêm niệu đạo là tiết dịch và triệu chứng đau buốt khi tiểu. Tính chất, số lượng của dịch tiết thay đổi tùy theo nguyên nhân và theo tình trạng viêm nhiễm niệu đạo cấp hay mạn tính, mới bị lần đầu hay bị nhiều lần. Thông thường ở người mới mắc bệnh lần đầu, triệu chứng có khuynh hướng nặng hơn. Dịch tiết có thể là chất nhầy trong suốt, có thể là mủ vàng hoặc xanh. Lượng dịch tiết có khi rất ít: chỉ là một “giọt đầu tăm” vào sáng sớm ở lỗ sáo trước khi đi tiểu hoặc khi có tiết dịch nhiều thì rỉ ra tự nhiên ở lỗ sáo. Nói chung biểu hiện lâm sàng của viêm niệu đạo do Lậu thường cấp tính hơn và nặng hơn so với viêm niệu đạo không do Lậu.

Các điểm phân biệt về lâm sàng của viêm niệu đạo do Lậu và không do Lậu:

Viêm niệu đạo do Lậu Viêm niệu đạo do

Chlamydia trachomatis

Thời gian ủ bệnh Ngắn: 3-5 ngày 1-3 tuần
Bệnh cảnh lâm sàng rầm rộ mơ hồ, không rõ ràng
Lỗ tiểu viêm đỏ +++ +
Dịch tiết

tính chất dịch tiết

số lượng

thường là mủ vàng xanh +++ hơi đục hoặc là nhầy trong +

Xét nghiệm viêm niệu đạo

Lấy tiết chất từ niệu đạo ít nhất một giờ sau khi đi tiểu để làm xét nghiệm.

Xác định viêm niệu đạo khi số lượng tế bào bạch cầu trong phết nhuộm gram:

> 5 tế bào/vi trường vật kính dầu.

hoặc > 4 tế bào/vi trường trong 5 vi trường vật kính dầu phóng đại 1000 lần.

Chứ ỷ: Trường hợp có quá ít tiết chất, dặn người bệnh trở lại vào buổi sáng sớm hôm sau và nhịn tiểu trước tiến hành lấy tiết chất.

Xét nghiệm bệnh Lậu

Nhuộm gram: Tìm song cầu khuẩn gram âm hình hạt cà phê nằm trong bạch cầu đa nhân trung tính. Chú ý xét nghiệm nhuộm gram tìm Lậu cầu ở nữ ít có giá trị chẩn đoán mà cần phải cấy Lậu cầu.

Cấy Lâu cầu: Có giá trị chẩn đoán cao ở phụ nữ tuy nhiên xét nghiệm này thường chỉ được thực hiện ở tuyến tỉnh và bệnh viện.

Xét nghiệm tìm Chlamydia trachomatis

Phát hiện Chlamydia trachomatis tương đối khó, đòi hỏi kỹ thuật cao cấp. Xét nghiệm thường dùng là xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang.

BIẾN CHỨNG

Viêm niệu đạo do Lậu hoặc Chlamydia nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng nặng nề:

Viêm mào tinh hoàn.

Vô sinh.

Nhiễm Lậu cầu lan tỏa: Viêm khớp, Dát hóa Lậu ở bàn tay, Viêm màng tim, Viêm kết mạc mắt.

ĐIỀU TRỊ

Viêm niệu đạo do Lậu

Do nhiễm Lậu thường đi kèm với nhiễm Chlamydia cho nên người ta khuyên nên điều trị đồng thời Chlamydia cho tất cả bệnh nhân bị Lậu.

Các thuốc được đề nghị

Ceftriaxone 250mg, tiêm bắp liều duy nhất.

Cefixime, viên 200mg, uống một lần 2 viên, liều duy nhất.

Spectinomycin 2g, tiêm bắp liều duy nhất.

Ciprofloxacin, viên 500mg, uống 1 viên, liều duy nhất.

Chú ý:

Ciprofloxacin không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em và người vị thành niên.

Hiện nay, tại TP Hồ Chí Minh, thuốc này đã bị Lậu cầu đề kháng đến 90% (2006).

Viêm niệu đạo do Chlamydia

Các thuốc được đề nghị

Doxycycline, viên 100mg, uống lúc no, ngày 2 lần trong 7 ngày.

Hoặc Azithromycine, viên 500mg uống một lần 2 viên, liều duy nhất.

Các thuốc thay thế

Amoxicillin, viên 500mg, uống 3 lần/ ngày trong 7 ngày.

Hoặc Erythromycine, viên 500mg, uống 4 lần/ ngày trong 7 ngày, uống lúc no

Hoặc Tetracycline, viên 500mg uống 4 lần/ ngày trong 7 ngày.

Chú ý:

Erythromycine: uống lúc no

Doxycycline và các thuốc khác thuộc nhóm Tetracycline không được dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 12 tuổi.

Bài trướcGiảm thính lực trẻ em và người lớn – Chẩn đoán và điều trị
Bài tiếp theoLiên quan giữa nhiễm HIV và bệnh lây truyền qua đường tình dục

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.