Hỏi: Bệnh tay-chân-miệng diễn tiến như thế nào ?

Trả lời:

Đa số trường hợp bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày. Một số ít trường hợp có biến chứng nặng như viêm não và viêm cơ tim.

Hỏi: Làm thế nào để phòng ngừa bệnh này?

Trả lời:

Hiện nay, do chưa có vắc-xin phòng bệnh, do đó để tránh nguy cơ lây nhiễm, cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây: (1) Rửa tay sạch bằng xà phòng khi nấu thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi tiêu; (2) Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi của trẻ; (3) Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị bệnh; (4) Chỉ ăn thức ăn được nấu chín, uống nước đã đun sôi.

Hỏi: Xin bác sĩ cho biết những dấu hiệu nào cần đưa cháu đến bệnh viện ngay ?

Trả lời: Phân tích tình hình bệnh tay-chân-miệng trong những năm qua, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh cho biết, mỗi năm có hai đợt bệnh tăng cao. Đợt một vào các tháng 3, 4 và 5; đợt hai vào các tháng 9, 10 và 11. Nhằm giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm về bệnh này, chúng tôi đã phỏng vấn bác sĩ Trương Hữu Khanh, người có rất nhiều kinh nghiệm về chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng.

Hỏi: Bệnh tay-chân-miệng có biểu hiện như thế nào? và nguyên nhân do đâu ?

Trả lời:

Loét họng, những nốt hồng ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân là nhũng biểu hiện điển hình của bệnh tay chân miệng. Theo thời gian các nốt hồng ban này biến thành các bóng nước, sau đó vỡ ra và đóng mài. Một số trường hợp hồng ban không

Một trẻ bị bệnh tay-chân-miệng cần đửa đến bệnh viện chuyên khoa ngay khi có một ưong những dấu hiệu sau:

sốt cao (từ 38,5°c trở lên).

Ói nhiều.

Giật mình, hốt hoảng.

Run chi.

Yếu liệt tay hoặc chân.

Hỏi: Gần nhà em có bé trai gần 7 tháng, bị lở chi chít nhiều mụn nhỏ trong miệng, mông và tay chân không nổi bóng nước. Hơn 10 ngày bé hết. Xin hỏi trường hợp này có phải bệnh tay-chân-miệng không?
Em có hai đứa cháu sinh đôi, gần 3 tuổi. Bé trai bị giong cháu bé trên, được chẩn đoán là bệnh tay-chân-miệng thể nhẹ. Khoảng 10 ngày sau bé gái bị sưng nướu răng và sốt cao, được chấn đoán bệnh tay-chăn-miệng nặng và dặn theo dõi sát.
Con trai em gần 2 tuối có sang chơi với hai bé. Xin hỏi con em có thể bị nhiễm bệnh không? Theo em biết bệnh này lây rất nhanh nhưng sao giữa hai bé trai — gái thời gian lây rất xa? Xin bác sĩ tư vấn giúp

Trả lời:

Bé 7 tháng có thể bị tay-chân-miệng thể loét miệng đơn thuần (không có bong nước ở tay chân). Bệnh này có thể tự hết sau 7-10 ngày.

Bé gái 3 tuổi có thể bị tay-chân-miệng thể lờ miệng, sau đó bị bội nhiễm nên bệnh sốt cao và kéo dài hơn.

Bé 2 tuổi chơi chung vẫn có khả năng bị lây. Khi nào bé có xuất hiện triệu chứng thì mới biết chính xác được.

Khoảng cách thời gian lây giữa hai bé mắc bệnh bao lâu không phụ thuộc vào diễn tiến bệnh mà phụ thuộc vào nguồn lây. Thông thường một trẻ mắc bệnh khi hết còn có thể lây cho bé khác trong vòng 7 ngày nữa.

Hỏi: Xin bác sĩ cho biết về tình hình bệnh tay-chân-miệng hiện nay tại Bệnh viện Nhi đồng 1 ?

Trả lời:

Các số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 1 từ các năm trước, có hai thời điểm số lượng bệnh tay-chân-miệng tăng cao là vào tháng 3 và tháng 11, trong đó tháng 11 là thời điểm có số bệnh nhân nhập viện cao nhất trong năm. Trong năm nay, vào thời điểm này là giữa tháng 9, số bệnh nhân nhập khoa Nhiễm của Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tăng gâp 5 lân so với tháng 8. Đã có một số trường họp bệnh nhi bị tử vong rất nhanh vì tình trạng quá nặng.

 

Hỏi: Xin bác sĩ cho biết về nguyên nhân của các trường hợp tử vong này?

Trả lời:

Trên thực tế thì bệnh này có thể diễn tiến nặng rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ nếu bệnh nhân đã có biến chứng thần kinh. Trong các trường họp tử vong mới đây, các dấu hiệu sớm báo hiệu nghi ngờ có biến chứng thần kinh vẫn chưa được người nhà quan tâm đúng mức và bệnh nhi được đưa đi tái khám trễ dù trẻ đã có các triệu chủng báo hiệu. Điều này có thể phản ánh phần nào mối quan tâm của người dân hiện nay về bệnh này: dù đã được thông tin nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, dù đã được dặn dò theo dõi kỹ các dấu hiệu cần đưa trẻ đến khám ngay nhưng người dân vẫn chưa quan tâm đúng mức về mức độ nguy hiểm cũng như về diễn tiến nhanh chóng của bệnh này. Bên cạnh đó, ngay cả các bác sĩ tuyến trước biết thông tin về bệnh tay- chân-miệng nhưng vẫn chưa biết hoặc chưa quan tâm đúng đến những triệu chứng báo hiệu nguy hiểm về các biến chứng của bệnh này. Việc đưa trẻ nhập viện sớm ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ có biến chứng thần kinh sẽ giúp các bác sĩ có nhiều thời gian áp dụng nhiều biện pháp điều trị, qua đó tăng thêm khả năng cứu sống cho trẻ.

Hỏi: Xin bác sĩ cho một số khuyến cáo chung cho cộng đồng nói chung và cho những thân nhân bệnh nhân có con em bị bệnh tay- chân-miệng.

Trả lời:

Tất cả những trẻ bị sốt có loét miệng, nổi ban có bóng nước ở lòng bàn tay bàn chân cần phải nghĩ đến bệnh tay-chân-miệng và nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Đối với những trẻ đã được chẩn đoán là bệnh tay-chân-miệng thì người chăm sóc phải theo dõi sát các dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị bệnh nặng và phải đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Các dấu hiệu báo hiệu bao gồm:

Sốt cao.

Quấy khóc liên tục.

Khó ngủ hoặc ngủ li bì.

Giật mình, hốt hoảng, chới với.

Run giật tay chân, co giật.

Nôn ói nhiều; bỏ bú.

Yếu liệt tay chân.

Da nổi bong.

Hỏi: Được biết Ban Giám đốc Bệnh viện đã có những hoạt động để đối phó với tình hình bệnh tay-chân-miệng hiện nay, xin bác sĩ cho biết thêm chi tiết.

Trả lời:

Công tác phòng chống bệnh tay-chân-miệng là một hoạt động thường xuyên hàng năm của Bệnh viện Nhi đồng 1. Bệnh viện đã tổ chức nhiều buổi huấn luyện cho các bác sĩ và điều dưỡng trong bệnh viện cũng như các bệnh viện tỉnh khu vực phía Nam cũng như các bệnh viện, trung tâm y tế quận huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện cũng đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về bệnh tay-chân-miệng cho các bà mẹ. về phía hợp tác quốc tế, bệnh viện đang có dự án hợp tác nghiên cứu, điều trị bệnh tay-chân-miệng với Viện Nghiên cứu sức khỏe quốc gia Đài Loan, sắp tới, Bệnh viện Nhi đồng 1 là Chủ đầu tư của dự án “Chương trình phòng chống bệnh tay- chân-miệng” trên địa bàn thành phố dưới sự giám sát của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, bệnh viện đang tiến hành in tờ bướm về bệnh tay-chân-miệng để có thể giúp bệnh nhân ghi nhớ và kịp thời phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị bệnh tay-chân-miệng nặng để có thể đưa trẻ đến sớm hơn.

Bài trướcDấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng
Bài tiếp theoBệnh tiêu chảy cấp do rotavirus

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.