CHÂM CỨU CHỮA VÔ SINH: MÀO TINH HOÀN BỊ NHIỄM VI KHUẤN LAO

 

 CHÂM CỨU CHỮA VÔ SINH: MÀO TINH HOÀN BỊ NHIỄM VI KHUẤN LAO
CHÂM CỨU CHỮA VÔ SINH: MÀO TINH HOÀN BỊ NHIỄM VI KHUẤN LAO

Trích thư hỏi:

 Trước kia tôi từng bị lao phổi, nhưng đó trị lành. Ba năm gần đây tôi bị vô sinh, đến bệnh viện kiểm tra thấy mào tinh bị sưng to, có chỗ trở thành cứng. Qua chẩn đoán đầu tiên cho biết, mào tính của tôi bị nhiễm vi khuẩn lao. Xin hỏi phải đi đâu để có sự chẩn đoán chính xác? Phải trị bằng cách nào? Tôi có thể khôi phục khả năng sinh sản được không?

Trả lời:

Giai đoạn đầu của bệnh mào tinh hoàn bị nhiễm vi khuẩn lao không có triệu chứng gì rõ rệt. Bệnh nhân có thể cảm thấy sốt nhẹ, đổ mồ hôi trộm, hai gò má ửng hồng, âm nang (tinh hoàn) khó chịu, có cảm giác như bị trệ xuống, hơi đau. Nếu kiểm tra phần trên và phần dưới của tinh hoàn thấy bị cứng. Giai đoạn sau có thể sưng làm mủ, đụng vào thấy đau, nhưng nói chung ở cục bộ không đỏ mà cũng không đau, được gọi là tình bị sưng và làm mủ dưới dạng lạnh. Lắm khi âm

nang bị kết dính (viêm dính) hoặc bị vỡ mủ, hình thành một lỗ nhỏ trên da âm nang và rất khó lành. Trên ống dẫn tinh thấy có nhiều hạt cứng như xâu chuỗi. Dựa vào những đặc điểm đó có thể đoán được mào tinh hoàn bị nhiễm khuẩn lao.

 CHÂM CỨU CHỮA VÔ SINH: MÀO TINH HOÀN BỊ NHIỄM VI KHUẤN LAO
CHÂM CỨU CHỮA VÔ SINH: MÀO TINH HOÀN BỊ NHIỄM VI KHUẤN LAO

Sự khác nhau chủ yếu với bệnh viêm mào tinh hoàn mãn tính: Chỉ có bệnh sử về viêm mào tinh cấp tính, chứ không có bệnh sử bị lao phối và lao thận; thường do vi khuẩn hình gậy, cấu trùng, hoặc xâu chuỗi ở ruột già truyền nhiễm sang. Trái lại, bệnh mào tinh bị nhiễm vi khuẩn lao là do vi khuẩn hình gậy của bệnh lao phối truyền nhiễm; mật độ tinh hoàn trung bình nơi bị nhiễm khuẩn lao trở thành khá cứng: ống dẫn tinh thô hơn, nơi bị nhiễm khuẩn lao có từng xâu hạt cứng như xâu chuỗi; viêm mào tinh mãn tính không có trường hợp bị sưng làm mủ dạng lạnh, không bị vỡ mủ gây thành lỗ chảy ra ngoài.

Cách trị liệu bệnh mào tinh bị nhiễm lao: bác sĩ chuyên khoa thường dùng các loại thuốc chống lao để trị loại bệnh này. Thông thường được trị liệu bằng nhiều loại thuốc kết hợp lại và phải trị liệu liên tục kéo dài nửa năm đến một năm.

– Khi chỗ cứng ở bệnh mào tinh bị nhiễm vi khuẩn lao có đường kính vượt quá 0,5 mm, các loại thuốc chống lao trị liệu không thấy teo nhỏ lại, mà nơi sưng làm mủ bị vỡ và tạo ra những lỗ trên ẩm nang chảy mủ ra ngoài, thì cần phải cắt bỏ mào tinh bị bệnh.

– Khi mào tinh bị nhiễm vi khuẩn lao, do bị sưng to, các ống trong mào tinh bị phá hoại, tắc nghẽn, khiến tinh trùng không thể đưa ra ngoài được, dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu 2/3 số bệnh nhân trở lên chỉ bị bệnh một bên, còn bên kia vẫn bình thường, nên không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề sinh dục. Nếu không chữa trị để kéo dài tới thời kỳ chót thì 4 số bệnh nhân bị bệnh cả hai bên mào tinh. Như vậy, cần phải cắt bỏ mào tinh ở hai bên, do vậy bệnh nhân sẽ mất khả năng sinh sản.

Do vậy, khi có bệnh sử lao phổi, lao thận, cũng như lao ở các bộ phận khác thì phải cảnh giác bệnh lao mào tinh sẽ xảy ra. Nên tranh thủ phát hiện sớm điều trị sớm, Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sẽ ngăn chặn được bệnh xâm phạm đến mào tinh phía bên kia. Chỉ có như vậy, thì mới có thể giữ được khả năng sinh sản của người bệnh.

 CHÂM CỨU CHỮA VÔ SINH: MÀO TINH HOÀN BỊ NHIỄM VI KHUẤN LAO
CHÂM CỨU CHỮA VÔ SINH: MÀO TINH HOÀN BỊ NHIỄM VI KHUẤN LAO

 

Theo:”Hiếm muộn vô sinh” của Dư Băng, Tôn Lệ Vân.

Bài trướcCHÂM CỨU CHỮA VÔ SINH: VIÊM TINH HOÀN
Bài tiếp theoCHÂM CỨU CHỮA VÔ SINH:ỐNG DẪN TINH TẮC NGHẼN  

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.