Tổng quan về bài thuốc “Thái sơn bài thạch thang”

* Xuất xứ, nguồn gốc

Thái sơn bàn thạch thang” là của Cảnh Nhạc Toàn Thư.

Thành phần gồm có:

Nhân sâm 12g Bạch truật (sao) 12g

Hoàng kỳ (nướng) 12g Thục địa 20g

Đương quy 12g Xuyên khung 04g

Tục đoạn 12g Sa nhân 02g

Hoàng cầm 12g Cam thảo (nướng) 02g

Bạch thược (sao rượu) 12g

Bài thuốc này có tác dụng: an thai, dưỡng thai, trị thai động, không yên.

  • Phân tích các vị thuốc:

– Nhân sâm

+ Tên khoa học: Panax ginseng C.A May

Họ ngũ gia bì

+ Bộ phận dùng: rễ (củ)

+ Tính vị quy kinh: Vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn. Vào kinh phế, thông 12 kinh lạc.

+ Tác dụng: làm thuốc đại ích nguyên khí.

+ Liều dùng: 4 – 40g/ ngày.

– Hoàng kỳ

+ Tên khoa học: Radix Astragali

Họ đậu (Fabaceae)

+ Bộ phận dùng: Rễ to mập, nhiều thịt ít xơ.

+ Tính vi quy kinh: Vị ngọt, tính ấm. Vào kinh phế, tỳ.

+ Tác dụng: trợ khí, cố vệ.

+ Liều dùng: 6 – 40g/ngày.

– Đương quy

+ Tên khoa học: Angelica sinensis.

Họ hoa tán (Umbelliferae)

+ Bộ phận dùng: rễ phơi khô (hay sấy khô của cây Đương quy).

+ Tính vi quy kinh: vị cay, hơi ngọt, đắng thơm, tính Êm. Vào 3 kinh tâm, can và tỳ.

+ Tác dụng: bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều kinh, thông kinh.

+ Liều dùng: 4- 28g/ngày.

– Tục đoạn

+ Tên khoa học: Dipsacus japonicus Miq

Họ tục đoạn (Dipsacaceae)

+ Bộ phận dùng: rễ phơi khô của cây Tục đoạn.

+ Tính vị quy kinh: vị đắng, cay tính hơi ôn. Vào hai kinh can và thận.

+ Tác dụng: bổ can thận, nối liền gân cốt, thông huyết mạch.

+ Liều dùng: 6- 16g/ngày.

– Hoàng cầm

+Tên khoa học: Scutellaria baicalensio Georgi

Họ hoa môi (Lamiaceace)

+Bộ phận dùng: rễ phơi khô của cây Hoàng cầm

+Tính vị quy kinh: vị đắng, tính hàn. Vào sáu kinh tâm, phế, đại trường, tiểu trường, can và đởm.

+ Tác dụng: thuốc trừ nhiệt, thanh hoả.

+ Liều dùng: 6- 50g/ ngày.

– Bạch thược

+ Tên khoa học: Paeonia lactiflora Pall

Họ mao lương (Ranunculaceae)

+Bộ phận dùng: củ cây Bạch thược (tẩm rượu sao qua)

+Tính vị quy kinh: Vị hơi đắng, chát, chua nhiều. Vào bốn kinh tâm, tỳ, phế và can.

+Tác dông: Thanh can, tư âm, liễm âm khí.

+ Liều dùng: 6-12g.

– Bạch truật

+Tên khoa học: Atractylodes macrocephata Koidz

Họ cóc (Asteraceae)

+ Bộ phận dùng: thân rễ (vẫn gọi là củ) của cây Bạch truật

+ Tính vi quy kinh: vị đắng, ngọt, tính ôn. Vào hai kinh tỳ và vị.

+Tác dông: hoà trung tiêu, Ých khí, kiện tỳ, trừ thấp, sinh tân dịch.

+ Liều dùng: 6- 12g.

– Thục địa

+ Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn)

Họ hoa mâm chã (Scrophulariaceae)

+ Bộ phận dùng: củ cây Sinh địa, rồi chế thành thục địa

+ Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính hơi ôn. Vào ba kinh tâm, can và thận.

+ Tác dụng: tư âm dưỡng huyết, thông thận , tráng thuỷ.

+ Liều dùng: 12 – 46g/ ngày.

– Xuyên khung

+ Tên khoa học: Ligusticum wallichii Franch.

Họ hoa tán (Umbelliferae)

+ Bộ phận dùng: thân rễ (vẫn gọi là củ) của cây Xuyên khung

+ Tính vị quy kinh: vị cay, tính ôn. Vào ba kinh can , đởm và tâm bào.

+Tác dông: hành khí, hoạt huyết, khu phong, chỉ thống, bổ huyết.

+LiÒu dùng: 4 – 12g/ ngày.

– Sa nhân

+Tên khoa học: Amomum xanthioides Wall.

Họ gừng (Zingiberaceae).

+Bộ phận dùng: hạt của quả (phơi khô) của cây sa nhân.

+Tính vị quy kinh: vị cay, tính ôn. Vào ba kinh thận, tỳ, vị, kiêm vào phế, đai trường và tâm bào.

+ Tác dụng: hành khi, giảm đau, kích thích tiêu hoá.

+ Liều dùng: 2 – 8g/ ngày.

– Cam thảo

+ Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fish.

Họ đậu (Fabaceae).

+ Bộ phận dùng: rễ to của cây Cam thảo.

+Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính bình.Vào 12 kinh.

+ Tác dụng: bổ tỳ, nhuận phế, ích tinh, điều hoà các vị thuốc.

+ Liều dùng: 2 -20g/ngày.

Bài trướcĐiều trị dọa sẩy thai (động thai) bằng Y học cổ truyền
Bài tiếp theoThuốc nam chữa Bệnh di tinh

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.