Lịch sử: Kỹ thuật nối ống dẫn tinh vẫn có khó khăn, vì lòng ống quá bé (0,3-05mm), thành ống lại xơ, dày “Về nối ống dẫn tinh không chỉ là phẫu thuật luôn khó khăn về kỹ thuật mà sự thành công về mặt lưu thông không phải luôn đạt được khi tiến hành với giá đắt” (0’conor 1948) Trải qua từ phẫu thuật quy ước, sự trợ giúp của kính loupe, đến vi phẫu; hoặc phẫu thuật trợ giúp của keo gián hay Laser. Trong phẫu thuật có đặt ống thông nòng hoặc không, và loại vật liệu làm ống thông nòng có thể là chỉ dexon; sợi catgut; hay dây kim loại. V.J.O’conor là người đầu tiên công bố kết quả nghiên cứu nối ống dẫn tinh.về kỹ thuật

O’conor giới thiệu 2 phương pháp, nối tận-tận, hoặc, bên-bên và đều đặt ống thông nòng. Ông thông nòng có thể là sợi tơ tằm, chỉ catgut, lông đuôi ngựa, sợi kim loại không ri. Fletcher, c, Derrick. JR, w. Yarbrouch và Janin D’gostino (1973) đã gửi 2775 bản câu hỏi tới các thành viên hộ’ tiết niệu Hoa kỳ, thu được 1363 bản trả lời (49,12%), trong đó 831 (61%) chưa hề quan tâm tới loại hình phẫu thuật này, 542 (39%) đã mổ >1 lần.

Trong nước: Nối ống dẫn tinh sau thắt triệt sản trong nước được làm đầu tiên bởi Trần quán Anh (1992), sau đó Nguyễn Huy Phan(1995). Sau này Trần Quán Anh, Nguyễn Bủn Triều, Trần Thị Trung Chiến, Phạm Gia Khánh, Lê Văn Vệ. Đã tiến hành nối ống dẫn tinh thực nghiệm và trên người (2000).

Bộc lộ – Chuẩn bị ống dẫn tinh

Sau khi rạch da, bộc lộ tổ chức xung quanh, đến ống dẫn tinh, dùng kìm Babcock cặp trên và dưới vị trí thắt ống dẫn tinh.Tiếp tục phẫu tích, tách rời 2 đầu ống dẫn tinh khỏi bó mạch thần kinh một đoạn mỗi đầu khoảng 2-2,5cm, không nên bóc tách hết lớp vỏ bóng bên ngoài của nó. Đặt một sợi chỉ vòng dưới 2 đầu ống dẫn tinh, rồi cặp lại thay cho kìm Babcock (nếu không có thay bằng Aliss) để thuận lợi cho việc cắt 2 đầu ống dẫn tinh sau này.

Tiến hành cắt bỏ 2 đầu ống dẫn tinh bị thắt, đoạn cắt bỏ phụ thuộc vào kỹ thuật thắt ống dẫn tinh trước đây. Nhưng thông thường đoạn ống dẫn tinh cắt bỏ ở mỗi bên chừng 2-2,5mm kể từ nốt thắt là đủ. Nếu có u hạt thì cắt bỏ luôn, vì u hạt tinh sẽ là nguyên nhân gây hẹp miệng nối sau phẫu thuật.

Nếu sau khi cắt bỏ 2 đầu ống dẫn tinh thắt trước đây, đoạn ống dẫn tinh còn lại bị ngắn, 2 đầu cách xa nhau. Làm thủ thuật giải phóng tiếp 2 đầu ống dẫn tinh. Dùng đầu ngón tay trỏ lót một lóp gạc mổ tách ống dẫn tinh khỏi tổ chức xung quanh có thể đến tận lỗ bẹn ngoài, thậm chí vào tận lỗ bẹn trong (khi cần thiết). Động tác này sẽ bảo tồn được bó mạch thần kinh ống dẫn tinh. Khi ống dẫn tinh thiếu quá nhiều, phẫu tích tách vào phần xoắn tận bao mào tinh. Thủ thuật này có thể kéo dài thêm 4-6cm.

Nếu sau khi làm 2 thủ thuật trên mà đoạn ống dẫn tinh vẫn chưa đủ hay miệng nối vãn có thể căng. Tiến hành mở rộng đường rạch lên trên tận lỗ bẹn trong, để giải phóng thêm chiều dài của ống dẫn tinh.

Sau khi giải phóng ống dẫn tinh, tiến hành cắt bỏ 2 đầu ống. Sau khi cặp ống dẫn tinh qua cặp sóng đôi, dùng dao mổ cực sắc, cắt qua khe của cặp. Đoạn ống dẫn tinh cắt bỏ khoảng 2-2,5mm, diện cắt vuông góc với trục của ống. Kiểm tra mặt cắt qua kính vi phẫu có độ phóng đại từ 8-15. Nhìn thấy vòng niêm mạc màu trắng, niêm mạc này có thể co rút ngay sau cắt qua ống dẫn tinh, lóp cơ trơn, xốp và không dai. Nếu máu chảy qua diện cắt nhiều thì dùng dao điện vi phẫu lưỡng cực đốt cầm máu, nếu máu chỉ rỉ ra thì không cần đốt điện nhiều.

Khi cắt qua đầu ống dẫn tinh phần tinh hoàn, thường có dịch đục đùn ra, lấy dịch này phết vào lam kính, pha trong giọt nước muối sinh lý đưa soi tươi đánh giá chất lượng tinh trùng trong dịch đầu ống dẫn tinh. Dịch này được phân thành 5 độ (theoSilber; Belker) như sau:

Độ 1: Tinh trùng có hình thái và di động bình thường .

Độ 2: Tinh trùng có hình thái bình thường, nhưng di động kém.

Độ 3: Dịch ống dẫn tinhcó lẫn đẩu tinh trùng.

Độ 4: Dịch ống dẫn tinh chỉ có đầu tinh trùng.

Độ 5: Dịch ống dẫn tinh không có tinh trùng hoặc đầu tinh trùng.

Như vậy, khi có dịch đầu tinh hoàn chảy ra chắc chắn lòng ống phần tinh hoàn lưu thông. Kiểm tra lưu thông của lòng ống dẫn tinh đầu túi tinh bằng cách cho một catheter mạch máu số 24-25 vào lòng ống, đẩy vào sâu 4-5cm, đôi khi đẩy được sâu hơn. Dùng bơm tiêm lml bơm dung dịch Ringer hoặc NaCl 0,9% qua catheter. Nếu lòng ống dẫn tinh thông thì dịch bơm qua dễ dàng. Nếu không có dịch đùn ra ở ống dẫn tinh đầu tinh hoàn, cũng dùng catheter mạch số 24-25 đưa vào đầu dưới, bơm 0.1- 02ml dung dịch Ringer hoặc NaCl 0,9% qua catheter, thông thường sau đó dịch đục sẽ đùn ra, tiến hành thu dịch để làm xét nghiệm (như trên). Nhiều khi chất đùn ra như kem có màu hơi vàng, sau đó mới có dịch đục hoặc trong theo ra. Nếu vẫn không có dịch chảy ra, tiến hành mở bao mào tinh, kiểm tra xem có tắc mào tinh hay không? Tắc mào tinh được chẩn đoán sau khi mở bao mào tinh, ống mào tinh phía trên giãn, đoạn dưới xẹp. Nếu tắc mào tinh thì tiến hành phẫu thuật nối ống dẫn tinh mào tinh.

Nếu ống dẫn tinh nghi ngờ bị tắc có nghĩa là bơm dịch qua catheter không thấy thông. Tắc có thể một hoặc nhiều chỗ, có thể ngay gần vị trí thắt triệt sản trước đây hoặc trong ống bẹn, hay tắc miệng nối cũ. Lúc này dùng một thông thăm dò bằng sắt có đầu tù thật bé, kích thước khoảng 0,18mm, luồn thật nhẹ nhàng vào lòng ống để xác định vị trí tắc. Nếu vị trí tắc cách diện cắt <5cm, tiến hành giải phóng ống dẫn tinh đến tận lỗ bẹn trong, mở chỗ tắc, kiểm tra phía trên luư thông, tiến hành cắt bỏ đoạn ống dẫn tinh bị tắc và nối tận tận. Nếu có vị trí tắc thứ 2 thì tiến hành nối ống dẫn tinh 2 nơi sau khi cắt bỏ vị trí tắc. Hoặc tiến hành nối ống dẫn tinh từ tinh hoàn bên này với ống dẫn tinh bên kia kiểu bên-bên.

Kỹ thuật

Kỹ thuật mổ bằng mắt thường

Phẫu thuật nối ống dẫn tinh sau triệt sản đã được O’conor mô tả từ năm 1948 trên Journal Urology. Tác giả giới thiệu kỹ thuật của William Quinby. Kỹ thuật được mô tả như sau:

Rạch da theo đường 2 bên bìu, bộc lộ ống dẫn tinh.

Cắt bỏ 2 đầu bị thắt, đoạn cắt bỏ chừng 2-3mm.

Kiểm tra lưu thông của lòng ống.

Nối ống dẫn tinh kiểu: Tận-tận; Tận-bên; hay Bên-bên.

Ống thông nòng có thể là sợi tơ tằm, chỉ lin hay sợi tital và rút ống thông nòng sau mổ 7-10 ngày. Zhu XY; Shi YX (1988), đã sử dụng kỹ thuật nối ống dẫn tinh, trong kỹ thuật có sử dụng kim tiêm như là một giá đỡ, kết quả thu được cũng rất tuyệt vời, nhưng đối tượng trong nhóm nghiên cứu có thời gian thắt ống dẫn tinh nhiều nhất là 1 năm và đường kính 2 đầu ống dẫn tinh không khác nhau.

Đường kính lòng ống dẫn tinh đầu tinh hoàn không giãn, và có kích thước 0,3mm. Ngoài ra chúng ta cũng khó mà dự đoán có phải nối ống dẫn tinh mào tinh hay không, phải cho đến tận trong lúc mổ mới quyết định được. Chính vì những lý do này mà phẫu thuật nối ống dẫn tinh bằng kỹ thuật thông thường không đáp ứng được với nhu cầu của kỹ thuật. So sánh kết quả của phẫu thuật (lưu thông miệng nối và có thai) bằng kỹ thuật này với vi phẫu thì thấp hơn nhiều. Ngoài ra kỹ thuật không thể sử dụng trong đoạn xoắn của mào tinh, mà theo kinh nghiệm của Trần Quán Anh và Lê Văn Vệ cũng như của Marc Goldsstein (1992), thì nối ống dẫn tinh ống dẫn tinh được tiến hành gần 1/2 ở đoạn xoắn của ống dẫn tinh.

Sự trợ giúp của kính loupe

Hiện nay kính loupe có thể có độ phóng đại f = 6-8, đây là độ phóng đại tối thiểu đủ để đảm bảo cho phẫu thuật nối ống dẫn tinh thành công. Tuy vậy do trọng lượng và khả năng phóng đại bị hạn chế nên khi tiến hành phẫu thuật, phẫu thuật viên là những người mới vào nghề mang kính loupe trong khoảng thời gian 2-3 giờ sẽ khó chịu. Nhưng đối với các phẫu thuật viên có kinh nghiệm, thì vấn đề sử dụng kính loupe và kết quả phẫu thuật rất khả quan.

  • Các kỹ thuật vi phẫu

Các phương pháp này này sử dụng kính vi phẫu có độ phóng đại là 6-32. Loại kính 2 mắt dùng cho 2 người hay được dùng trong vi phẫu. Kính có bàn đạp điều chỉnh tiêu cự và trường mổ bằng chân, để 2 tay được tự do thao tác.

Kỹ thuật khâu 1 lớp

Khâu một lớp đạt kết quả tốt, chỉ khi đường kính lòng ống 2 đầu không lệch nhau, miệng nối được tiến hành ở phần thẳng của ống dẫn tinh.

Kỹ thuật khâu 1 lớp: khâu 4-8 mũi toàn thể bằng chỉ monoíile hoặc Vicryl liền kim 9-10/0. Lớp thứ 2 khâu thanh cơ bằng chỉ 7/0. Mục tiêu của khâu tăng cường thanh cơ là để chống căng miệng nối.

Kỹ thuật khâu 2 lớp

Phương pháp này được áp dụng cho cả phần thẳng và phần xoắn của ống dẫn tinh khi có khác nhau rõ rệt về đường kính. (Owen 1997; Silber 1977b). Vật liệu khâu là chỉ Monofile 7- 10/0 gắn kim cong ở 2 đầu.

Kỹ thuật: Bắt đầu khâu lớp niêm mạc mặt trước 3 mũi khâu chỉ 10/0 cách đều nhau. Sử dụng chỉ có gắn kim 2 đầu, khâu từ trong lòng ống ra ngoài để tránh khâu vào niêm mạc thành sau. Sau khi buộc 3 mũi khâu niêm mạc, khâu 2 mũi 9/0 vào giữa vị trí của 2 mũi khâu niiêm mạc, mũi khâu sau này không lấy vào niêm mạc mà chỉ lấy lớp thanh cơ. Rồi khâu tiếp lớp thanh mạc xen kẽ lớp thanh cơ. Sau đó xoay cặp sóng đôi, quay ống dẫn tinh góc 180°, tiếp tục khâu lớp niêm mạc mặt sau 3-5 mũi chỉ 10/0.

Ngay trước khi buộc mũi chỉ niêm mạc cuối cùng, tiến hành bơm rửa lòng ống dẫn tinh bằng dung dịch Ringer có pha heparin để phòng ngừa hình thành cục máu đông. Khi khâu xong lớp niêm mạc thì khâu lớp thanh cơ, các mũi khâu thanh cơ nằm giữa các mũi khâu niêm mạc, nhưng không xuyên qua lớp niêm mạc. Khâu lớp này nhằm mục tiêu làm kín miệng nối. Sau khi buộc chỉ có thể khâu vài mũi thanh mạc bằng chỉ 7-9/0, mũi khâu cũng nằm giữa các mũi thanh cơ, nhằm mục đích tránh căng miệng nối.

Miệng nối ở phần xoắn của ống dẫn tinh

Nối ống dẫn tinh ở phần xoắn đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với miệng nối được tạo ở phần thẳng. Sợ nhất của kỹ thuật là khi giải phóng mặt sau để làm cho ống dẫn tinh dài thẳng ra, dễ làm thương tổn mạch nuôi tinh hoàn và mào tinh, gây hậu quả thiểu dưỡng và xơ hoá sau này. Cần phải tuân thủ các nguyên lý sau để đảm bảo cho thành công của miệng nối không khác gì miệng nối được tạo nên ở phần thẳng.

  • Tiến hành cắt ngang diện vòng tròn của niêm mạc và cơ, vì niêm mạc và cơ ở đoạn này bị biến thành hình elipe nên rất khó làm cho diện cắt niêm mạc và cơ đều được. Thông thường phải cắt từ 5-6 lần mới đạt được một diện cắt đều, đủ máu nuôi dưỡng.
  • Không được giải phóng phần dính tạo nên xoắn để làm thẳng ống dẫn tinh ra. Vì như vậy các mạch nuôi dưỡng rất dễ thương tổn gây xơ hoá và hẹp miệng nối sau này.
  • Bóc tách phần xoắn khỏi mào tinh, động tác thật nhẹ nhàng và thực hiện dưới kính vi phẫu để hạn chế tối đa thương tổn mạch nuôi.
  • Động tác cắt lọc đòi hỏi thuần thục và nhẹ nhàng, nên cắt từng ít một để tránh làm thủng thành ống gây dò tinh dịch của thành ống dẫn tinh sau mổ.
  • Khâu tăng cường miệng nối bằng cách khâu thanh mạc quanh ống dẫn tinh phần thẳng vào tổ chức quanh phần xoắn, làm cho miệng nối ít căng.

Kỹ thuật khâu: có thể 1 hay nhiều lớp đã được mô tả trong phần trên.

  • Nối chéo ống dẫn tinh

Thủ thuật này rất hữu ích, là giải pháp đơn giản được sử dụng để giải quyết những vấn đề khó khăn khác nhau. Chỉ định của thủ thuật cho các trường hợp sau:

  • Tắc ống dẫn tỉnh vùng ống bẹn một bên kết hợp teo tinh hoàn bên đối diện.

Kỹ thuật được tiến hành bằng cách rạch da mở rộng bộc lộ tinh hoàn và ống dẫn tinh hai bên. Tiến hành cắt ngang ống dẫn tinh, nơi tiếp giáp giữa phần thẳng và phần xoắn của tinh hoàn bị teo. Kiểm tra lưu thông ống dẫn tinh này bằng bơm dung dịch nước muối, nếu xác định là thông thì tiến hành cắt ngang ống dẫn tinh bên tắc gần ống bẹn rối tiến hành mở vách bìu. Nối ống dẫn tinh bên thông với ống dẫn tinh của tinh hoàn bên này. Quy trình này thường ít gặp khó khăn so với việc tìm 2 đầu ống bị tắc do chấn thương hay phẫu thuật trước đây.

  • Tắc hoặc teo ống dẫn tinh vùng bẹn và ống phóng tinh cùng bên kết hợp tắc ống mào tinh bên đối diện.

Phẫu thuật được tiến hành nhằm tạo nối ống dẫn tinh- ống dẫn tinh, thay thế cho 2 miệng nối ống dẫn tinh-mào tinh và ống dẫn tinh-ống dẫn tinh. Thì kết quả thu được sẽ cao hơn.

  • Chuyển vị trí của tinh hoàn

Sau khi tạo hình miệng nối của ống dẫn tinh đầu túi tinh bên này với ống dẫn tinh đầu tinh hoàn bên kia, đôi khi miệng nối căng có nguy cơ thương tổn sau này, chúng ta nên chuyển tinh hoàn từ bên này sang bên đối diện

Kỹ thuật nối ống dẫn tinh của Trần Quán Anh – Lê Văn Vệ

Các phương pháp phẫu thuật đã nêu trên đã thu được nhiêu thành công, tuy vậy trên thực tế lâm sàng nhiều khi gặp những bất thường trong cuộc mổ. Mặt khác đối tượng thắt ống dẫn tinh hiện nay chủ yếu bằng phương pháp không dùng dao, nên đoạn ống dẫn tinh phần tinh hoàn rất ngắn, hơn nữa khi mổ phải cắt bỏ 2 đầu đến tận nơi lành nên lại càng ngắn. Trên thực tế lâm sàng nhiều khi bệnh nhân thắt ống dẫn tinh vào tận nhẩn xoắn của mào tinh, nên kỹ thuật nối tận-bên hoặc bên-bên rất khó khăn.

Trong phẫu thuật chúng tôi đa ra trên cơ sở không cố tình cắt bỏ khối xơ hình thành sau thắt ống dẫn tinh (xem hình 6.4), thủ thuật này có 2 điều lợi. Thứ nhất không mất thời gian bóc tách, cắt bỏ khối xơ, mà thời gian cắt bỏ khối này không phải là nhanh, trong phẫu thuật để cắt bỏ được khối này một cách trọn vẹn không làm tổn thương tổ chức xung quanh, nhiều khi chúng tồi mất hàng chục phút cho mỗi bên. Thứ hai tránh được thương tổn động mạch ống dẫn tinh. Khi quan sát mào tinh và tinh hoàn trên động vật thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy có một số tinh hoàn teo nhỏ. Kiểm tra nguyên nhân gây ra teo tinh hoàn là do tổn thương động mạch ống dẫn tinh. Kết quả nghiên cứu của Urry R. L. cs. [150], Ksenija B. cs(1991)[73] cũng cho thấy trong phẫu thuật mà làm thương tổn động mạch ống dẫn tinh sẽ gây hậu quả tinh hoàn thiểu dưỡng và teo nhỏ, chức năng sinh tinh giảm, thậm chí không còn. Như vậy khi tiến hành phẫu thuật thắt cũng như nối ống dẫn tinh phải thật chú ý bảo tồn động mạch ống dẫn tinh, nếu làm tổn thương động mạch, khả năng cung cấp máu cho tinh hoàn không đầy đủ, gây teo tinh hoàn sau này và kết quả phẫuthuật nối ống dẫn tinh có thành công về lưu thông, cũng khó thành công về chức năng sinh lý. Thủ thuật này của chúng tôi vừa rút ngắn thời gian phẫu thuật lại ngăn ngừa được tổn thương động mạch ống dẫn tinh.

Phẫu thuật nối phục hồi không cắt bỏ khối xơ
Phẫu thuật nối phục hồi không cắt bỏ khối xơ`

Chúng tôi đưa 2 catheter 1ch vào lòng ống, dùng bơm tiêm 1 ml bơm 2-3ml dung dịch ringer để kiểm tra lưu thông ống dẫn tinh đầu túi tinh. Nếu lòng ống dẫn tinh thông, nước bơm qua dễ dàng. Còn đầu phía tinh hoàn khi cắt thường có dịch tinh trào ra.

Nhưng vẫn phải dùng bơm tiêm 1 ml để bơm nước đẩy những sản phẩm thoái hóa của tinh trùng trong lòng ống dẫn tinh ra ngoài. Đưa catheter vào ống dẫn tinh nhằm 2 mục tiêu, thứ nhất bơm rửa làm sạch 2 đầu ống dẫn tinh, thứ 2 là làm nòng tựa thay cho đặt ống thông khi khâu, tránh mũi khâu không xuyên qua từ mặt trước vào mặt sau làm tắc hoặc hẹp miệng nối sau này. Khâu xong chúng tôi mới rút bỏ catheter

Trong những trường hợp lòng ống dẫn tinh đầu tinh hoàn giãn, chúng tôi dùng đầu nhọn của kẹp phẫu tích vi phẫu nong nhẹ nhàng lòng ống dẫn tinh đầu túi tinh, thủ thuật này đã giúp rất nhiều khi khâu nối. Đồng thời điều chỉnh mũi khâu sao cho niêm mạc 2 đầu khớp nhau.

Khâu vết mổ

Nếu đường rạch kéo dài để bộc lộ tinh hoàn, đặt dẫn lưu một hoặc hai bên (phụ thuộc vào mổ 2 bên hoặc 1 bên). Cố định dẫn lưu, khâu cơ bìu, mũi rời chỉ tiêu 4/0, khâu da mũi rời bằng chỉ lin.

Phương pháp đánh giá kết quả phẫu thuật

Từ năm 1948 ơconor đã đa ra tiêu chuẩn đánh giá kết quả của phẫu thuật nối phục hồi ống dẫn tinh. Theo ông, có 2 tiêu chuẩn để đánh giá kết quả, đó là nhận xét tinh dịch đồ và khả năng mang thai của người vợ đối tượng nối ống dẫn tinh sau thắt. Có nghĩa là sự hiện diện của tinh trùng trong tinh dịch đồ sau nối ống dẫn tinh được gọi là thành công về lưu thông giải phẫu, còn sự có thai của người vợ được xem là thành công về sinh lý. Tiêu chuẩn này hiện được các tác giả trên thế giới chấp nhận [29],[45],[55],[76],..và lấy làm tiêu chuẩn để đánh giá kết quả phẫu thuật nối phục hồi ống dẫn tinh sau triệt sản. Có tác giả đặt vấn đề chúng ta nên chăng chụp ống dẫn tinh sau mổ để đánh giá khả năng lưu thông của ống dẫn tinh 1 hay 2 bên, sự tắc hẹp của miệng nối. về phương diện giải phẫu đường kính ngoài của ống dẫn tinh từ l,5-2mm, lòng ống 0.3-0.5mm, để chụp được ống dẫn tinh phải làm thủ thuật “vi phẫu”. Hơn nữa thủ thuật có thể là nguyên nhân làm tắc ống dẫn tinh, trên thực tế không phải bệnh nhân nào cũng có thể chấp nhận chụp ống dẫn tinh sau nối. Có lẽ Payne S.R et al (1985) là người chụp ống dẫn tinh nhiều nhất, trong 8 năm tác giả chụp ống dẫn tinh cho 400 trường hợp. Gồm 250 không tinh trùng trong tinh dịch và 175 vô sinh. Tai biến đáng lưu ý là giảm 8% số lượng tinh trùng ngay sau thủ thuật. Tuy vậy Hartig PR; Meyer JJ[61 ] đã chụp ống dẫn tinh trong khi phẫu thuật nối ống dẫn tinh cho 11/17 bệnh nhân. Kết quả đánh giá lưu thông tức thì, nhưng sau đó 8/11 người sau mổ có tinh trùng trong tinh dịch, theo dõi lâu dài 2 trong số lưu thông đã không còn tinh trùng trong tinh dịch nữa. Theo tác giả chụp ống dẫn tinh trong phẫu thuật không phải là thủ thuật đơn giản, luôn thực hiện được và chụp ống dẫn tinh chỉ có giá trị tức thì, còn kết quả lâu dài khó mà tiên lượng. Vì những khó khăn và tai biến của phương pháp, nên chụp ống dẫn tinh để đánh giá kết quả nối ống dẫn tinh sau thắt triệt sản vẫn cần thảo luận thêm. Cho nên trong đánh giá kết quả phẫu thuật, chúng tôi cũng dựa trên tiêu chuẩn có tinh trùng trong tinh dịch và vợ bệnh nhân có thai sau phẫu thuật nối phục hồi ống dẫn tinh mà 0’conor đa ra từ 1948, hiện nay được sử dụng làm tiêu chuẩn đánh giá kết quả phẫu thuật phục hồi ống dẫn tinh sau triệt sản.

Bài trướcPhẫu thuật nối ống dẫn tinh
Bài tiếp theoLấy tinh trùng từ mào tinh hoàn và ống dẫn tinh để làm ICSI

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.