Thiếu máu thiếu sắt là gì?

Thiếu máu thiếu sắt là do cơ thể không đủ sắt để tạo nên hồng cầu gây nên thiếu máu. Biểu hiện là da xanh (lòng bàn tay), niêm mạc mắt nhợt. Sắt và ảnh hưởng của sắt lên sức khỏe

Sắt là một yếu tố vi lượng (cơ thể cần rất ít) cần thiết của cơ thể. Cơ thể không thể tự sản xuất ra, được cung cấp từ thức ăn (hằng ngày) và thuốc uống (nếu ăn không đủ).

Ngoài vai trò tự tạo hồng cầu, sắt còn rất cần trong rất nhiều chức năng của cơ thể như hô hấp tế bào, tổng hợp tế bào não, dự trữ oxy cho cơ, vận chuyển điện giải, men tiêu hóa..

Vì vậy thiếu sắt, hô hấp tế bào bị ảnh hưởng, các hoạt động chức năng hô hấp, tiêu hóa, thần kinh bị chậm lại.

Trẻ em bị thiếu sắt sẽ biếng ăn, viêm lưỡi, khó ngủ hay quấy khóc, hay bị nhiễm trùng, mệt mỏi, khi lớn đi học thì hay buồn ngủ và hay quên, khó tập trung. Nếu nặng hơn sẽ bị khó thở, hoa mắt, chóng mặt.

trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu máu sắt
trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu máu sắt

Phòng chống thiếu máu thiếu sắt

Khi có thai mẹ phải ăn uống đủ chất và uống viên sắt đề phòng thiếu máu cho mình và cho con.

Sau khi sinh, trẻ cần được nuôi dưỡng đúng:

+ Bú mẹ hoàn toàn trong bốn tháng đầu;

+ Ăn dặm đủ bốn nhóm thức ăn (bột + đạm + dầu + rau) và phải ăn cả xác thức ăn;

+ Xổ lãi định kỳ;

+ Chích ngừa đầy đủ;

+ Vệ sinh chăm sóc sức khỏe;

+ Uống bổ sung sắt dự phòng.

. Nhóm người cần phát hiện sớm thiếu máu thiếu sắt Trẻ đẻ non nhẹ cân;

– Trẻ trên 6 tháng đến 5 tuổi;

Trẻ gái tuổi dậy thì;

Phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi;

Phụ nữ có thai.

Bài trướcBệnh lồng ruột ở trẻ em
Bài tiếp theoSẹo lồi ở trẻ em có thể chữa hết không?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.