Lồng ruột là một trong những bệnh cấp cứu ngoại khoa, xảy ra hằng ngày tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Hầu như ngày nào cũng có một vài trường hợp nhập viện, lồng ruột là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em và việc phát hiện sớm bệnh giúp công việc điều trị nhẹ nhàng hon là chỉ tháo lồng bằng hơi mà không cần phải phẫu thuật. Vậy bệnh lồng ruột có những biểu hiện gì và nguy hiểm ra sao, xin mời các bậc phụ huynh xem bài viết dưới đây.

Bệnh Lồng ruột là gì?

Lồng ruột là một trạng thái bệnh lý, một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Khi chui vào kèm theo các mạch máu cũng bị cuốn vào trong lòng đoạn ruột chứa lồng, hậu quả là tạo nên sự thắt nghẹt các mạch máu này khiến tổn thương đoạn ruột bên dưới và chảy máu. Nếu không được điều trị kịp thời khối lồng sẽ bị hoại tử đưa đến thủng ruột, sau đó dịch và phân trong lòng ruột xì ra ổ bụng gây nên viêm màng bụng. Đây là một tình trạng nhiễm trùng nặng nề, có thể dẫn đến tử vong. Thống kê cho thấy 2,5% khối lồng bị hoại tử trước 48 giờ và 82% hoại tử sau 72 giờ.

hình ảnh lồng ruột ở trẻ
hình ảnh lồng ruột ở trẻ

Làm thế nào để nhận biết con bạn bị bệnh lồng ruột?

Cháu bé sẽ có những biểu hiện sau đây:

Đau bụng và khóc thét từng cơn.

Nôn ói nhiều lần.

Đi tiêu ra phân lẫn máu (nếu muộn hơn), thường là tiêu máu đỏ bầm lẫn nhày.

Khi thấy cháu có một trong những triệu chứng trên phải mang cháu đến bệnh viện chuyên khoa khám ngay.

Bác sĩ sẽ làm gì để chẩn đoán bệnh lồng ruột?

Sau khi hỏi bệnh và thăm khám cẩn thận, bác sĩ sẽ cho cháu đi siêu âm bụng tổng quát.

Biến chứng của Lồng ruột là gì?

Nếu không phát hiện kịp thời bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như: Tắc ruột.

Hoại tử gây ra thủng ruột làm phân dò ra ngoài ổ bụng và đưa đến viêm màng bụng.

Sốc nhiễm trùng, có thể dẫn đến tử vong.

Điều trị bệnh lồng ruột như thế nào?

Trường hợp bé được đưa đến sớm và chưa có biến chứng + Bé sẽ được điều trị bằng phương pháp tháo lồng bằng hơi: bơm hơi vào một với áp lực cho phép để đẩy khối lồng ra lại.

+ Phương pháp này an toàn và tỉ lệ thành công là trên 90%.

+ Khi thất bại với tháo lồng bằng hơi thì bé sẽ được mổ để tháo khối lồng ra bằng tay.

Trường hợp bé đến trễ đã có biến chứng

+ Cháu bé sẽ được hồi sức và mổ tháo lồng bằng tay.

+ Đánh giá tình trạng của đoạn ruột bị hoại tử, sau đó cắt nối ruột hoặc đưa ruột ra ngoài tùy tình trạng ổ bụng của bé sạch hay dơ.

Bài trướcChia sẻ kinh nghiệm về phát triển vận động của trẻ
Bài tiếp theoẢnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt lên sức khỏe của trẻ em

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.