ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU DẠ DÀY

VỊ QUẢN THỐNG

 

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU DẠ DÀY
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU DẠ DÀY

Vị quản thống gọi là Vị thống (đau Dạ Dày), chỉ loại bệnh đau ở mỏm Ứ gần bụng trên, là một bệnh thường gặp trong lâm sàng. Nưuyên nhân bệnh phức tạp, hư, thực, hàn, nhiệt đều có thể gây bệnh này.

Vị quản trướng đau(đau Dạ Dày)  lan toả tới hai bên sườn, mạch Huyền, buồn nôn ứa nước chua, mỗi khi tình chí bị kích thích bệnh phát nặng hơn. phép chữa nên sơ Can lý khí, hoà Vị giảm đau, cho uống Sài Quế thang (1). Trướng đau nặng, dùng Sơ Can hoa ẩm (2) để lý khí hoà vị sơ Can chỉ thống.

Kiêm chứng táo bón trướng đau, cơn đau giờ giấc không nhất định, cho uống Bộ thị Vị thống phương (3) để lý khí hoà Vị thống (đau Dạ Dày)  phủ kiêm chứng đắng miệng, rêu lưỡi nhớt là Can uất hoá hoả, vị mất hoà giáng, thì dùng Bình vị sơ Can chỉ thống thang (4) để sơ Can thanh hỏa, hoà Vị giảm đau. Nếu kiêm chúng đắng miệng, ẩu nghịch khá nặng, dùng Trường thi Can khí pham Vi phương (5) nhằm sơ Can thanh nhiệt, hoà trung tháng nghịch. Vị quản trướng đau, ăn vào đau tăng nhưng không có hiện tượng hàn rõ rệt, dùng Thanh nhuận dũ tổn thang (6) để thanh nhuận giải độc, trừ tổn chỉ thống

Vị quản đau(đau Dạ Dày) âm ỉ, sau khi ăn thì bụng trướng, đăng miệng Tác khô miệng không muốn uống nước, buồn nôn ra nước ch, thuộc dan uất hoá hoả Tỳ Vi đã hư, nên thanh tiết Can, hòa Vi mạnh trung tiêu, dùng Trường thi thanh hòa phương (7).

Do khí trệ  đường Lạc bị ngăn trở mà đau Vị quản, trướng trệ,  kém ăn, uống An vị tiễn(8) để an Vị trừ đau, tán kết hoà trung

Vị đau (đau Dạ Dày)  hoặc trướng mà kiểm chứng mửa ra huyết và phân  đen đắng miệng Tâm phiền và ứ nước chua, đó là Can Vi bất hòa  đường Lạc bị ở trở trệ, nên sơ Can nhu Can, tiết nhiệt hoà vị kkí ứ thông lạc, chỉ huyết và khống chế nước chua, dùng Cửu thị thống  thực cho phương 9).

Vị vuần thống  (đau Dạ Dày) tái phát, đau dữ dội và cự án, chất lưỡi tối là khí trệ huyết ứ , dùng Kim phật chỉ thống hoàn (10) để hành khí hoạt huyết, nhu Can chỉ thống, kiêm chứng đại tiện táo kết sắc đen, đầu choáng vô lực là thuộc ử nghẽn kiêm khí hư phủ trệ nên dùng Liêu thi chỉ thống phương (11) để hoá ứ, dẹp cơm đau kiêm trừ ứ tích ở Ruột.

Vị thống (đau Dạ Dày)  do khí trệ  huyết ứ, có kiêm chứng nơi đau ưa chườm ấm là thuộc trong  có ứ, hàn tà ngưng trệ, có thể dùng Điền thất thống kinh giao nang (12) để hoạt huyết hoá ứ, ôn tán dẹp đau.

Vị quản trường đầy và đau, cự án, kém ăn, đại tiện lỏng trong nôn ra cả đồ ăn không tiêu, thuộc thực tích, dùng Tiêu tích tán (13) để tiện ích hoà Vị, lý khí chỉ thống . Vị quản trướng  đầy, ngực khó chịu thở gấp, vướng mắc ở vùng họng, nôn khan , kèm buồn nôn, táo bón, thuộc Phế Vị khí uất, nên sơ lợi Phế Vị khơi thông khí cơ dùng Khai Phế tuyên uất thang (14).

Vị quản bị trướng đây tức, đau kịch liệt, tiếp lên là nôn mửa ra những vật hăng chua hoặc tả lỵ ra loãng sắc vàng, chất thải bài tiết ra cặn bã không tiêu hoá, tinh thần mệt mỏi, thuộc những  thứ uế trọc trối loạn ở trong, sự thăng gián thất thường, liên dùng thuốc thơm tho để hoá trọc yên Vị, lý Tỳ hoà trung, dùng Trường thì hoà trung hoà trọc thang (15)

Vùng Vị quản đau(đau Dạ Dày) , cơ đau thường sau bữa ăn, nơi đau cự án, hoặc đau quá đến nỗi gây nôn mửa, hoặc lúc phát lúc ngừng, kéo dài nhiều năm không khỏi, cho uống Trương thi ai vị phương (16) để an Vị hoà trung, khỏi nôn mửa, kiện Tỳ ích khí, điều hàn nhiệt,

Bụng trướng đau, thể trạng gây còn, kém ăn mệt mỏi, hoặc nôn hoặc lỵ, ngực sườn khó chịu, chất lưới tối nhạt, rêu lưới trắng là Tỳ hư đường lạc ứ trệ, nên phù Tỳ lý khí và loạt lạc, dùng Dưỡng Vị lý khí thang (17).

Vị quản đau(đau Dạ Dày)  âm ỉ dai dẳng không dứt, kém ăn, đại tiện loãng kiêm chứng trướng đầy sau khi ăn, vùng ngực khó chịu, rêu lưỡi trắng nhớt là thuộc Tỳ Vị khí hư, thấp uất trệ, có thể dùng Kiện Tỳ hoà vị thang(18) để kiện Tỳ hoà Vị, kiêm lý khí trừ thấp hoá ứ.

Nếu kiểm chứng đoản hơi yếu sức, tinh thần mỏi mệt, hồi hộp, thuộc khí huyết đều hư, dùng Bát trân ích Vị tháng (19) để bổ khí dưỡng huyết, sinh cơ íchVị, kiểm trừ thấp nhu Can tán ứ.

Vị thống (đau Dạ Dày)  mà cồn cào ứa nước chua, khi đói khó chịu càng tăng, ăn vào thì dễ chịu, nơi đau ưa ấm, ưa  xoa bóp, ợ hơi và trung tiện, đại tiện hoặc táo hoặc lỏng, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Tế hoặc Huyền là do trung khí hư, Vị khí không điều, dùng Kiên trung điều Vị thang (20) để ích khí mạnh trung tiêu, để Vị giảm đau, liễm nhọt ức chế chất chua. .

Kiểm chứng tay chân không ấm, đại tiện không thành khuôn hoặc lưỡi tối, có thế trên cơ sở ích khí mạnh trung tiêu, điếu Vi ức chế chất chua kết hợp với phép ôn trung tán ứ, cho uống Lý Ty dũ dương thang (21).

Vị đau hoặc trướng, ưa ấm ga xoa bóp, gặp lạnh thì đau tăng, miệng nhạt không khô, chân tay không ấm, chất lưỡi nhat, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trì hoặc Hoãn là do trung dương không mạnh, sự thăng phát của Can yếu, cho uống Ích khí kiến trung thang (22) để ích khí kiến trung. Nếu kiểm chứng khô miệng mà không muốn uống, Vị trường lan toả tới hai bên sườn và ốm lâu Can mắc bệnh là thuộc Trung hư khí hàn, đồ ăn đinh trệ ở trong nên ôn trung làm mạnh Vị, lý khí hoá ẩm, dùng Ôn trung lý khí phương (23).

Trung khí hư hàn mà thấy chứng bụng trướng đây, là do Trung tiêu hư yếu có cả khí trệ, có thể dùng Ôn đương kiện Vị thang (24), để ôn vận Tỳ dương, mạnh Vị hoà trung

Vị quản trướng trệ và đau, mỏi mệt vô lực, chất lưỡi non bệu, rêu lưỡi trắng mỏng mạch Nhược, là Trung hư khí hãm, dùng Ich khí điều trung thang (25) để thăng pháp làm mạnh trung khí kiêm lưu thông Trung tiêu. Nếu kiểm chứng đại tiện lỏng loãng, dùng Bố vị tán (26) làm kiện vận Tỳ Vị, cũng có thể dùng Lý thị Vị bì phương (27) để thu sáp trung khí. Ngoài ra, có thể phối hợp điều trị bằng châm thích, dùng Thăng để cử hãm phượng (28).

Chứng nói trên nếu thấy cả mỏi lưng đùi yếu là thuộc Tỳ hư khí trệ kiêm cả gân xương không mạnh, dùng Cùng thi ghiệm phương (29) để làm mạnh gân xương, lý khí mạnh Tỳ.

Vị thống (đau Dạ Dày) đã lâu, lúc nặng lúc nhẹ, tái phát luôn không khỏi, khi đau nặng thì nôn hoặc ứa nước trong, nước đắng, đại tiện hoặc táo hoặc lỏng, tính tình nóng nẩy, mạch Huyền Tế là do Can mất sự nhu nhuận, Vị bị khắc phạt, nên dưỡng Can dẹp nóng nẩy, hoà Vị giảm đau, dùng Nhu Can ẩm (30).

Vị thống (đau Dạ Dày), Vị trường, cồn cào nóng rát, miệng đắng mà khô, chất lưỡi đỏ nhạt, không có rêu lưỡi hoặc ít rêu, mạch Tê Nhuyễn, biểu hiện triệu chứng phế hư Can nhiệt, Vị âm bị tổn thương, có thể dùng Dưỡng âm kiến trung thang (31) để dưỡng âm kiến trung, giảm đau điếu phế, nhu Can hoà Vị.

Nếu kiểm chứng đói mà không muốn ăn, đại tiện khô kết là âm hư khá nặng, nên dùng phép từ âm dưỡng Vị, cho uống Tư Vi ẩm (32)

PHỤ PHƯƠNG

  1. Sài quế thang

Người cống hiến: Trần Canh Cát, Y sư chủ nhiệm Trung y

 viện số II thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông

Quế chi          6 – 9 gam

Bán hạ           9 – 12 ”

Cam thảo       3 ”

Bạch thược    15 – 60 “.

Sinh khương   3 nhát

Sài hồ             8-12g

 

 

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU DẠ DÀY
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU DẠ DÀY

(Còn nữa)

Theo:” Những bài thuốc tâm huyết của 800 Danh Y Trung Quốc” Lương Y Nguyễn Thiên Quyến dịch.

Bài trướcĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH
Bài tiếp theoCHÂM CỨU ĐỔNG THỊ CHỮA  BỆNH DẠ DÀY

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.