Người bị nhiễm HP phải làm thế nào?

Có một số bệnh nhân biết mình bị nhiễm HP (+) thường rất lo lắng. Bởi có một số báo cáo và chuyên san phổ cập khoa học thường tuyên truyền HP liên quan đến các bệnh ung thư dạ dày v.v… Thực ra tỷ lệ nhiễm HP cao đến 50%-60%, nhưng đa phần người nhiễm HP không có triệu chứng, chỉ khoảng 10%-20% người nhiễm có thể phát triển thành viêm dạ dày mãn tính, hoặc loét dạ dày tá tràng, còn rất ít người cuối cùng phát triển thành ung thư. Do đó khi người bệnh biết mình nhiễm HP, không nên lo lắng, cần tìm một bác sĩ nội khoa giúp mình xác định xem HP có liên quan đến bệnh tật gì không? Quyết định có nên loại bỏ tận gốc HP không? Nếu cần phải loại bỏ tận gốc HP thì nhất định phải uống thuốc theo phương án yêu cầu điều trị, không được dừng thuốc hay uống không đều. Nhưng cũng không được tự ý dùng thuốc lặp lại. Bởi làm như thế không thể nâng cao hiệu quả điều trị. Ngược lại sẽ làm tốn kém thuốc thang, có phản ứng không tốt, và HP nhờn thuốc. Sau liệu trình một tháng chống HP kết thúc, kiểm tra lại xem HP có loại bỏ tận gốc không. Sau khi HP loại bỏ được tận gốc, cần phải chú ý đề phòng tránh bị tái nhiễm lại.

bệnh trào ngược thực quản dạ dày
bệnh trào ngược thực quản dạ dày

Cần chú ý gì khi làm thí nghiệm hô hấp niệu tố – 13C

Trước khi làm thí nghiệm phải nhịn ăn. Vì ăn uống nhiều (như uống sữa chẳng hạn) có thể làm loãng hoạt tính men niệu tố có HP khi nhiễm không nghiêm trọng lắm. Như thế sẽ xuất hiện âm tính giả.

Phải giữ yên tĩnh (nằm ngồi đều được) suốt cả quá trình kiểm tra. Nếu có hoạt động mạnh, có thể gây ra cao trào sớm sau khi uống thuốc thử nghiệm niệu tố — 13C và có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.

  • Nếu người được kiểm tra trong vòng 2-4 tuần khi nhận làm kiểm tra này, do vì mục đích khác mà uống trên 3 ngày (có lúc có thể số ngày còn ít hơn) chất kháng sinh có thể do đó gây ra kết quả âm tính giả, ức chế đối với HP. Để tránh xảy ra tình hình này, phải dừng uống thuốc 4 tuần, sau đó mới kiểm tra. Các thuốc khác có thể ảnh hưởng đến kết quả, như thuốc khống chế axit, chất bismuth v.v… cũng phải dừng thuốc trên 2 tuần.
  • Nếu chức năng hô hấp bị nghiêm trọng, không làm được đầy đủ sẽ ảnh hưởng rõ đến kết quả đo của thí nghiệm.

Tính chuẩn xác của thí nghiệm men niệu tố nhanh như thế nào?

Năm 1984 Langenberg phát hiện ra một đặc trưng quan trọng cuả Vi khuẩn HP là có thể sinh ra rất nhiều men niệu tố. Nghiên cứu những năm gần đây chứng minh men niệu tố Vi khuẩn HP sinh ra có hoạt tính men rất cao, khoảng gấp 20 đến 70 lần men niệu tố khuẩn biến dạng sinh ra, hiện nay được xem là mạnh nhất trong các men niệu tố của khuẩn. Men niệu tố có tác dụng bảo vệ Vi khuẩn HP. Nó có thể giải ra niệu tố, sinh ra amoniac và oxit cacbon. Amoniac hình thành quanh khuẩn Vi khuẩn HP một lốp bao bảo vệ, vị toan chung hòa làm trị số Vi khuẩn HP cục bộ tăng cao, tiện cho khuẩn gây bệnh nảy mầm. Căn cứ vào nguyên lý này, các nhà nghiên cứu như Marshall đã thiết kế ra thí nghiệm niệu tố nhanh để chẩn đoán nhiễm Vi khuẩn HP. Kiểm nghiệm các chất trong thí nghiệm thấy có niệu tố, chất chỉ thị Vi khuẩn HP (pheno đỏ), chất hoãn sung, có thể chế ra dịch thử, giấy thử v.v…

Thường lấy mẫu ở hốc dạ dày. Để nâng cao tính nhạy cảm, có thể lấy thêm một tiêu bản mô trong thân dạ dày. Sau khi cho chất thử vào, quan sát màu biến sắc để đoán ra kết quả. Trong thời gian từ 30 phút đến 24 tiếng đồng hồ xem tính năng của chất thử mà định. Chất chỉ thị pH ở điều kiện axit (trị pH < 6,8) thì phenol đỏ thành màu vàng nâu. Nếu màu sắc chất thử từ màu nâu trở thành màu đỏ, hoặc tím đỏ (trị pH > 8,4), đoán là dương tính. Nếu màu sắc chất thử không thay đổi là âm tính.

Phương pháp này triển khai thích hợp ở đơn vị cơ sở. Tính chuẩn xác có thể đến trên 90%. Đây là phương pháp chẩn đoán lâm sàng thường dùng nhất.

Bài trướcĐiều trị loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP
Bài tiếp theoUng thư dạ dày sau khi mổ có tái phát không?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.