Xuất tinh đau, xuất tinh không ra tinh

Tuy hiếm gặp nhưng cũng là những lo lắng của nhiều nam giới. Xuất tinh đau đôi khi xảy ra do quá trình viêm và nhiễm khuẩn ở niệu đạo. Niệu đạo chít hẹp do sang chấn cũng gây đau khi đái hoặc khi xuất tinh. Xuất tinh đau không do viêm nhiễm còn là di chứng của bệnh thần kinh làm tổn thương đến tuỷ sống hoặc mạng thần kinh ở tiểu khung (chèn ép hay đứt tuỷ, xơ cứng từng mảng, bệnh lý thần kinh…). Thông tiểu nhiều lần hoặc kỹ thuật vụng về, kích thích bằng dụng cụ sau những lần nội soi cũng đều gây ra những khó chịu nói trên. Điều trị nội khoa và tiết niệu thường đem lại kết quả tốt.

Xuất không ra tinh là sự cố hiếm gặp, mặc dù vẫn cương cứng và ham muốn (gọi là xuất tinh khô nhưng không phải xuất tinh trào ngược vào bàng quang sau phẫu thuật ở tuyến tiền liệt). Không thấy có tinh dịch đôi khi còn làm cho người vợ nghĩ ngờ sự chung thuỷ của chồng.

Xuất tinh có lẫn máu

Tinh dịch có màu sắc khác thường đã có thể gây lo lắng chứ chưa nói đến thấy lẫn máu rõ rệt. Bình thường tinh dịch được xem là tinh khí của con người, có màu trắng đục và sánh dính. Từ trước công nguyên, Hippocrate đã mô tả triệu chứng bất thường này và Ambroise Paré, thầy thuốc ngoại khoa lớn của thế kỷ 19 lần đầu tiên gọi tên triệu chứng này là hémospermie.

Xuất tinh lẫn máu có thể xảy ra cho cả người trẻ lẫn người già, có thể trong lúc mộng tinh hoặc trong quan hệ tình dục. Người bị xuất tinh lẫn máu thường cho là rất đặc biệt nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tỷ lệ xuất tinh máu vi thể (nghĩa là chỉ coi kính hiển vi mới thấy) xảy ra khoảng 1/80 nam giới. Xuất tinh có máu ít khi có cảm giác đau, có khi chỉ xảy ra một lần rồi không bao giờ tái phát nữa nhưng hơn 50% có tái phát. Khoảng cách giữa các lần xuất tinh có máu cũng không biết trước, từ vài ngày đến vài tháng. Vì lo lắng cho nên nam giới thường hạ chế quan hệ tình dục. Có lẽ vì kiêng như thế cho nên nhiều trường hợp đã tự khỏi. Nhưng xuất tinh lẫn máu cũng có thể nặng lên và kèm theo khó đái. Cũng có khi tinh dịch không có màu đỏ mà lại có màu hơi đen, thường do máu biến chất.

Về nguyên nhân, đa số trường hợp xuất tinh có máu là do giãn những tĩnh mạch ở phần sau của niệu đạo – một loại giãn tĩnh mạch gây chảy máu không nhìn thấy bằng mắt thường và làm cho tinh dịch có màu sẫm. Phần sau của niệu đạo là phần niệu đạo đi qua tuyến tiền liệt từ trên xuống dưới. Giãn tĩnh mạch thường thấy ở ụ núi (Veru Montanum) là phần cơ bao quanh lỗ của ông phóng tinh đổ vào niệu đạo, vì thành tĩnh mạch rất mong manh nên dễ vỡ nhưng lại có thể khỏi tự nhiên không cần điều trị. Nếu xuất tinh lẫn máu do vổ tĩnh mạch thì có thể chữa bằng phương pháp đốt điện (qua ống soi niệu đạo, có gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ và chỉ mất vài phút). Những nguyên nhân khác có thể là nhiễm khuẩn; một loại vi khuẩn từ bàng quan hay niệu đạo đều có thể lây nhiễm cho các ống phóng tinh và trong trường hợp này xuất tinh lẫn màu rất kín đáo, khó nhận thấy. Nếu xét nghiệm tinh dịch thấy có bạch cầu và vi khuẩn gây bệnh thì có thể điều trị bằng kháng sinh và thường đem lại kết quả. Sán máng (schistosomia) cũng là một nguyên nhân ở các nước nhiệt đới, loại sán này gây bệnh ở bàng quan nhưng ấu trùng của nó di chuyển khắp cơ thể, tới cả các ống phóng tinh và túi tinh. Cơ thể tự chống đỡ bằng phản ứng viêm và miễn dịch, các mạch máu tại chỗ giãn ra và làm cho tinh dịch có máu.

Ngoài hai nguyên nhân lớn nói trên (giãn tĩnh mạch và nhiễm khuẩn) các nguyên nhân khác hiếm gặp hơn nhưng cũng làm cho tinh dịch có máu gồm: sang chấn niệu đạo, sỏi nhỏ ở tuyến tiền liệt, nang hay pô – líp ở ụ núi, xơ gan kèm cao huyết áp tĩnh mạch và rối loạn đông máu, ung thư tuyến tiền liệt ở người cao tuổi… Vậy khi bị xuất tinh có máu nên gặp thầy thuốc chuyên khoa tiết niệu.

Xem tiếp

http://thuocchuabenh.vn/benh-nam-khoa/xuat-tinh-ra-mau-nguyen-nhan-chan-doan-va-dieu-tri-benh.html

Bài trướcNguyên nhân Xuất tinh ít và cách điều trị
Bài tiếp theoTriệu chứng và điều trị Bệnh Nhiễm Chlamydia trachomatis

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.