Ống tai của chúng ta đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình nghe. Vì vậy nếu chúng ta hiểu được phần nào về ống tai và biết cách vệ sinh sẽ hạn chế được các bệnh lý về ống tai và quá trình nghe không bị ảnh hưởng.

Ống tai ngoài của chúng ta được tính từ lỗ tai ngoài đến màng nhĩ. Ống tai được lót bởi da, dưới lớp da có chứa hệ thông tuyên bã. Chất dầu do tuyến bã tiết ra có chức năng giữ lại các hạt bụi trong không khí bay vào ống tai, và như vậy bảo vệ được màng nhĩ. Các tế bào biểu bì của ống tai có xu hướng di chuyên từ phía trong ra phía ngoài ông tai, mang theo chất tiết của tuyến bã kèm các hạt bụi tạo thành ráy tai.

Ráy tai thường có 3 dạng:

Ráy tai ướt.

Ráy tai khô.

Ráy tai cứng.

Do quá trình tự di chuyến ra ngoài của biêu bì ông tai nên chúng ta có thể suốt đời không cần phải lấy rái tai.

Vì một lý do nào đó; hay theo thời gian càng lớn tuổi sự tiết chất bã giảm đi sẽ làm cho ráy tai khô và cứng. Sự tiết nhiều chất bã sẽ làm cho ráy tai ướt, bầy nhầy. Đôi khi ráy tai không di chuyển ra phía ngoài như sinh lý bình thường, làm tích tụ ráy tai có thể bít kín ống tai làm hạn chế đến quá trình nghe.

Khi nào chúng ta cần nghĩ đến vệ sinh ống tai?

Không cần thiết, và cũng không nên vệ sinh làm sạch ống tai. Chỉ nghĩ đến việc làm sạch ráy tai khi có hiện tượng tích tụ nhiều ráy tai, hay có các biểu hiện sau:

Đau tai, cảm giác đầy tai, hay cảm giác tai bị bít kín.

Cảm giác nghe không rõ, trẻ con đôi khi kêu không nghe.

Ù tai, có tiếng ồn trong tai.

Ngứa tai, có mùi hôi, hay có chảy mủ tai.

Trong một số trường hợp hẹp ống tai, hoặc sự bài tiết quá mức do rối loạn bài tiết các tuyến ở ống tai do phản ứng với chấn thương, nhiễm trùng, hoặc do chính bạn vệ sinh tai không đúng cách như dùng que gòn lau chùi ống tai nhưng lại vô tình đẩy ráy tai càng lúc càngsâu hơn ráy tai sẽ tích tụ nhiều không được đẩy ra ngoài theo cách tự nhiên tạo nên nút ráy tai. Những trường hợp này ráy tai phải cần được lấy ra để tránh cảm giác nặng (đầy) tai, hoặc nhiễm trùng gây đau và ngứa ống tai, hoặc gây giảm thích lực tạm thời do tắc nghẽn hoàn toàn hai bên ống tai.

Làm sạch ống tai như thế nào?

Để làm sạch tai có thể dùng tăm bông, thấm nước hơi ẩm rồi lau sạch lỗ ngoài của ống tai, tuyệt đối không dùng tăm bông hay vật gì khác đẩy sâu vào trong ống tai.

Nếu ráy tai nhiều, khô cứng thì có thể dùng các chất dầu mát xa cho em bé, glycerin, hay nước muối sinh lý để nhỏ tai làm mềm ráy tai, để ráy tai dễ dàng đẩy ra ngoài. Chú ý là khi thực hiện nhỏ vào tai những chất kể trên thì phải đảm bảo là màng nhĩ không bị thủng.

Sau khi nhỏ tai từ 3 – 5 ngày mà ráy tai vẫn không ra được thì các bậc cha mẹ nên đem con đến cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ thăm khám và có thể lấy ráy tai ra bằng cách hút ráy tai.

Có nên dùng tăm bông để làm sạch tai thường xuyên không?

Ngoáy tai không đúng cách gây thủng màng nhĩ
Ngoáy tai không đúng cách gây thủng màng nhĩ

Như đã nói ở trên, không cần thiết phải làm vệ sinh tai mỗi ngày. Tuyệt đối bạn không được tự ý ngoáy tai cho bé bằng que nhựa có quấn gòn hai đầu, hoặc lấy ráy tai bằng các dụng cụ bằng kim loại khác vì các nguy cơ sau:

Đẩy ráy tai vào sâu hơn khi ngoáy bằng que gòn.

Trầy xướt gây nhiễm trùng gây sưng đau ống tai khi dùng dụng cụ bằng kim loại không vô trùng.

Rách ống tai ngoài, hoặc thủng màng nhĩ khi trẻ giãy giụa do không được cố định đúng tư thế.

Bài trướcViêm tai giữa tiết dịch, nguyên nhân thầm lặng gây giảm thính lực ở trẻ em
Bài tiếp theoNạo VA bằng shaver một kỹ thuật an toàn và hiệu quả

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.