Sự suy giảm nội tiết tố testosterone lệ thuộc nhiều yếu tố

Nguyên nhân Tuổi tác

Testosterone được sản sinh từ tinh hoàn (> 95%) và tuyến thượng thận (4%).

Tuổi càng cao. các tổ chức trong cơ thể đều dần dần bị suy thoái. Tinh hoàn tuyến thượng thận cũng nằm trong quy luật chung đó.

Sự suy giám testosterone bắt đầu xảy ra từ 30 tuổi. Hàng năm sự sản xuất testosterone giảm từ 0.8% – 1,3% và giảm từ 30% đến 50% ở tuổi 50-70 tuổi.

Feldman (2002) nghiên cứu hồi cứu trên 1709 đàn ông da trắng và theo dõi 10 năm trên 1.156 đàn ôns từ 40 – 70 tuổi cho thấy:

  • Testosterone tự do giảm 2,8% mỗi năm
  • Testosterone toàn phần giảm 1.6% mỗi năm
  • Testosterone gắn albunine giảm 2,5% mỗi năm

Vermeulen đã nghiên cứu trên 300 nam giới từ 25 100 tuổi cho kết luận: Testosterone tự do giảm 1,2% hàng năm trong khi testosterone toàn phần giữ ổn định cho đến 55 tuổi và sau đó giảm 0,85% hàng năm. Morley ở New Mexico nghiên cứu trong 15 năm trên 77 nam giới cho kết quả: lượng Testosterone trong máu giảm lừ tuổi 60 trở lên là 1,1 nanogam/1ml hàng tuần.

Tại những lý do ớ tinh hoàn:

  • Giảm số lượng tế bào Leydig
  • Tãng xơ hoá và các thay đổi thoái hoá khác ở tinh hoàn
  • Giảm tuới máu tinh hoàn gây thiếu oxy ở các mô
  • Thay dổi trong tổng hợp steroid do tình trạng thiếu oxy ở các mô gây giảm tổng hợp DHEA

Do phá vỡ sự cân bằng điều chỉnh nội tiết tố

Sự suy giảm nội tiết tố testosterone ở người già liên quan đồng thời chức năng của tinh hoàn và sự điều chỉnh nội tiết tố Gn RH vùng dưới đồi. Nội tiết tố GnRH tác động lên tuyến yên để sản sinh ra nội tiết tố LH và FSH. Nội tiết tố LH tác động lên tế bào Leydig ở tinh hoàn để sản sinh ra nội tiết tố testosterone (46). ở người mạnh khoẻ, sự xuất tiết của nội tiết tố testosterone vừa đủ trong khu vực bình thường. Nhưng ở người già đồng nghĩa với việc suy thoái giảm thiểu số lượng các tế bào Leydig ở tinh hoàn cho nên dù nội tiết tố LH có tăng lên mãi đôi khi vượt khung tối đa của bình thường nhưng lượng nội tiết tố testosterone vẫn suy giảm (18,21,23,30)

Một số nguyên nhân khác

Di truyền

Nếp sống sinh hoạt

  • Dinh dưỡng: Chế độ ăn uống làm thay đổi lượng SHBG. Chế độ ăn uống nhiều chất sơ hoặc rau cỏ làm tăng lượng SHBG làm giảm Ngược lại chế độ ăn nhiều chất béo, đạm sẽ làm tăng lượng nội tiết tố testosterone. Một số công trình nghiên cứu so sánh giữa hai nhóm nam giới tuổi từ 19 56 tuổi. Một nhóm ăn nhiều chất béo và một nhóm ăn nhiều chất sơ trong 10 tuần lễ. kết quả nhóm ăn nhiều chất béo có nồng độ testosterone trong máu cao hơn nhóm ăn nhiều chất sơ. Điều quan trọng nữa là năng lượng ảnh hưởng nhiều đến sự xuất tiết nội tiết tố nam giới. Trong một nghiên cứu, trên một đơn vị tân binh trẻ, phải tập luyện chịu đựng bốn vòng hành quân chiến đấu liên tục thật sự trong trận mạc, năng lượng mất đi hàng ngày 1000 1200 kilocalo trong 8 tuần lễ. Kết quả cho thấy lượng testosterone trong máu của những tân binh này giảm thấp tới mức độ gần như những người bị thiến mất 2 tinh hoàn.
  • Ảnh hưởng nhiễm độc

Ở tất cả lứa tuổi, lượng testosterone máu tăng từ 5% – 15% ở các người hút thuốc lá so với những người không hút thuốc lá.

Lượng testosterone máu giảm trên những người nghiện rượu, những người có bệnh ung thư tuyến tiền liệt và những người bị sơ gan do rượu.

  • Sang chấn tinh thần

BỊ stress, chấn thương, trải qua phẫu thuật hoặc nằm viện lâu ngày trong các bệnh suy thận mạn tính, suy gan mạn tính hoặc kém dinh dưỡng thường xuyên cũng gây nên tình trạng giảm nội tiết tố testosterone máu.

  • Dùng thuốc quá nhiều các loại Glucocorticoide hoặc các loại thuốc đối kháng với nội tiết tố nam giới trong điều trị dài ngày cũng gây nên tình trạng giảm nội tiết tố testosterone máu.
  • Sự rối loạn một số nội tiết tố trong cơ thể có thể ảnh hưởng tới sự xuất tiết nội tiết tố testosterone. Thí dụ:
  • Các nội tiết tố tuyến thượng thận như DHEA, SDHEA suy giảm sẽ làm cho nội tiết tố testosterone giảm theo.
  • Sự tăng tiết nội tiết tố Prolactine tại tuyến yên quá mức bình thường cũng làm cho nội tiết tố testosterone giảm thấp.

Sự suy giảm nội tiết tố testosterone có phải là một dấu hiệu bệnh lý lâm sàng?

Trong cơ chế sinh lý bình thường, nội tiết tố testosterone ảnh hưởng rất nhiều tới sự hoạt động, phát triển của nhiều tổ chức trong cơ thể con người như bộ não, thần kinh, gan, thận, hệ thống cơ xương – khớp, hệ thống tạo máu, tinh hoàn, Thượng thận (xem chi tiết trong phần vai trò của nội tiết tố testosterone bài rối loạn cương dương của Trần Quán Anh trong quyển sách này). Do vậy sự tăng, giảm lượng testosterone ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình hoạt động của các tổ chức trên. Hàng loạt các thay đổi bệnh lý sẽ xuất hiện và trong điều trị, việc bồi phụ testosterone cho bệnh nhân đã có tác dụng cải thiện rõ rệt các triệu chứng bệnh lý.

Có thể kết luận: Mãn dục nam giới là một bệnh. Giá trị vàng trong việc chẩn đoán là lượng nội tiết tố testosterone trong máu giảm thấp dưới mức bình thường.

Bài trướcThế nào là mãn dục nam giới?
Bài tiếp theoTriệu chứng và chẩn đoán chứng Mãn dục nam giới

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.