Theo đà kỹ thuật nội soi không ngừng được nâng cao, cải tiến đường kính ngoại của nội soi nhỏ đi, cắm vào rất thuận lợi, thì hiện nay việc kiểm tra nội soi không còn đau đớn mấy với người bệnh, về lâm sàng, người bệnh kiểm tra nội soi ngày càng nhiều. Nhưng cũng còn không ít bệnh nhân nghe thấy kiểm tra nội soi là thấy đau đớn, lo sợ. Nuốt nội soi qua mồm xuống đến tá tràng quả là khó chịu. Nhưng nỗi khó chịu ấy chỉ nhẹ nhàng, chủ yếu thấy buồn nôn, vướng ở cổ. Cổ họng là nơi hết sức nhạy cảm. Khi nuốt nội soi qua họng vào thực đạo, cổ họng bị kích thích nhất định. Lúc đó thể nào cũng thấy buồn nôn, thậm chí có người còn chảy nước mắt, ho. Khi nội soi vào đến thực đạo rồi thì cảm thấy ít buồn nôn hơn. Sau khi kiểm tra nội soi xong, lấy ra, cảm giác khó chịu cũng mất đi. Có số ít bệnh nhân gây sát thương nhẹ, làm cho họng đau. Thường trường hợp này khoảng 2 đến 3 ngày sẽ hết đau. Ngày nay người ta thường dùng soi kiểm tra vì nó tiện lợi, chuẩn xác, ít đau đớn. Chúng tôi cho rằng nếu không có kiêng cữ gì đặc biệt thì người bị bệnh loét dạ dày tá tràng nên kiểm tra nội soi là thích hợp nhất.

Công tác chuẩn bị trước khi nội soi là vô cùng cần thiết để cho việc kiểm tra tiến hành thuận lợi. Vì chuẩn bị không tốt sẽ làm kiểm tra thất bại.

a- Giải thích cho người bệnh để có được sự phối hợp của họ. Có nhiều người bệnh sợ bị soi, cần phải kiên trì giải thích.

  1. Kiểm tra nội soi có thể quan sát trực tiếp thực quản, niêm mạc ruột dạ dày. Đó là cách phát hiện bệnh tốt nhất, nhất là có thể phát hiện ra bệnh ở gia đoạn đầu. Đối với bệnh khả nghi, hoặc không khẳng định có thể kiểm tra bệnh lý qua soi lấy mẫu, để tiện chẩn đoán chính xác.
  2. Soi dạ dày là vật mềm có thể luồn lách tiến vào, vừa quan sát vừa không tổn thương đến mô tế bào, không gây đau.
  3. Phối hợp với nhân viên y tế, nghe theo hướng dẫn của họ, ngoài cảm thấy khó chịu ra không còn cảm thấy gì khác.
  4. Nếu phát hiện bệnh, có thể qua nội soi lấy tiêu bản niêm mạc để kiểm tra bệnh lý.

b- Trước khi kiểm tra, người bệnh không được ăn trong 5 tiếng. Kiểm tra khi bụng rỗng. Nếu trong dạ dày còn thức ăn sẽ ảnh hưởng đến quan sát. Nếu người bệnh dạ dày bài tiết chậm, thì thời gian cấm ăn phải kéo dài. Thường vào sáng sớm bụng rỗng là đạt yêu cầu, vì qua một đêm không ăn uống gì, trong dạ dày chẳng còn gì để chứa.

c- Gây tê cổ họng. Mục đích làm cho cổ họng ít phản ứng, làm cho công việc soi tiến hành thuận lợi. Có hai cách làm dưới:

  1. Cách phun vào họng. Trước khi tiến hành, phun thuốc gây tê vào, cách độ mấy phút sau lại phun một vài lần nữa.
  2. Nuốt chất gây tê. Trước khi tiến hành nuốt một thìa thuốc gây tê khoảng 10CC, thì có thể tiến hành kiểm tra.

d- Uống chất khử bọt. Uống một thìa chất khử bọt có thể làm cho niêm dịch bám trên niêm mạc có bọt sẽ mất đi, để cho những niêm dịch này không che chỗ bị bệnh, ảnh hưởng đến quan sát. Hiện nay người ta thường không dùng chất khử bọt. Một là do hiệu quả chất khử bọt là không lý tưởng. Hai là do kỹ thuật thao tác nội soi và kỹ thuật chế tạo được nâng cao tầm nhìn thấy rõ, đồng thời bọt có thể lấy nước sạch làm sạch qua lỗ khoét lấy mẫu. Nên hiện nay không cần sử dụng chất khử bọt vẫn có thể thao tác thuận lợi.

đ- Chất trấn tĩnh. 15 phút trước khi kiểm tra có thể tiêm cho người bệnh để tinh thần đỡ căng thẳng. Để loại bỏ căng thẳng đó. Nói chung thường người bệnh không dùng đến nó.

e- Nới cravat và thắt lưng cho người bệnh. Để người bệnh nằm nghiêng người sang trái trên giường kiểm tra, gối đầu vào gối, chân dưới hơi cong, mình thả lỏng, nhất là cổ phải buông lỏng tự nhiên và để một cái khăn vô trùng ở miệng.

g- Trước khi nội soi phải kiểm tra dụng cụ soi và các chức năng làm việc của nó xem có bình thường không rồi mới tiến hành kiểm tra.

Trước khi kiểm tra nội soi thường phải gây tê ở cổ họng, để tiện cho việc tiến hành nội soi được thuận lợi. Thuốc gây tê thường có hiệu lực trong khoảng 2 tiếng. Khi đã dùng thuốc gây tê thì cổ họng bị tê, làm cho chậm chạp lại, chức năng nuốt bị trở ngại. Nếu lúc đó ăn vào, có thể bị ho, người già có thể bị tắc thở, gây nguy hiểm. Do đó sau khi kiểm tra nội soi xong độ mấy tiếng cấm không được ăn gì.

Ngoài ra đối với người bệnh điều trị nội soi, nếu cắt bỏ polip ở dạ dày, do sau khi cắt vết thương tương đối lớn, nên đề nghị nhịn ăn mấy tiếng sau khi soi. Như thê tránh bị chảy máu trong dạ dày, có lợi cho niêm mạc chóng lành.

Có một số bệnh nhân sợ soi dạ dày, cho rằng soi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực ra cách nghĩ như thế là sai lầm. Đầu tiên phải nói soi dạ dày không ảnh hưởng đến sức khỏe, mà lại còn rất an toàn. Bác sĩ sẽ tiến hành dưới tầm mắt nhìn rõ ràng, chứ không phải cắm bừa không thấy gì. vả lại dụng cụ soi rất mềm mại, co dãn, thành dạ dày cũng rất tốt. Do đó hầu như không tổn thương gì đến bản thân dạ dày. Có nhiều khi cần phải soi liên tục trong thời gian ngắn cũng không gây ảnh hưởng gì. về lâm sàng có thể xảy ra trường hợp: Kiểm tra soi lần đầu nghi loét ác tính. Nhưng bệnh lý lại không ủng hộ, thì thể nào hai tuần sau cũng phải nội soi lại. Có trường hợp người bệnh kiểm tra nội soi lần đầu không thấy loét, có triệu chứng chảy máu. Nhưng sau mấy tiếng thấy đường tiêu hóa bị chảy máu, thuốc cầm máu không có tác dụng. Lúc đó, phải cấp cứu kiểm tra soi dạ dày, và tiến hành cầm máu. Trên lâm sàng ung thư dạ dày còn thường xuyên tiến hành điều trị tiêm cục bộ dưới nội soi mỗi tuần một lần, mà người bệnh vẫn chịu đựng được. Cho nên người bệnh không cần quá lo lắng khi tình trạng bệnh buộc phải kiểm tra nội soi liên tục.

Nội soi lấy mẫu niêm mạc kiểm tra, được lấy ra bằng dụng cụ kẹp chế tạo đặc biệt, mũi kẹp của nó rất nhỏ, chỉ có thể bấu vào lớp niêm mạc dạ dày. Vả lại mô dạ dày lấy ra rất nhỏ, mà cứ 70 đến 90 tiếng những niêm mạc này lại đổi mới một lần, nên cho dù không lấy đi thì niêm mạc cũng tự rơi ra. Cho nên lấy mẫu niêm mạc dạ dày không gây ra tổn thương nào cả.

Bài trướcLàm thế nào để đề phòng viêm dạ dày mãn tính?
Bài tiếp theoViêm dạ dày mãn tính có thể bị ung thư không?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.