ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: KINH NGHIỆM BÍ TRUYỀN CỦA CÁC ÔNG LANG BÀ MẾ

 

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY

Bài thuốc của lương y Khuất Văn Giang, phó ban y tế xã Tích Giang Huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây chữa đau dạ dày (vị thống) thế nhiệt.

Công thức:

– Độc lực                 5 đồng cân.

– Khổ sâm diệp       3 đồng cân.

– Thổ phục              3 đồng cân.

– Chỉ thực                3 đồng cân.

– Ý di                       5 đồng cân.

– Sinh cam thảo       1 đồng cân.

– Nga truật               2 đồng cân.

– Uất kim                2 đồng cân.

– Thổ tam thất        1 đồng cân.

Cách dùng : Thái nhỏ tất cả các vị trên đem phơi khô (không sao) sắc đặc uống, uống mỗi ngày một thang (từ đến 10 ngày). Nếu không khỏi thì tiếp tục uống thêm. Lời của lương y Khuất Văn Giang ghi chú : bài thuốc này! tôi làm từ năm 1959 ở trong tổ hợp tác động y Hùng Tiện – Tích Giang, ban đầu đem theo cả dược liệu góp công năng trong tổ chữa chạy cho bệnh nhân đau dạ dày thế nhiệt, tiếp tục phổ biến sử dụng trong ban y tế xã Tích Giang, huốc đó có công năng tiêu viêm chỉ thống lại làm mạnh Tỳ Vị.

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY

BÌNH LUẬN

Độc lực (còn gọi là cây khôi) dùng lá phơi khô, vị đắng nhạt kém hơi chua, tính mát, tiêu viêm, giảm đau vẫn dùng chữa đau loét dạ dày. Khổ sâm diệp là khổ sâm cho là vị đắng, mùi hơi hắc, tính mát, thanh nhiệt, tiêu độc, sát trùng, ngoài chữa sang lở cũng dùng trong chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Thổ phục (còn gọi là củ khúc khắc) vị ngọt nhạt, chát, tính bình, lợi thấp, giải độc chống đau nhức. Chỉ thực còn gọi là quả chấp non, vị thuốc đắng mùi thơm, tiêu thực, hạ khí, trừ đờm, giúp tiêu hóa, đầy hơi tích trệ. Ý dĩ (còn gọi là bo bo) dùng hạt vị ngọt nhạt, tính mát, lợi tiểu, làm mạnh tỳ vị. Sinh cam thảo là cam thảo sống vị ngọt, tính bình, thanh nhiệt, giải độc, bổ tỳ vị. Nga truật (còn gọi là nghệ đen) vị đắng, cay, tính ấm, hành khí, hóa thực, giúp tiêu hóa, chữa đau bụng. Uất kim là củ dái nghệ, vị cay, đắng, hành khí, giải uất, thông huyết, phá ứ, Thủ tam thất tiêu viêm, giải độc (đừng nhầm thủ tam thất mà tên khoa học là 2 ynura pinnatifida với sâm tam thất mà tên khoa học là panax pseudo ginseng Wall). Phân tích từng vị thuốc trên càng làm cho chúng ta thêm thấy rõ công năng ca bài thuốc trên của  lương y Giảng là chủ yếu nhằm vào tiêu viêm chỉ thống (ngăn chặn đau) trong đau dạ dày thuộc thể nhiệt. Tính chất đau dạ dày thể hàn thường là đau lâm dâm, khác với đau da

dày thế nhiệt thường là đau nhiều, có khi đau dữ do hỏa uất hoặc do khí trệ hay huyết ứ. Nói cho thật cụ thể thì ngoài tác dụng tiêu viêm đã đành, bài thuốc trên chống lại tính chất đau dạ dày thế nhiệt qua tác dụng giải uất, phá ứ, hành khí thông huyết, đồng thời cũng có giúp đỡ tiêu hóa, bổ thêm cho tỳ vị qua các vị : ý dĩ, sinh cam thảo, chỉ thực.

 

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: cây Độc Lực
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: chỉ thực
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: cây Tam Thất

Theo:”Kinh ngiệm bí truyền của ông Lang, Bà Mế” của Lương Y Ngyễn Thiên Quyến-Bs Lê Nguyên Khánh.

 

 

 

 

Bài trướcĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: KINH NGHIỆM BÍ TRUYỀN CỦA CÁC ÔNG LANG BÀ MẾ
Bài tiếp theoĐÔNG Y ĐYỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: BỆNH HỘI CHỨNG DẠ DÀY

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.