Châm cứu chữa trịcơn đau quặn thận

(Thận Giảo Thống – Colique Néphretique – Colic Nephrite)

A. Đại cương

Là trạng thái sỏi nhỏ kết tinh ở nước tiểu, di chuyển xuống trong ống dẫn tiểu, làm cho Thận và ống dẫn tiểu co thắt gây nên đau.

Bệnh thường phát ở 1 bên, nam giới bị nhiều hơn.

Y học cổ truyền xếp vào loại “Thạch Lâm”, “Sa Lâm”.

B. Nguyên nhân

Do Bàng Quang và Tiểu Trường có thấp nhiệt uất kết, lâu ngày thành sỏi (sạn), làm rối chức năng bài tiết của Bàng Quang gây ra các cơn đau dữ dội ở bụng và sau lưng.

C. Triệu chứng

Thình lình vùng bụng dưới đau dữ dội, đau như cắt, lan ra sau lưng và xuống mé trong đùi. Đường tiểu đau tức muốn tiểu mà không tiểu được, mặt tái xanh, ra mồ hôi, muốn Nôn, hoặc Nôn, có thể ngất. Cơn đau có thể kéo dài vài phút, vài chục phút hoặc vài giờ.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ tiết Thuỷ đạo, thanh lợi thấp nhiệt.

Châm Thận Du (Bq.23) + Tam Âm Giao (Ty.6) kích thích vừa, vê kim liên tục 3 – 5 phút. Nếu chưa bớt, thêm Chí Thất (Bq.52) + Thái Khê (Th.3) .

Ý nghĩa: Thận Du, Chí Thất đều là Bối Du Huyệt của Thận, có thể sơ tiết thận khí, thông lợi Thuỷ đạo; Thái Khê là nguyên huyệt của kinh Thận; Tam Âm Giao là tổng huyệt Chủ trị bệnh ở bụng dưới và hệ tiết niệu, dùng để tăng cường hiệu qua? trị liệu.

2- Cứu Quan Nguyên (Nh.4) hoặc Khí Môn hoặc Đại Đôn (C.1), mỗi huyệt 10 tráng (Tư Sinh Kinh).

3- Liệt khuyết (P.7) + Trung Phong (C.4) + Cách Du (Bq.17) + Can Du (Bq.18) + Thận Du (Bq.23) + Khí Hải Du (Bq.24) (Thần Cứu Kinh Luân).

4- Tam Tiêu Du (Bq.22) + Thận Du (Bq.23) + Khí Hải Du (Bq.24) + Hoang Môn (Bq.51) + Chí Thất (Bq.52) + Đại Trường Du (Bq.25) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Quan Nguyên Du (Bq.26) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Dương lăng Tuyền (Đ.34) + Thái Khê (Th.3) (Trung Quốc Châm Cứu Học).

5- Quan Nguyên (Nh.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Phi Dương (Bq.58) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) + Thận Du (Bq.23) . Kích thích mạnh (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).

6- Thận Du (Bq.23) + Bàng Quang Du (Bq.28)+, Trung Cực (Nh.3) + Âm Cốc (Th.10) châm tả hoặc bình bổ bình tả (Châm Cứu Học Việt Nam).

Bài trướcChâm cứu tiểu đường, đái tháo đường
Bài tiếp theoChâm cứu chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.