Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn do dùng thuốc có thể xảy ra với người dùng thuốc đó. Không phải tất cả các bệnh nhân khi sử dụng kháng sinh (KS) đều bị tác dụng phụ. Tỳ lệ bệnh nhân bị tác dụng phụ do dùng thuốc nói chung và kháng sinh nói riêng không nhiều. Có nhiều tác dụng phụ do kháng sinh gây ra, ưong bài này chúng tôi chỉ đề cập đến một vài tác dụng phụ thường gặp.

Kháng sinh có thể gây ra một số triệu chứng ở đường tiêu hóa như nôn ói, tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Một vài loại kháng sinh bên cạnh khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh còn tiêu diệt luôn các vi khuẩn có lợi. Khi phần lớn các vi khuẩn có lợi này bị tiêu diệt, bệnh nhân có thể bị nấm miệng, nấm ờ đường tiêu hóa, đường sinh dục hoặc bị tiêu chảy.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nguy hiểm như điếc, rối loạn đông máu, sỏi thận, da nhạy cảm với ánh sáng. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể bị tình trạng dị ứng với kháng sinh, nhẹ thì nổi mẩn đỏ ngứa ờ da, vừa thì có thể sưng mặt, sưng lưỡi, nặng thì có thể khó thở, trụy tim mạch và có thể tử vong. Cũng cần nói thêm là thuốc sử dụng bằng đường chích thì triệu chứng dị ứng thường xảy ra nhanh hcm và nặng nề hơn.

Nếu bạn nghi ngờ mình (hoặc con bạn) bị tác dụng phụ do kháng sinh, hãy thông báo với bác sĩ. Đặc biệt, nếu đã từng bị dị ứng với một loại kháng sinh cụ thể nào đó, bạn nên thông báo cho bác sĩ mỗi khi được thăm khám vì sẽ giúp cho bác sĩ tránh sử dụng lại loại kháng sinh này. Thông thường, tại Bệnh viện Nhi đồng 1, nếu trẻ được xác định là dị ứng với một loại kháng sinh, kháng sinh đó sẽ được ghi rõ trên bìa sổ khám bệnh của trẻ.

nổi ban, mẩn đỏ ngứa là một trong tác dụng phụ khi dùng kháng sinh
Nổi ban, mẩn đỏ ngứa là một trong tác dụng phụ khi dùng kháng sinh

Những điều cần tuân thủ khi bạn hoặc con bạn phải sử dụng kháng sinh

Kháng sinh chỉ nên sử dụng khi được các sĩ kê toa. Vì bác sĩmới biết được bạn hoặc con bạn có nên dùng kháng sinh hay không? và sẽ chọn lựa kháng sinh phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh.

Liều lượng kháng sinh sẽ quyết định khả năng tác dụng của kháng sinh đối với vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt ở trẻ em, liều lượng được tính dựa trên cân nặng của trẻ. Nếu kháng sinh không đủ liều sẽ không những không có tác dụng trên vi khuẩn mà còn có khả năng làm cho vi khuẩn đó lờn với kháng sinh. Lý do là vì vi khuẩn vẫn còn có thể tiếp tục sinh sôi và tạo nên những cách chống lại tác dụng của kháng sinh. Bạn không nên sử dụng lại kháng sinh đã dùng để điều trị của lần bệnh trước đó hoặc sử dụng kháng sinh của người khác sử dụng còn dư đưa cho bạn. Nếu bạn sử dụng kháng sinh của lần điều trị trước đó cho con bạn, kháng sinh có thể sẽ không có tác dụng vì liều lượng lần trước có thể ít hơn lần này do trẻ tăng cân. Nếu sử dụng thuốc của người khác cho con bạn uống, nếu quá liều có thể làm thận và gan bị tổn thương, nếu không đủ liều sẽ tạo ra vi khuẩn “lờn” thuốc.

Kháng sinh phải được sử dụng đúng thời gian hướng dẫncủa bác sĩ. Không chỉ tại Bệnh viện Nhi đồng 1 mà ở nhiều nước trên thế giới, phần lớn bệnh nhân đều sẽ tự động ngừng kháng sinh nếu bệnh nhân thấy khỏe hơn hoặc cảm giác như là bệnh đã khỏi. Tuy nhiên, ngay cả khi các triệu chứng đã hết, các vi khuẩn vẫn có thể còn hiện diện một ít và sẽ sinh sôi phát triển ưở lại nếu không dùng tiếp kháng sinh. Như vậy, nêu bạn không dùng kháng sinh đủ thời gian qui định, bệnh có thể sẽ tái phát trở lại và vi khuẩn “lờn” kháng sinh đó cũnp có thể được tạo ra. Một ví dụ điển hình cũng đang là một mối lo của nhiều nước trên thếgiới, đó là bệnh Lao kháng thuốc. Một người nếu mắc bệnh Lao lần đầu tiên thông thường sẽ được điều trị bằng 4 loại kháng sinh kết hợp trong thời gian là 6 tháng. Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị thì chỉ trong vòng 2 tháng các triệu chứng của bệnh Lao sẽ không còn nữa và đây là thời điểm mà hầu hết bệnh nhân đều tự ý ngưng điều trị tiếp. Một thời gian sau, bệnh Lao sẽ tái phát và lúc này bệnh nhân phải điều trị với 5 loại kháng sinh trong thời gian 8 tháng với khả năng điều trị khỏi hoàn toàn không còn là 100% như trước nữa. Và sau lần 2 nếu bị thất bại thì phần lớn các bệnh nhân tại Việt nam đều chỉ dùng thuốc đê không lây lan trong cộng đồng nữa mà không có thuốc điều trị hết bệnh. Bên cạnh đó, thông thường cần 1 đến 2 ngày để biết được hiệu quả của một loại kháng sinh. Do đó, bạn cũng không nên quá nôn nóng nếu như không thấy bạn hoặc con bạn tốt hơn sau liều kháng sinh đầu tiên.

Không nên để dành kháng sinh và sử dụng cho lần bệnh sau. Bạn nên sử dụng kháng sinh theo đúng thời gian qui định và như vậy, bạn sẽ không còn dư thuốc kháng sinh. Nếu bạn còn dư kháng sinh và để dành sử dụng cho lần sau, ngoài những nguy cơ đã đề cập ở trên thì việc sử dụng kháng sinh để điều trị lần này có thể không hiệu quả do không phù hợp với tình trạng bệnh. Các loại nhiễm trùng khác nhau sẽ cần các loại kháng sinh phù hợp, vì vậy, sử dụng kháng sinh để dành của lần trước có thể không hết bệnh của lần này. Đó là chưa kể đến việc bảo quản kháng sinh không đúng cách có thể làmkháng sinh bị biến chất mất tác dụng hoặc gây ra tác dụng không tốt cho cơ thể.

Không sử dụng kháng sinh mà bác sĩ kê đơn cho người khác. Như đã đề cập ở các phần trước, để quyết định bệnh nhân có cần điều trị kháng sinh hay không và nên sử dụng loại kháng sinh nào, các bác sĩ phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau dựa vào đặc điểm của bệnh nhân đó. Do vậy, kháng sinh bác sĩ sử dụng cho bạn có thể sẽ khác với kháng sinh sử dụng cho người khác. Đặc biệt, ở trẻ em, tất cả các liều thuốc đều phải dựa vào cân nặng của trẻ, do đó, nếu bạn sử dụng kháng sinh của trẻ này cho trẻ khác thì các nguy cơ do sử dụng kháng sinh rất cao.

 

Bài trướcChọc dò tủy sống có đáng sợ không?
Bài tiếp theoKhói thuốc ảnh hưởng thế nào đối với trẻ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.