1. Đối tượng nào cần đi khám tâm lý

Các trường hợp sau đây cần cấp cứu tâm lý.

  • Bệnh nhi nội trú

Căng thẳng thần kinh (stress) sau chấn thương: trẻ có dấu hiệu dọa tự tử, co giật, đau đầu, đau bụng, chẩn đoán bệnh mạn tính, thông báo tình trạng nguy kịch, mất một bộ phận cơ thể sau phẫu thuật, bị lạm dụng tình dục, bạc đãi. Thân nhân mất bình tĩnh, cáu gắt, than phiền thái độ tiếp xúc của nhân viên y tế.

  • Bệnh nhi ngoại trú

Trẻ có các dấu hiệu báo động dưới đây:

Không tiếp xúc với bạn bè hay gia đình.

Rối loạn trong quan hệ tình cảm.

Học tập sa sút.

Hành vi hung bạo.

Chán đời, kém tập trung.

Viết hoặc vẽ hình mô tả sự chết.

Bỏ nhà.

Chán ăn.

Thay đổi nhân cách.

Rối loạn giấc ngủ.

Lạm dụng rượu hoặc xì ke.

Nói chuyện về tự tử.

Đã có tiền sử dọa tự tử.

cha mẹ cần theo dõi tâm lý của trẻ
cha mẹ cần theo dõi tâm lý của trẻ
  1. Chuyên viên tâm lý can thiệp như thế nào trong trường hợp trẻ dọa tử tử

Việc tiếp xúc thường được bố trí tại một nơi yên tĩnh, riêng tư với thân nhân và bệnh nhi.

  • Tiếp xúc với thân nhân

Thân nhân có những tâm trạng như: chối bỏ, lo âu, buồn sầu hoặc giận dữ. Chuyên viên tâm lý lắng nghe những bức xúc, thắc mắc, trăn trở của thân nhân. Chuyên viên tìm hiểu những yếu tố gây stress cho bệnh nhi, thái độ của gia đình đối với trẻ như nâng đỡ, động viên, trừng phạt, thiện chí của gia đình muốn giúp trẻ vượt qua khó khăn.

Đối với các thân nhân mang mặc cảm tội lỗi, chuyên viên tâm lý giúp thân nhân suy nghĩ cách tích cực hơn và thay đổi phương pháp giáo dục trẻ.

Khi trẻ đã qua khỏi cơn nguy kịch, chuyên viên hướng dẫn thân nhân về một vài kỹ thuật giao tiếp để giảm bớt căng thẳng ở trẻ:

Khi giáo dục kỷ luật, thay thế việc phê phán và trừng phạt bằng sự củng cố tích cực hành vi tốt. Làm nhục một trẻ vị thành niên làm cho trẻ kém giá trị.

Cho phép trẻ sai lỗi. Quá bao bọc hoặc quyết định thay cho trẻ làm cho trẻ kém tự tin.

Đừng buộc trẻ phải thực hiện mọi điều cha mẹ muốn (như kỳ vọng ở trẻ quá nhiều trong học tập, cấm trẻ chơi với bạn bè). Tránh cho trẻ tiếp xúc với những đồ vật nguy hiểm như: thuốc rầy, thuốc diệt cỏ, thuốc an thần.

trẻ-dọa-tử-tử
Trẻ dọa tử tử cần được bố mẹ quan tâm
  • Tiếp xúc với bệnh nhi

Sau khi trẻ đã qua cơn nguy kịch và sẵn sàng tiếp xúc với chuyên viên tâm lý, trẻ sẽ được tiếp riêng tại một nơi yên tĩnh và chuyên viên tâm lý sẽ cùng trẻ suy nghĩ về các điểm dưới đây:

Tình trạng của trẻ trong thời điểm hiện tại.

– Động lực khiến trẻ muốn chết.

Những yếu tố gây stress trong gia đình, nhà trường.

Những cách ứng xử khi gặp căng thẳng.

Những người có thể giúp trẻ vượt qua stress.

Tóm lại, để có thể điều trị trẻ một cách toàn diện, trẻ cần được chăm sóc tích cực về mặt thể chất và tâm lý trong những tình huống nặng. Giúp trẻ vượt qua stress trong môi trường gia đình và xã hội an toàn, góp phần trong sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Bài trướcRối loạn tâm lý ở trẻ em
Bài tiếp theoCác rối loạn tâm lý ở trẻ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.