Chảy máu mũi là một triệu chứng ít gặp do vậy hiểu biết đúng để xử lý phù hợp vẫn còn hạn chế.

Tại sao trẻ bị chảy máu mũi?

Chảy máu mũi, hay còn gọi là chảy máu cam, là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra mũi trước hoặc chảy ra mũi sau xuống họng. Tại Việt Nam chưa có thống kê về tình trạng này. Tại Hoa Kỳ thì 60%-70% dân số ít nhất một lần trong đời bị chảy máu mũi, nhưng chỉ 10% trong số đó cần can thiệp của y tế.

Niêm mạc mũi rất dễ chảy máu vì có nhiều mạch máu tập trung và mạng lưới mao mạch cung cấp rất dày. Chảy máu mũi có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp hơn cả là trẻ em ở độ tuổi từ 3-8 tuổi. Chảy máu mũi thường được chia làm hai nhóm dựa vào nơi mà máu chảy ra:

Chảy máu mũi trước chiếm 90% các trường hợp chảy máu mũi. Máu thường chảy ra từ các mạch máu ở khu vực phía trước cửa mũi. Chảy máu mũi trước thường là dễ kiểm soát ngay tại nhà hoặc ở cơ sở y tế.

Chảy máu mũi sau thì hiếm gặp hơn, thường gặp ở những người lớn tuổi. Máu chảy ra từ những động mạch ờ phần phía sau của mũi. Những trường họp này thì phức tạp hơn và thường đòi hỏi phải nhập viện để được điều trị bời bác sĩ Tai Mũi Họng.

xử trí khi trẻ bị chảy máu cam
xử trí khi trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu mũi là triệu chứng của nhiều bệnh. Ở trẻ em triệu chứng này thường gặp trong các bệnh lý sau:

Nhóm nguyên nhân thường gặp

Chảy máu mũi vô căn – Đây là nguyên nhân thường gặp nhất chiếm trên 90%, lành tính nhất, tuy nhiên bệnh hay lặp đi lặp lại do vậy thường làm các bậc phụ huynh rất lo lắng.

Nhóm nguyên nhân ít gặp hơn

Dị vật mũi: thường kèm theo thối mũi và chảy mũi, nghẹt mũi một bên.

Viêm mũi xoang.

Một số bệnh lý huyết học: xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy, bệnh thiếu các yểu tố đông máu.

Nhóm nguyên nhân hiếm gặp

Các loại u: u máu vách ngăn hoặc trên cuống mũi hoặc trong hốc mũi, u ác tính xoang hàm, u xơ vòm mũi họng.

Một số bệnh lý dị dạng mạch máu mũi, suy dinh dưỡng.

Bạn cần làm gì khi trẻ bị chảy máu mũi?

Trong đa số các trường hợp các bậc phụ huynh vô cùng bối rối khi thấy trẻ bị chảy máu mũi, nên có cách xử lý không phù hợp.

Chảy máu cam thường xuất hiện bất ngờ nhưng nếu xử trí đúng, hầu hết các trường hợp có thể cầm máu tại nhà mà không bị biến chứng. Các bậc phụ huynh cần biết cách xử trí đúng tại nhà để giúp ưẻ cầm máu nhanh, không bị mất máu.

Các bước xử lý ban đầu trước khi bạn đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất bao gồm:

Xác định bên chảy máu: lau sạch cửa mũi trước hai bên, cho trẻ cúi người về phía trước bạn sẽ dễ dàng xác định được bên chảy máu.

Cầm máu: vì đa số là do chảy máu mũi vô căn do vỡ điểm mạch mũi trước nên bạn chỉ cần cho trẻ nằm nghỉ và dùng ngón tay trỏ đè cánh mũi vào vách ngăn trong 10 phút điểm mạch sẽ tự ngưng chảy máu. Tuyệt đối dặn dò kỹ không cho trẻ nuốt máu vào bụng vì hậu quả sẽ gây nôn ói làm nặng thêm tình trạng của bệnh. Nếu máu có chảy xuống họng bạn cho trẻ nằm nghiêng và dùng lưỡi lùa máu ra mỗi 2-3 phút để theo dõi lượng máu mất.

+ Bình tĩnh và trấn an trẻ.

+ Cho trẻ ngồi cúi về phía trước, tránh cho máu chảy xuống họng.

+ Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi và giữ trong khoảng 5-10 phút để cầm máu, đồng thời dạy trẻ há miệng để thở.

+ Nhổ ra tất cả máu chảy xuống miệng, nếu không làm vậy có thể trẻ sẽ ói ra máu.

Máu vân tiêp tục chảy sau khi bóp mũi 7-10 phút, đã thực hiện 2-3 lần.

Bị chảy máu mũi tái phát nhiều lần trong thời gian ngắn.

Bị hoa mắt, choáng váng, hoặc gần như hôn mê.

Tim đập nhanh hoặc khó thở.

Khạc hoặc nôn ra máu.

Bị phát ban hoặc nhiệt độ cơ thể tăng trên 38,5°c.

Những điều không nên làm

Không bắt trẻ ngửa đầu hoặc nằm xuống khi bị chảy máu cam. Không cho trẻ hỉ mũi mạnh trong vài giờ sau đó.

Làm gì để phòng ngừa chảy máu mũi cho trẻ?

Đa số các ưường hợp đều khó có thể phòng ngừa được do diễn tiến tự nhiên của bệnh hoặc do không tìm thấy nguyên nhân. Tuy nhiên bạn cũng có thể giúp trẻ phòng ngừa được trong một số trường hợp bệnh lý viêm nhiễm, di vật, suy dinh dưỡng bằng cách:

Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ thật tốt.

Giáo dục trẻ phòng tránh tiếp xúc với các vật có kích thước nhỏ dễ trở thành dị vật.

Cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp.

– Theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ, và đưa trẻ đi khám
sức khỏe theo định kỳ hoặc theo lịch hẹn theo dõi của bác sĩ.

Bài trướcPhải làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi
Bài tiếp theoPhòng ngừa và điều trị bệnh viêm xoang ở trẻ em

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.