Bệnh Rubella bẩm sinh là tình trạng bào thai bị nhiễm vi rút gây bệnh Rubella phát triển bất thường thành những dị tật ờ trẻ sau khi sinh ra. Phần lớn những trường hợp Rubella bẩm sinh đều được chân đoán rất muộn. Có những trẻ tử vong trong năm đầu tiên do biến chứng của bệnh, nhiều trẻ lớn lên bị mù, câm điếc, chậm phát triển trong khi những dị tật này có thể phòng ngừa và điều chỉnh nếu được phát hiện sớm.

Những trẻ nào dễ mắc bệnh?

Trẻ sinh ra từ những bà mẹ mắc bệnh Rubella lúc mang thai là trẻ có nguy cơ bị bệnh Rubella bẩm sinh. Nguy cơ cao nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ, 90% các bà mẹ bị nhiễm Rubella trong thời gian này có con sinh ra bị Rubella bẩm sinh. Nguy cơ này giảm đi còn 20% ở tháng thứ tư và ít hơn vào những tháng sau đó.

Những dấu hiệu của bệnh Rubella bẩm sinh

Trẻ bị cườm mắt, điếc, tim bẩm sinh là những bất thường hay gặp ở trẻ bị Rubella bẩm sinh. Cườm mắt làm mắt trẻ không trong mà có ánh trắng. Sợ ánh sáng làm trẻ nheo mắt khi ra chỗ sáng, không điều trị sớm trẻ sẽ mù lòa sau này. 90% trẻ bệnh bị điếc từ khi mới sinh nhưng do thân nhân không để ý nên thường được phát hiện tình cờ rất trễ sau đó. Trẻ bị điếc thường xuyên không quay đầu, không phản úng khi có tiếng động mạnh, để lâu sẽ ảnh hưởng rối loạn ngôn ngữ, hậu quả ưẻ vừa điếc vừa câm, không thể phát triện bình thường. Những dấu hiệu khác có thể gặp là tật đầu nhỏ, mắt nhỏ, xuất huyết, gan lách to, vàng da.

hình ảnh trẻ bị nhiễm Rubella bẩm sinh
hình ảnh trẻ bị nhiễm Rubella bẩm sinh

Trẻ bệnh có nhiều vi rút gây bệnh trong chất tiết cổ họng, trong nước tiểu và là nguồn lây nhiễm cho người tiếp xúc trực tiếp với các chất này hoặc gián tiếp qua các hạt nước miếng bắn ra ngoài không khí khi trẻ khóc, ho, hắt hơi, sổ mũi. Bởi vì thời gian lây lan cho những người xung quanh ít nhất 1 năm sau khi sinh ra nên trẻ cần được cách ly, đặc biệt đối với những thai phụ đến thăm trẻ trong suốt thời gian này.

Phòng tránh bệnh như thế nào?

Biện pháp phòng tránh tốt nhất là chủng ngừa và tránh lây lan. Thuốc chủng ngừa Rubella tiêm cho trẻ tuổi từ 12 đến 15 tháng tuổi, dạng vắc-xin phối hợp với thuốc chủng ngừa sởi, quai bị, Sau đó tiêm nhắc lại liều thứ 2 ở tuổi đi học hoặc trưởng thành.

 

Bài trướcCác câu hỏi liên quan đến bệnh đường hô hấp
Bài tiếp theoCha mẹ phải làm gì khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.