• Vai trò của các nội tiết tố sinh sản.

Một số nội tiết tố sinh sản giữ vai trò quyết định trong việc sản sinh tinh trùng nói chung cũng như trong từng giai đoạn biệt hoá của tinh trùng (xem phần nội tiết tố sinh sản). Những bệnh lý gây rối loạn về nội tiết tố sinh sản dẫn tới một sự thay đổi rất lớn về số lượng và chất lượng của tinh trùng.

  • Nhiệt độ

Tinh trùng chỉ được tạo thành và phát triển ở môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của cơ thể từ 1-2 độ. Chính vì vậy, theo quy luật tự nhiên, trên cấu trúc cơ thể nam giới bình thường, tinh hoàn nằm ở bìu được che chở bởi lớp da và 7 lớp cơ Dartos của bìu. Có thể ví bìu như một hệ thống điều hoà nhiệt độ tự động. Tuỳ theo nhiệt độ nóng, lạnh của môi trường bên ngoài trong các xứ sở có thời tiết ôn hoà hoặc khắc nghiệt, các lớp cơ

Dartos ở bìu sẽ tự động co giãn để điều chỉnh sao cho vùng tinh hoàn luôn luôn giữ được nhiệt độ thích hợp nhất thuận lợi cho việc sản sinh tinh trùng (luôn luôn thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1-2 độ).

Một số bệnh như : tinh hoàn trong ổ bụng, tinh hoàn ẩn, tinh hoàn không xuống bìu, dãn tĩnh mạch tinh, nước màng tinh hoàn… làm tăng nhiệt độ vùng tinh hoàn ngang với nhiệt độ cơ thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất tinh trùng bình thường. Vì vậy trước khi muốn điều trị để cải thiện số lượng và chất lượng của tinh trùng thì phải điều trị những căn nguyên trên.

  • Độ pH của tinh dịch

Tinh trùng thích hợp và hoạt động mạnh ở môi trường trung tính hoặc hơi kiềm. Trong môi trường acid nhẹ, hoạt động của tinh trùng sẽ giảm đi. Trong mồi trường acid mạnh, tinh trùng sẽ bị tiêu diệt. Chính vì vậy, trước đây một số thuốc tránh thai đặt vào âm đạo người phụ nữ trước khi giao hợp dựa trên nguyên tắc tạo ra trong âm đạo một môi trường acid mạnh.

  • Kháng thể chống tinh trùng

Tinh trùng có thể bị tiêu diệt bởi kháng thể chống tinh trùng có trong máu hoặc dịch thể của chính người đó. Sự xuất hiện kháng thể chống tinh trùng tại bản thân có rất nhiều nguyên nhân trong đó có vấn đề thắt ống dẫn tinh triệt sản, ứ trệ tinh trùng kéo dài… (xem phần kháng thể chống tinh trùng).

ở phụ nữ, có một số người có kháng thể kết gắn tinh trùng nên rất dễ thụ thai; ngược lại, một số khác lại có kháng thể tiêu diệt tinh trùng cho nên không thể nào thụ thai được. Điều đó có thể giải thích được ở những cặp vợ chồng có sức khoẻ sinh sản bình thường nhưng không có con, đến khi chia tay nhau thành lập những gia đình mới thì cả hai đều có con.

  • Một sô bệnh đặc hiệu

Một số bệnh như viêm tinh hoàn thể ourlienne do quai bị, một số bệnh viêm tinh hoàn, viêm đường sinh dục do lao, giang mai… làm thương tổn đến tế bào dòng tinh ảnh hưởng đến việc sinh sản tinh trùng.

  • Rượu, thuốc lá, ma tuý làm giảm khả năng sinh sản tinh trùng
  • Các tia X, các tia phóng xạ, chất độc màu da cam ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và biến dạng tinh trùng.
  • Yếu tố tinh thần – Stress kéo dài cũng có thể làm giảm khả năng sinh sản tinh trùng.
Bài trướcCấu tạo và các giai đoạn biệt hóa Tinh trùng
Bài tiếp theoTinh Dịch – Chức năng, thành phần và xét nghiệm

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.