Châm cứu chữa trịchóng mặt

(Nội Nhĩ Tính Huyễn Vựng Chứng – Hội Chứng Tiền Đình – Vertige – Vertigo – Ménière’s Disease).

A. Đại cương

Chóng mặt là một Cảm giác chủ quan, người bệnh Cảm thấy như mọi vật bị quay tròn hoặc đổ nhào, bập bềnh.

Thuộc phạm vi chứng Huyễn Vựng (Vậng) của Y học cổ truyền.

B. Nguyên nhân

Sách ‘Châm Cứu Học Thượng Hải’ cho là do rối loạn chuyển hóa muối trong nước hoặc mạch máu ở tai trong bị co thắt làm cho dịch bạch huyết tiết ra quá nhiều làm màng trong tai, chỗ mê lộ bị trướng nước, gây ra bệnh.

Theo Y học cổ truyền:

+ Do Can hoả hóa phong vì theo Nội Kinh: “Chư phong trạo huyễn giai thuộc ư Can” (Các chứng phong, chóng mặt, đều thuộc về Can).

+ Do đờm trọc uất trệ hóa Hoả, thanh dương không đưa lên được, trọc âm không đi xuống được, gây ra bệnh.

C. Triệu chứng

Đột nhiên bị chóng mặt, có cảm tưởng như mọi vật xoay chuyển, người bệnh phải nhắm chặt mắt và nằm xuống, nếu không sẽ bị ngã, mắt bị rung giật, tai ù (có khi chỉ bị một bên), thường kèm muốn nôn, nôn mửa, mặt tái xanh, toát mồ hôi lạnh. Cơn chóng mặt xẩy ra có khi dài ngắn không đều, thường thì vài giờ hoặc vài ngày sẽ trở lại bình thường.

Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:

a) Can Phong: Các triệu chứng như trên, thêm miệng đắng, họng khô, cạnh sườn đau, khi tức giận thì bệnh nặng hơn, ngủ hay mê, lưỡi đỏ, mạch Huyền Tế, hơi Sác.

b) Đờm Thấp: Các triệu chứng như trên kèm muốn nôn, nôn mửa, ngực đầy, khó chịu, hồi hộp, ngủ nhiều, ăn kém, sáng dậy hay khạc đờm, rêu lưỡi nhờn, mạch Hoạt.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thanh tiết phong dương, sơ điều kinh khí.

Huyệt chính: Ế Phong (Ttu.17) + Nội Quan (Tb.6).+ Phong Trì (Đ.20) + Thái Xung (C.3) + Thính Cung (Ttr.19)

Kích thích mạnh vừa, vê kim liên tục 10 – 30 phút. Mỗi ngày châm một lần: 5 – 7 lần là một liệu trình.

Đờm thấp ngăn trở ở trung tiêu: thêm Túc Tam Lý (Vi.36), Trung Quản (Nh.12).

Thận suy, phong dương bốc lên: thêm Thái Khê (Th.3) , An Miên.

Ý nghĩa: Phong Trì + Thái Xung để thanh tức phong dương; Ế Phong + Thính Cung để sơ điều kinh khí ở tai; Nội Quan để điều hòa Vị, cầm nôn; Túc Tam Lý + Trung Quản để kiện vận Tỳ Vị, khư? đờm trọc; Thái Khê để bổ Thận; An Miên để an thần.

2- Chi Chánh (Ttr.7) + Phế Du (Bq.13) + Phi Dương (Bq.58) + Tam Tiêu Du (Bq.22) (Tư Sinh Kinh).

3- Giải Khê (Vi.41) + Thông Lý (Tm.5) (Loại Kinh Đồ Dực).

4- Bá Hội (Đc.20) + Lạc Khước (Bq.8) + Mục Song (Đ.16) + Thân Mạch (Bq.62) (Thần Ứng Kinh).

5- Chí Âm (Bq.67) + Dương Cốc (Ttr.5) + Đại Đô (Ty.2) + Hậu Đỉnh (ĐC.19) + Kim Môn (Bq.63) + Não Hộ (Đc.17) + Phong Trì (Đ.20) + Thân Mạch (Bq.62) + Thần Đình (Đc.24) + Thượng Tinh (Đc.23) + Tiền Đỉnh (Đc.21) + Tín Hội (Đc.22) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Y Học Cương Mục).

6- Nhóm 1: Ế Minh + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3).

Nhóm 2: Nội Quan (Tb.6) + Phong Trì (Đ.20) + Tứ Độc (Ttu.9). Mỗi ngày dùng một nhóm, kích thích mạnh (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).

7- Giải Khê (Vi.41) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phong Long (Vi.40) + Phong Trì (Đ.20) + Thân Mạch (Bq.62) + Thận Du (Bq.23) (Châm Cứu Học Thủ Sách).

8- Thân Mạch (Bq.62) (Châm Cứu Học HongKong).

9- Bình Can tức phong. Thể nặng thêm tư Thận, dưỡng Can. Đờm thấp thêm hóa thấp, trừ đờm, điều hòa kinh khí.

Huyệt chính: Ế Phong (Ttu.17) + Nội Quan (Tb.6) + Suất Cốc (Đ.8) .

Huyệt phụ: Giải Khê (Vi.41) + Hành Gian (C.2) + Phong Long (Vi.40) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Khê (Th.3).

Khi châm huyệt Ế Phong (Ttu.17) phải gây được Cảm giác chạy ở trong tai mới có hiệu quả (Châm Cứu Học Việt Nam).

10- Âm hư Dương vượng: Tư âm, tiềm Dương, châm bình bổ bình tả Phong Trì (Đ.20) + Thận Du (Bq.23).

Âm Dương đều hư: Tư âm, tráng dương, châm bình bổ bình tả Can Du (Bq.18) + Thận Du (Bq.23) .

Can Uất Hóa Hoả : Bình can giáng hoả, tư âm tiềm dương. Châm tả Dương Phụ (Đ.38) + Phong Trì (Đ.20) + Thái Khê (Th.3) + Thái Xung (C.3).

Đờm thấp ngăn trở Trung Tiêu: Hóa đờm, khứ thấp, bình Can, kiện Tỳ, hòa Vị. Châm bình bổ bình tả Phong Trì (Đ.20) + Phong Long (Vi.40) + Thái Xung (C.3) + Túc Tam Lý (Vi.36).

Âm Hư Dương Kháng: Dưỡng Âm bổ Thận, tư âm, tiềm dương. Châm bổ + cứu Khúc Trì (Đtr.11) + Nội Quan (Tb.6) + Phong Trì (Đ.20) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).

Bài trướcChâm cứu chữa trị cận thị
Bài tiếp theoChâm cứu tiểu đường, đái tháo đường

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.