Mối quan hệ giữa Vi khuẩn HP và viêm dạ dày mãn tính.

Hiện nay có nhiều chứng cứ ủng hộ thuyết Vi khuẩn HPlà khuẩn của nguyên bệnh viêm dạ dày mãn tính.

  1. Tỷ lệ lấy được ra từ người bị bệnh viêm dạ dày mãn tính rất cao (50%-80%). Còn ở niêm mạc dạ dày bình thường rất ít, kiểm tra thấy HP 0%-6%. Người bị bệnh viêm dạ dày hoạt động mãn tính càng cao hơn (đạt trên 90%).
  2. Viêm dạ dày mãn tính, nhất là viêm dạ dày hoạt động mãn tính, kháng thể HP trong huyết thanh tăng cao rõ rệt, và có thể kiểm tra thấy trong dịch dạ dày của họ có albumin cầu miễn dịch kháng HP.
  3. Số lượng HP trên niêm mạc dạ dày tỷ lệ thuận với số thấm đẫm tế bào hạch trắng đa hình. Lượng nhiễm HP liên quan đến mức độ viêm dạ dày nghiêm trọng, mức độ hoạt động và tổn thương mô dạ dày rất rõ ràng. Phần dính HP tương đối nhiều, tế bào mô bị biến tính, các hạt albumin dính trong mô tiêu hóa hết, chất lượng mô giảm, tỷ lệ chất lượng hạch tăng lên.
  4. Trị liệu kháng HP: Sau khi loại bỏ HP, chứng viêm ở mô niêm mạc dạ dày cải thiện rõ rệt. Nhưng chứng viêm của người bị nhiễm lại xuất hiện.
  5. Triệu chứng và bệnh lý của người tình nguyện uống dịch truyền HP gây viêm dạ dày được thay đổi.
  6. Mô hình động vật nhiễm HP nhân tạo thành công, chứng tỏ HP có thể định cư ở trong dạ dày, và có thể dẫn đến viêm dạ dày mãn tính.
  7. Viêm dạ dày miễn dịch tự thân, viêm dạ dày tế bào limpha, và viêm dạ dày trào ngược dịch mật sau khi phẫu thuật, tỷ lệ lấy được HP ra rất thấp. Từ đó cho thấy HP không phải nhiễm sau khi viêm dạ dày.

Tóm lại, HP có thể là một loại khuẩn nguyên của bệnh viêm dạ dày, ít nhất cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh viêm dạ dày. Cơ lý gây bệnh của HP còn chưa được rõ, có thể nó còn liên quan đến những nhân tố sau đây:

  1. HP trực tiếp xâm nhập vào tế bào chủ của niêm mạc dạ dày, và gây ra tổn thương mô cục bộ.
  2. HP có thể sinh ra nhiều chủng men và sản vật thay thế. Như men độc của nước giải và các sản vật của nó như ammoniac, nhánh men peroxide, men hòa tan albumin A2 và c v…, đều có thể tổn thương đến niêm mạc dạ dày, gây ra bệnh viêm nhiễm.
  3. HP thúc đẩy chất tiết ra từ dạ dày tăng lên, dẫn đến triệu chứng tăng nhiều vị toan. Từ đó làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
  4. Nhiễm HP có thể gây ra tổn thương mô qua phản ứng miễn dịch.
  5. Vi khuẩn HP phát hiện như thế nào?

Đầu những năm 80 của thế kỷ XX, giáo sư vật lý Warsen của bệnh viện Pest Australia đã từng tìm ra vi khuẩn dạng uốn cong trong tiêu bản lấy sống từ dạ dày ra của những người bị bệnh viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày mang tính tiêu hóa. Loại vi khuẩn này dễ bị phát hiện bằng phương pháp nhiễm sắc bạc. Sau đó thầy Marshall ở bệnh viện này tiến hành thiết kế nghiên cứu mang tính dự báo, tức làm công việc nuôi cấy khuẩn này trong tiêu bản lấy sống từ dạ dày ra. Qua nhiều lần thí nghiệm kết quả cho thấy, nuôi cấy khuẩn này trong môi trường ít oxy từ 3-5 ngày thì có được nơi trú ngụ của nó và chứng minh giống xoắn khuẩn cần ít oxy. Năm 1984, Marshall đã làm thí nghiệm tự uống giống khuẩn này vào mình. Trước khi thí nghiệm Marshall kiểm tra soi dạ dày, quan sát tổ chức học bằng mắt thường, và kiểm tra kết cấu siêu nhỏ, đều thấy bình thường, và cũng chẳng thấy có Vi khuẩn HP (HP), vi khuẩn nuôi dưỡng cũng là âm tính. Một tháng sau Marshall uống 10ml dịch truyền vi khuẩn, hình thành đơn vị trú ngụ của khoảng 109 khuẩn đã được nuôi dưỡng. Trong 24 tiếng đồng hồ đầu tiên khi uống chẳng thấy có gì khó chịu. Bắt đầu từ ngày thứ 7, sau khi ăn xong bụng cảm thấy chướng căng, có lúc nôn nhẹ. Đến tuần thứ 2 của thí nghiệm, triệu chứng có biểu hiện rõ. Đến ngày thứ 10 kiểm tra soi dạ dày, bằng mắt thường phát hiện thấy niêm mạc dạ dày có khác, đồng thời cũng phát hiện ra HP. Uống 7 ngày Tisesa (mỗi lần 500 mg, một ngày 3 lần), triệu chứng giảm xuống. Âm tính HP đã được loại bỏ triệt để. Sau Marshall không lâu, bác sĩ Morris ở New Zealand cũng tình nguyện uống HP để thí nghiệm nhiễm bệnh. Thí nghiệm cũng dẫn đến viêm dạ dày giống thế, chỉ có điều khác là bệnh của Morris không loại bỏ triệt để được, mà phát triển thành nhiễm mãn tính và viêm dạ dày mang tính tổ chức mãn tính. Điều đó chứng minh, HP có tác dụng gây bệnh trong dạ dày. Sau này dấy lên phong trào sôi nổi nghiên cứu loại khuẩn này.

 Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP

Nguồn lây nhiễm Vi khuẩn HP.

Trở thành nguồn lây nhiễm phải có các điều kiện đầy đủ sau: Thể nguyên bệnh có thể sinh trưởng và phát triển trong cơ thể. Thể nguyên bệnh có thể loại khỏi ra ngoài cơ thể. Năm 1982, Warren và Marshall v.v… lần đầu đã tách thành công niêm mạc trong dạ dày của người bị viêm dạ dày mãn tính để nuôi cấy khuẩn này. Nghiên cứu này chứng minh HP có thể sinh trưởng, phát triển trong niêm mạc dạ dày của cơ thể người. Các học giả nước ngoài cũng lợi dụng kỹ thuật nuôi tế bào lần lượt nuôi được HP từ trong nước bọt, bựa răng, và phân của người nhiễm HP. Điều đó chứng minh HP có thể bài tiết ra ngoài qua phân người và qua nước bọt.

Các tư liệu trên chứng tỏ HP đã lớn lên, sinh sôi nảy nở trong cơ thể người, lại có thể bài tiết ra ngoài qua phân và nước bọt, đủ điều kiện làm nguồn lây nhiễm HP. Trước mắt đã phải công nhận, con người là nguồn lây nhiễm của HP.

Vi khuẩn HP có những phương thức truyền nhiễm nào?

Nguồn lây nhiễm Vi khuẩn HPtrước mắt đã được công nhận là từ con người. Thế thì phương thức truyền nhiễm giữa người và người với nhau là như thế nào? Sau nhiều lần nghiên cứu rút ra được mấy phương thức dưới đây.

  1. Truyền nhiễm từ phân và mồm. Điều này đã được nhiều người công nhận. Người ta đã tách được HP từ trong phân của người bị bệnh nhiễm HP, và còn chứng minh HP phải ra ngoài theo đường phân, và ít nhất có thể sống được một năm trong nước ấm 4°c. Các học giả Trung Quốc đã lấy được HP ra được từ trong nước bẩn bằng phương pháp PCR, chứng minh HP có thể sống trong nước. HP trong phân có thể truyền bá ở nguồn nước bẩn và thức ăn.
  2. Truyền từ mồm sang mồm. Phương thức này hiện đang còn tranh luận. Liệu có phát hiện được HP từ trong nước bọt của mồm và kẽ răng không? Đã có nhiều học giả nghiên cứu. Kết quả không như nhau. Có người bảo đã tìm ra, cũng có người bảo khó tìm thấy, hoặc chẳng tìm ra được gì cả. Nhưng nhiều học giả đã tìm được HP trong kẽ răng và nước bọt. Căn cứ vào điều tra bệnh lưu hành cho thấy, tỷ lệ nhiễm HP của trẻ con Tây Phi cao. Có thể do mẹ chúng có thói quen nhai, mớm cho con ăn mà gây ra. Trung Quốc cũng là nước có tỷ lệ nhiễm HP cao, nguyên nhân có thể do thói quen truyền thống cùng chung dụng cụ ăn trở thành con đường truyền HP từ mồm sang mồm.
  3. Truyền qua nội soi. Điều này được mọi người công nhận.
  4. Tiếp xúc thân mật. Tiếp xúc thân mật là cơ hội truyền nhiễm tăng lên, làm cho việc nhiễm HP trở thành hiện tượng thể hiện rõ việc tụ tập gia đình hiện nay.

Viêm dạ dày liên quan đến HP có trở thành ung thư dạ dày không?

Hiệp hội nghiên cứu quốc tế của tổ chức y tế thế giới cho HP là nguyên nhân gây ung thư cấp 1. Mọi người đoán quá trình từ nhiễm HP đến diễn biến thành ung thư, bao gồm phát triển viêm dạ dày cấp tính, sau đó là viêm dạ dày mãn tính, co thắt dạ dày, dị sản ruột, quá sản không điển hình và ung thư tuyến. Quá trình diễn biến này trên cơ sở lấy mẫu nghiên cứu quần thể quy mô lớn ở người, và nghiên cứu quần thể liên quan đến viêm dạ dày mãn tính và quan sát thời kỳ đầu của ung thư dạ dày mà có được. Trong quá trình phát triển dần đến ác tính thì phát triển viêm dạ dày co thắt có tác dụng chính. Xác suất sinh ra viêm dạ dày co thắt tăng lên, có liên quan đến nhiễm Cag A+ khuẩn HP. Tuy nhiễm HP có thể là nhân tố nguy hiểm chính nhất gây ung thư dạ dày, chứ không phải ở môn tâm, nhưng cũng không thể xem thường các nhân tố hiệp đồng khác của nó. Ăn uống nhiều muối, thiếu hoa quả và rau tươi, hút thuốc, uống rượu và cafê, đều là nhân tố môi trường rất quan trọng liên quan đến ung thư dạ dày. Chống hoại huyết, thiếu axit, ăn uống nhiều chlorua natri, đều được xác nhận là nhân tố gây ung thư. Do đó, HP liên quan đến phát triển viêm dạ dày trở thành ung thư tuyến dạ dày là những nhân tố tổng hợp gây ra.

Nhiễm HP liên quan đến bệnh tật tiêu hóa nào?

Sau khi báo cáo của Marshallva Warren nói trong dạ dày có nhiễm HP, qua nhiều năm nghiên cứu lâm sàng, ý kiến tương đối nhất trí cho rằng, nhiễm HP có liên quan đến mấy loại bệnh tật về đường tiêu hóa, và tương đối khẳng định loét do tiêu hóa (kể cả loét dạ dày và tá tràng). Viêm dạ dày mang tính hoạt động mãn tính, ung thư limpha dạng tổ chức limpha liên quan đến niêm mạc dạ dày (MALTL). Gần đây tổ chức Y tế thế giới liệt HP là nguồn gây bệnh ung thư dạ dày loại 1. Nhưng ung thư dạ dày cũng giống như các u ác tính khác. Phát bệnh của nó liên quan đến nhiều nhân tố, không phải chỉ đơn thuần ở nhân tố nhiễm HP, mà còn có nhân tố ăn ở, và nhân tố môi trường cùng tác dụng.

xoắn khuẩn HP
Vi khuẩn HP

Nguyên nhân gây bệnh của những bệnh tật nói trên bao giờ cũng do nhiều nhân tố, trong đó có liên quan đến nhiễm HP, được gọi đặc biệt là bệnh tật liên quan đến HP. Như loét tá tràng của người bệnh chủ yếu gây ra do nhiễm HP được gọi là loét tá tràng liên quan đến HP, hoặc gọi là loét tá tràng dương tính với HP. Viêm dạ dày mãn tính liên quan đến nhiễm HP, có thể gọi là viêm dạ dày liên quan đến HP.

Nhiễm HP có quan hệ gì đến biến bệnh và bệnh tật gì trước ung thư?

Năm 1994 tổ chức Y tế thế giới đã liệt nhiễm HP là nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày loại 1. Hiện nay những nghiên cứu về mặt này như cơ chế có liên quan đến HP gây ung thư, những biến đổi gen liên quan đến nhiễm HP gây ra, và sự thay đổi tế bào tăng trưởng và tiêu vong tương đối ít. Nói chung, người ta cho rằng, sau khi HP ươm mầm, qua phóng thích một loạt giá trị, sinh ra chứng viêm với tác dụng của hệ thống miễn dịch cơ thể, làm cho tế bào niêm mạc dạ dày tăng trưởng thêm lên, đồng thời cũng dễ gây ra tổn thương tế bào ADN, và xuất hiện thêm tính nguy hiểm của bội thể không hoàn chỉnh, tiến thêm một bước hình thành nhiều loại vật chất gây ung thư hay đột biến. Do đó cho nhiễm HP là hạng mục khởi động chính để viêm dạ dày mãn tính, tiến đến viêm dạ dày co thắt, dị sản mô ruột, và phát triển ung thư dạ dày.

Căn cứ vào báo cáo nghiên cứu gần đây nhất của Nhật Bản cho biết: Trong 137 người bệnh, sau khi cắt bỏ ung thư sớm dạ dày qua nội soi, sau 2 năm phát hiện, cắt bỏ triệt để HP không phát hiện có ung thư mới, còn không cắt bỏ HP sau 3 năm phát hiện 6 trường hợp (9%) bị ung thư dạ dày kiểu ruột thời kỳ đầu, và cho rằng trị liệu cắt bỏ triệt để HP rồi sẽ cải thiện được dị sản mô ruột và mức độ viêm, là nguyên chính làm giảm ung thư. Nhưng đối với bệnh tật trước ung thư dạ dày, polip dạ dày, thiếu máu ác tính, hỏng dạ dày v.v…, không thấy có báo cáo nghiên cứu tương tự. Hiện nay, đa số cho rằng đối với những người có nguy cơ ung thư dạ dày cao như bệnh tật trước ung thư và bị nhiễm HP, việc cắt bỏ tận gốc là cần thiết.

Sau khi nhiễm HP có nhất thiết sinh ra bệnh tật liên quan không?

Phần lớn tài liệu thực nghiệm lâm sàng chứng minh, nhiễm HP hầu như phân bổ mang tính thế giới, phạm vi nhiễm rộng, tỷ lệ cao.

Qua điều tra những bệnh lưu hành, tỷ lệ nhiễm HP trong nhiều người tăng theo tuổi tác, từ 20-29 tuổi 45,7%; 30-39 tuổi là 63,6%, tiếp theo sau ổn định khoảng 60%, lớn hơn 70 tuổi là 78,9%. Còn tuyệt đại đa số cho dù suốt đời của họ mang theo HP, nhưng trên lâm sàng vẫn không thấy triệu chứng, chỉ có số ít phát sinh bệnh tật liên quan. Những nghiên cứu liên quan cho rằng:

Khuẩn HP khác nhau, năng lực gây bệnh của nó cũng khác nhau, có khuẩn có thể sinh ra độc tố bọt rỗng, có khuẩn lại không có. Năng lực gây loét do sinh mầm độc mạnh hơn là không sinh mầm độc. Cho nên năng lực gây bệnh cũng khác nhau. Hầu như mỗi HP nhiễm đều là mầm đặc biệt, giống như khuẩn gậy đại tràng vậy. Có một số khuẩn gậy đại tràng là khuẩn gây rữa nát. Còn một số khuẩn gậy đại tràng lại là khuẩn gây bệnh. Những khác biệt này đều thuộc về vật chất di truyền có năng lực làm tăng gây bệnh hay không.

Sau khi nhiễm HP, phản ứng của nơi ở với nó cũng có khác nhau. Tố chất di truyền của người bệnh, hoặc trạng thái miễn dịch của cơ thể sau khi nhiễm HP quyết định kết quả sau nhiễm, tức có phát sinh bệnh tật liên quan khác hay không.

Nhiễm HP có quan hệ gì với tiêu hóa mang tính chức năng không tốt?

Nhiễm HP cấp tính có thể dẫn đến tiêu hóa không tốt một thời gian ngắn: Triệu chứng lâm sàng liên quan đến nhiễm HP có lúc tựa hồ giống với tiêu hóa mang tính chức năng không tốt. Phải chăng nhiễm mãn tính khuẩn này có thể dẫn đến triệu chứng tiêu hóa này không tốt, còn chờ quan sát thêm một bước. Có người nghiên cứu chứng minh, so sánh kiểu vận động bị trở ngại, và kiểu loét trong tiêu hóa mang tính chức năng không tốt, thì tỷ lệ nhiễm HP của cái sau nhiều hơn cái trước. Cho nên hiện nay gọi tiêu hóa mang tính chức

năng không tốt có sẵn loét là tiêu hóa mang tính chức năng không tốt liên quan đến HP, và cho rằng cần phải trị tận gốc HP. Bởi nếu không loại bỏ triệt để HP, thì có khả năng phát triển thành loét dạ dày tá tràng, hay ung thư dạ dày. Còn một nghiên cứu nữa phát hiện, trong thời gian ngắn cho dù có loại bỏ tận gốc HP hay không thì triệu chứng của người bệnh sẽ giảm dần theo điều trị. Nhưng sau một năm đến thăm người bệnh nếu triệu chứng được cải thiện lâu thì đó là người thành công loại bỏ triệt để HP này. Gần đây Viện nghiên cứu y tế quốc gia Mỹ đề nghị không tiến cử trị liệu kháng HP đối với người bệnh tiêu hóa mang tính chức năng không tốt. Loại trị liệu này có thể dùng cho trường hợp nghiên cứu.

Thế nào là “trạng thái sống cùng” HP của dạ dày?

Trong nhân dân hầu như có một nửa số người nhiễm HP suốt đời. Nhưng chỉ có khoảng 10% đến 20% người nhiễm phát triển thành bệnh liên quan đến HP, còn đa số người nhiễm bình yên vô sự, thậm chí kiểm tra soi dạ dày không có gì khác thường rõ rệt. Đó là trạng thái sống cùng HP. Sống cùng HP tuy không có triệu chứng lâm sàng, nhưng nó là nguồn chứa HP mang tính truyền nhiễm.

Tại sao sau khi nhiễm HP sẽ gây ra những kết cục khác nhau? Đó là một trong những vấn đề nóng về nghiên cứu HP của mấy năm gần đây. Có một số học giả cho rằng nó có thể liên quan đến 3 nhân tố dưới:

  1. Sự khác biệt của xoắn khuẩn HP gây bệnh.
  2. Sự khác biệt phản ứng cá thể sau khi nhiễm HP.
  3. Tác dụng hiệp đồng của các nhân tố không phải HP. Trong đó sự khác biệt xoắn khuẩn HP gây bệnh chủ yếu liên quan đến kiểu gène HP. Gène xoắn khuẩn HP mang tính đa dạng (diversity).
Bài trướcChức năng tiêu hóa không tốt – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Bài tiếp theoNguyên nhân bệnh trào ngược thực quản dạ dày?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.