Định nghĩa

Chức năng buồng trứng ngừng hoạt động và ngừng hành kỉnh ít nhiều đột ngột.

Căn nguyên

Bắt đầu từ khi buồng trứng ngừng hoạt động, thì không còn bài tiết cả estradiol lẫn progesteron, từ đó dẫn tới tăng hàm lượng gonadostimulin tuyến yên (FSH cà LH). Buồng trứng cũng giảm bài tiết cả androgen.

  • Mãn kinh sinh lý hoặc tự nhiên: tuổi mãn kinh trung bình là từ 50 đến 52 tuổi (sớm nhất là 45 và muộn nhất là 55 tuổi). Đến tuổi mãn kinh thì buồng trứng không đáp ứng với những kích thích của các gonadostimulin tuyến yên (FSH và LH) nữa, tuy hàm lượng của những gonadostimulin trong huyết tương vẫn tăng lên do cơ chế điều hoà trợ động (điều hoà phản hồi) tuyến yên-tuyến sinh dục. Những cơn nóng bừng (bốc hoả) là do những kích thích theo nhịp của vùng dưới đồi thị (cứ 30-60 phút lại có một nhịp) làm cho luteinostimulin (LH) được giải phóng ra theo những nhịp tương ứng.
  • Mãn kinh sớm(trước 40 tuổi): có thể xảy ra không có nguyên nhân rõ rệt, nhất là trong những thể gia đình, hoặc tiếp sau một bệnh nặng. Hành kinh ngừng đột ngột và hội chứng mãn kinh thường dữ dội.
  • Mẫn kinh nhân tạo:do thày thuốc phá huỷ buồng trứng (phẫu thuật cắt bỏ cả hai bên, tia xạ). Hội chứng mãn kinh xuất hiện đột ngột hơn so với mãn kinh sinh lý. Ngoài ra, còn có nguy cơ suy mạch vành.

Triệu chứng

Có ít triệu chứng khách quan khi khám thực thể. Những yếu tố tâm lý và xúc cảm giữ vai trò quan trọng trong triệu chứng học:

THỜI KỲ TIỀN MÃN KINH: trong thời kỳ 3-4 năm trưổc khi hết kinh (vô kinh), đối tượng có thể hành kinh không đều, bị rong kinh, có hội chứng trước hành kinh (tiền hành kinh) và chứng đau vú.

THỜI KỲ MÃN KINH (không hành kinh ít nhất từ một năm):

  • Vô kinh:nếu lại thấy kinh sau khi đã hết kinh (ít nhất một năm) hoặc băng huyết xuất hiện thì phải nghĩ ngay tới ung thư.
  • Rối loạn thần kinh thực vật:có những cơn nóng bừng (bốc hoả), hồi hộp, dễ bị kích thích, huyết áp động mạch dễ thay đổi, nhức đầu. Trong trường hợp mãn kinh nhân tạo thì những rối loạn này rõ rệt hơn.
  • Những biến đổi hình thái:có liên quan tới nhược năng tuyến sinh dục, nhất là giảm thể tích tuyến vú, lông mu và lông nách thưa hơn, người dễ béo, teo tử cung và âm đạo.

Phiến đồ âm đạo thuộc kiểu (typ) giảm estrogen.

  • Những triệu chứng khác:hoặc kích động hoặc mệt mỏi, đau người chuyển từ chỗ này sang chỗ khác (như kiểu bệnh thấp), rối loạn ham muôn tình dục, tăng trọng lượng cơ thể, bàng quang dễ bị kích thích.
  • Loãng xương(xem bệnh này): trong vòng 5 năm tiếp sau khi hết kinh, thì khối lượng xương mất đi trung bình hàng năm khoảng 2%, rồi sau đó thì ổn định mức mất khoảng 1%. Loãng xương là biến chứng chính của thời kỳ mãn kinh, làm cho phụ nữ có thể bị gãy xương ngay bởi những chấn thương nhẹ nhất.

Cột sống bị yếu sẽ kèm theo những biến dạng và chứng đau vùng thắt lưng. Hay xảy ra gãy cổ xương đùi và gãy cổ tay.

  • Biến chứng(hiếm gặp): tình trạng trầm cảm, bệnh loạn tâm thần do thoái triển, giảm dung nạp glucose, đái tháo đường, viêm âm đạo lão hoá.

Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Tăng hàm lượng gonadostimulin trong nước tiểu.
  • Giảm estrogen và 17-cetosteroid trong nước tiểu.
  • Tăng các gonadostimulin (FSH và LH) trong huyết tương.

Những xét nghiệm kể trên chỉ được chỉ định trong trường hợp mãn kinh sổm, và phải được bổ sung bằng khám phụ khoa sâu, và tuỳ trường hợp, làm thêm soi ổ bụng và xét nghiệm kiểu nhân.

Thử nghiệm progesteron: ở một phụ nữ hết kinh đã 6 tháng, nếu cho sử dụng progesterone thì sau 10 ngày sẽ gây ra chảy máu, nếu mức độ ngấm estrogen vẫn cao. Trong trường hợp người phụ nữ này đã mãn kinh thì không gây ra chảy máu.

  • Trắc diện lipid: tăng cáctriglycerid và cholesterol phân tử lượng thấp (LDL), giảm cholesterol phân tử lượng cao (HDL).

Điều trị

MÃN KINH SINH LÝ: liệu pháp tâm lý nếu những yếu tố tâm thần nổi trội. Nếu có những rối loạn thần kinh thực vật và teo âm đạo thì có thể sử dụng estradiol tiêm qua da không liên tục và với liều tối thiểu. Trước khi kê đơn estrogen, bao giờ cũng phải cho đối tượng chụp tuyến vú và làm phiến đồ âm đạo để loại trừ trường hợp có thể xảy ra là ung thư vú hoặc ung thư phụ khoa, đồng thời cũng phải cân nhắc thận trọng giữa nguy cơ và lợi ích tiềm năng của biện pháp điều trị bằng estrogen.

MÃN KINH NHÂN TẠO HOẶC MÃN KINH SỚM: vì bị thiếu hụt estrogen, nên cần chỉ định liệu pháp hormon thay thế, dưới sự giám sát định kỳ bằng phiến đồ âm đạo và phiến đồ nội mạc tử cung, khám tuyến vú (chụp tuyến vú nếu có nghi ngờ), kiểm tra huyết áp động mạch, định lượng lipid máu, và đường huyết. Chống chỉ định liệu pháp hormon trong những trường hợp có tiền sử bệnh huyết khối-nghẽn mạch, viêm gan, ung thư vú.

  • Liệu pháp một hormon sử dụng estrogen tự nhiên với liều đầy đủ cách quãng hoặc không: biện pháp điều trị này chỉ được chỉ định cho những phụ nữ nào đã được cắt bỏ tử cung, vì có nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung có thể dẫn tới ung thư. Liệu pháp estrogen dài hạn còn đang là vấn đề bàn cãi.
  • Liệu pháp hai hormon estrogen- progesteron:nếu tử cung vẫn nguyên vẹn, người ta đề nghị biện pháp điều trị theo chu kỳ bằng estradiol tiêm qua da phối hợp với progestérone không androgen mà tác dụng là làm giảm tăng sản của nội mạc tử cung vốn có khả năng diễn biến tới ung thư.
  • Điều trị tiếp nối:cho estrogen từ ngày thứ nhất tối ngày thứ 25 hàng tháng, sau đó cho estrogen phối hợp với một progestérone không androgen từ ngày thứ 16 tới 25 và cuối cùng thì ngừng điều trị trong một tuần.

– Điều trị gián cách: cho estrogen phối hợp với progesterone trong 25 ngày liền mỗi tháng cách quãng bởi khoảng ngừng điều trị trong 5-6 ngày.

PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG SAU MÃN KINH: estradiol tiêm qua da trong 3 trên 4 tuần mỗi tháng, phối hợp với progesterone không androgen cho từ ngày thứ 18 đến 25 hàng tháng. Biện pháp điều trị này phải quyết định tuỳ theo từng trường hợp riêng biệt. Thật vậy, liệu pháp estrogen dài hạn (lâu hơn 7 năm) có hiệu quả bảo vệ chống lại gãy xương do loãng xương, nhưng lại làm tăng nguy cơ ung thư vú và nếu có cho thêm progesterone phối hợp thì cũng không làm giảm nguy cơ này.

Yêu cầu phải cung cấp cho cơ thể đủ calci. Vitamin D chỉ dược chỉ định cho những người tiếp xúc với ánh sáng mặt trời không đủ hoặc có rối loạn về hấp thụ calci. Hiệu quả và tính vô hại của một số thuốc (fluorur natri, calcitonin, calcitriol, chất gây đồng hoá steroid, diphosphonat) trong phòng ngừa bệnh loãng xương còn phải tiếp tục được chứng minh.

PHÒNG NGỪA NHỮNG BỆNH TIM MẠCH: sau mãn kinh, phụ nữ cũng có những nguy cơ tim mạch giống như nam giới. Biện pháp điều trị hormon thay thế làm giảm nguy cơ này, tuy nhiên lợi ích tiềm tàng này vẫn cần được đánh giá đồng thời với những nguy cơ nó có thể gây ra (ung thư nội mạc tử cung, V..V…).

Bài trướcViêm Niệu Đạo do Chlamydia và Viêm Niệu Đạo không do lậu
Bài tiếp theoNhững biến đổi Hormon khi có thai

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.