Châm cứu chữa trịtử cung sa

(Tử Cung Thoát (Hạ) Thùy, Tử Cung Thoát Xuất – Âm Đĩnh – Dạ Con Sa – Sinh Dục Sa – Prolapsus Utérin – Prolapse Of Uterus)

A. Đại cương

Tử cung sa là trạng thái vị trí của tử cung tụt (sa) xuống dưới đường ngang gai xương mông, dưới khung chậu nhỏ, hoặc thoát hẳn ra ngoài cửa âm đạo.

B. Nguyên nhân

Chủ yếu do sinh dục quá nhiều, sinh xong phải lao động quá sớm, đứng hoặc ngồi dạng đùi trong một thời gian dài, do sức khoẻ quá suy yếu sau một thời gian dài bị bệnh mạn tính, tăng áp lực ở bụng… làm cho dây chằng tử cung dần dần dãn ra, tử cung bị nghiêng về phía sau, làm cho trục tuyến Tử cung và trục xương chậu song song nhau. Khi áp lực ở bụng tăng, Tử cung liền bị đẩy dọc theo xương chậu xuống âm đạo.

Y học cổ truyền cho là do trung khí bị hãm xuống dưới, mạch Xung Nhâm không kềm chế được Tử cung, hoặc thấp nhiệt dồn xuống dưới gây ra bệnh.

C. Triệu chứng

Tử cung thập thò hoặc sa xuống ra ngoài âm đạo. Thể nhẹ thì chỉ thấy lưng đau, bụng có cảm giác sa xuống, nặng bụng. Nặng hơn thì cả cổ tử cung thoát ra ngoài âm đạo. Nặng hơn nữa thì toàn thể tử cung đều thoát ra. Thường lúc nằm ngang có thể rút lên, ngồi lên hoặc đi lại thì bị sa xuống, mạch Hư Nhược.

Khí hư thường kèm theo sắc mặt trắng láng, sợ lạnh, tinh thần mỏi mệt, tim hồi hộp, tiểu gắt.

Thấp nhiệt thường kèm theo ngực nặng, miệng đắng, biếng ăn.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Bổ khí, thăng đề.

Huyệt chính: Bá Hội (Đc.20) + Duy Đạo (Đ.28) + Khí Xung (Vi.30) + Tam Âm Giao (Ty.6) .

Huyệt phụ: Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Khí Hải (Nh.6) + Khúc Tuyền (C.8) + Thái Xung (C.3).

Châm Duy Đạo, hướng xuống vào trong sâu 1, 5 – 3 thốn, Khí Xung châm xiên hướng lên 1, 5 – 3 thốn, lưu kim 15 – 20 phút, vê kim ngắn, mạnh. Mỗi ngày 1 lần châm.

Khí hư: thêm Khí Hải.

Thấp nhiệt: thêm Âm Lăng Tuyền (Ty.9), Thái Xung (C.3), Khúc Tuyền (C.8) .

Ý nghĩa: Duy Đạo thuộc mạch Đới, hội của Thiếu dương, châm xiên xuống vào trong là kích thích vào dây chằng rộng của Tử cung; phía trong huyệt Khí Xung là dây chằng tròn Tử cung, cũng là hội của mạch Xung và kinh Vị, châm xiên lên cũng là vào vị trí của dây chằng rộng; Khí Hải điều bổ dương khí; Thái Xung, Khúc Tuyền để thanh nhiệt; Âm Lăng Tuyền đưa thấp xuống.

2- Âm Kiều ( Chiếu Hải (Th.6) + Khúc Tuyền (C.8) + Thuỷ Tuyền (Th.5) (Tư Sinh Kinh).

3- Chiếu Hải (Th.6) + Khúc Tuyền (C.8) + Thái Xung (C.3) (Châm Cứu Đại Thành).

4- Chiếu Hải (Th.6) + Đại Đô (Ty.2) + Khúc Tuyền (C.8 ) (Thần Ứng Kinh).

5- Cứu lằn chỉ ngang dưới rốn (Âm giao) 27 tráng + Chiếu Hải 7 tráng (Phụ Nhân Lương Phương).

6- Khúc Tuyền (C.8) + Thiếu Phủ (Tm.8) (Thần Cứu Kinh Luân).

7- Bá Hội (Đc.20) + Chiếu Hải (Th.5) + Duy Đạo (Đ.28) + Đại Hách (Th.12) + Khí Hải (Nh.6) + Thái Xung (C.3) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

8- Huyệt chính: Duy Bào.

Huyệt phụ: Tam Âm Giao (Ty.6) + Tử Cung. Châm huyệt Duy Bào, theo nếp háng hướng xuống + châm xiên tới phần cơ, sâu 2 – 3 thốn, tạo cảm giác lan tới bụng dưới và Hội Âm (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).

9- Bá Hội (Đc.20) + Duy Đạo (Đ.28) + Khí Hải (Nh.6) + Khí Xung (Vi.30) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) [bổ hoặc cứu].

Thấp nhiệt: thêm Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Khúc Tuyền (C.8) + Thái Xung (C.3) [đều tả ] (Châm Cứu Trị Liệu Học).

10- Nhóm 1: Hội Âm (Nh.1) + Huyết Hải (Ty.10) + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thân Mạch (Bq.62) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Quản (Nh.12).

Nhóm 2: Bá Hội (Đc.20) + Bát Liêu + Đại Trường Du (25) + Huyết Hải (Ty.10) + Tam Âm Giao (Ty.6)+ Tiểu Trường Du (Bq.27) + Trung Cực (Nh.3) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).

11- Bá Hội (Đc.20) + Chiếu Hải (Th.6) + Duy Đạo (Đ.28) + Đại Hách (Th.12) + Khí Hải (Nh.6) + Thái Xung (C.3) (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

12- Bá Hội (Đc.20) + Bàng Cường + Chiếu Hải (Th.6) + Duy Bào + Đại Đô (Ty.2) + Đề Thác + Đình Đầu + Hội Âm (Nh.1) + Khúc Tuyền (C.8) + Thái Âm Kiều + Thuỷ Tuyền (Th.5) + Tử Cung + Xung Gian (Châm Cứu Học HongKong).

13- Đưa dương khí lên, cố định Tử cung, Châm bổ Bá Hội (Đc.20) + Đái Mạch (Đ.26) + cứu Khí Hải (Nh.6) + Trung Quản (Nh.12) + Trung Cực (Nh.3) + Trường Cường (Đc.1) (Châm Cứu Học Việt Nam).

14- Nhóm 1: Bá Hội (Đc.20) + Duy Đạo + Đại Hoành (Ty.15) + Khí Hải (Nh.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) .

Nhóm 2: Bá Hội (Đc.20) + Hoành Cốt (Th.11) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Khê (Th.3) + Tử Cung.

Mỗi ngày châm 1 nhóm, 7 lần là 1 liệu trình – ‘Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí’ số 137/1985.

Bài trướcChâm cứu chữa trị viêm xoang mũi
Bài tiếp theoChâm cứu chữa trị tĩnh mạch viêm tắc

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.