ĐÔNG Y CHỮA BỆNH NAM KHOA:DƯƠNG BỆNH

 

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH NAM KHOA: DƯƠNG BỆNH
ĐÔNG Y CHỮA BỆNH NAM KHOA: DƯƠNG BỆNH

Dương bệnh là chỉ bệnh tình dục của nam giới, lúc gần gũi với nữ thì âm kinh (dương vật) mềm, không thấy hứng thú, hoặc hứng thú nhưng âm kinh không cương cứng. Người xưa còn gọi là âm bệnh.  Bệnh này được lịch sử y học đề cập rất nhiều, Hoàng Đế nội kinh gọi là ân nuy (nay còn có nghĩa là teo, tóp) hoặc âm khí (dương vật) bất dụng.

Tiết này luận về nguyên nhân của bệnh và các phương pháp trị liệu.

I.NGUYÊN NHÂN

  1. Mệnh môn hóa suy

Âm bệnh hoặc âm khí bất dụng là do bẩm thụ tiên thiên không đầy đủ hoặc thời niên thiếu thủ dâm thành một thói quen, hoặc buông lỏng tình dục, túng dục; hoặc

chăn gối quá độ suy, hoặc bệnh nặng lâu ngày… làm cho thận suy hư, mệnh môn hỏa suy.

  1. Hoảng sợ làm tổn thương thận

Trong khi gần gũi chăn gối, do ngoại cảnh, làm người hoảng sợ, hoảng hốt làm cho khí loạn, sợ hãi làm cho khí hạ xuống, khí hạ thì bị hãm, tổn thương đến thận âm tinh không còn tác dụng, dẫn đến âm bệnh.

  1. Khí huyết không đủ

Do quá lo âu, hoặc do bệnh tật lâu ngày làm cho tim và tỳ bị tổn thương, mạng mỡ yếu ảnh hưởng đến nguồn sinh hóa của khí huyết, khí huyết không đủ, âm kinh không được nuôi dưỡng dẫn đến âm bệnh, không cảm thấy hứng thú trong tình dục.

  1. Uất ức hại gan

Tâm lý uất ức hoặc khi muốn chăn gối thì bị nữ cự tuyệt sinh bực bội, khí cơ liễm kết, âm kinh không lay động, dẫn đến âm bệnh.

  1. Nhiệt tụ ở gan, thận

Do ăn những thức ăn có chất béo, vị cay, ngọt, đắng  hoặc uống rượu quá nhiều, nhiệt tích tụ ở gan và thận, khi gần gũi thì tông cần giãn ra, làm cho mất hứng thú.

 

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH NAM KHOA: DƯƠNG BỆNH
ĐÔNG Y CHỮA BỆNH NAM KHOA: DƯƠNG BỆNH

 

II. PHÂN TÍCH THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Y học hiện đại cho rằng dương bệnh phát sinh do hai nhân tố tinh thần và khí chất.

  1. Nhân tố tinh thần

Đêm tân hôn, nam với tâm lý nóng vội làm cho nữ đau đớn hoặc xuất tinh sớm làm cho nữ đâm ra chán ghét làm cho nam không còn cảm thấy hứng thú.

Hoặc nữ yêu cầu quá độ làm cho nam kiệt sức hoặc nữ tiêu cực, bị động, hoặc nữ quá hấp dẫn làm cho nam vồ vập, sau đó lại cảm thấy mệt mỏi, chán ngán.

Hoặc Vợ chồng bất hòa; hoặc không muốn thụ thai.

Hoặc ở chỗ quá chật hẹp; hoặc ở trong nhà đông người, Sợ người ta phát hiện; hoặc đã thủ dâm nhiều; hoặc không còn khả năng về tình dục. Hoặc miệt mài chăn gối, hoặc là ngoại hôn lén lút; hoặc tái hôn; hoặc quá nóng vội khi chăn gối.

Đó là những nhân tố tinh thần dẫn đến dương bệnh.

  1. Hệ thống thần kinh

Thùy thế, vùng bụng bị sưng, phù thũng, lâu ngày hóa cứng, thần kinh giao cảm bị suy; bệnh tiểu đường là nguyên nhân dẫn đến dương bệnh.

  1. Cơ năng của tinh tuyến sút giảm .

Như cơ năng của thủy thể không đầy đủ, công năng của dịch hoàn cũng yếu kém là cho cơ năng kinh tuyến sút giảm, dẫn đến dương bệnh.

  1. Tiết niệu, sinh thực khí quan bị bệnh

Hệ thống sinh thực khí quan bị viêm nên sinh ra dương bệnh. .

  1. Toàn thân suy nhược

Ở những nơi ẩm thấp tạm thời hoặc lâu dài, thân suy nhược dẫn đến dương bệnh.

  1. 6. Dùng thuốc

Đôi khi dùng thuốc cũng có thể phát sinh dương bệnh.

III. NHỮNG ĐIỀU CHÚ Ý KHI LUẬN ĐOÁN

  1. Hôn nhân, nam khi gần gũi chăn gối âm kinh phấn khởi nhưng không cương hoặc cương mà không cứng, không thể tiến hành việc chăn gối.
  2. Thường là về đêm mới có cảm giác phấn khởi, nguyên nhân bệnh có thể do tình dục yếu đi hoặc do tinh thần sa sút.

Là máu ở dịch hoàn xuống thấp hoặc là do thay đổi trong đời sống hôn nhân.

  1. Âu lo, sợ hãi, uất ức sinh ra bệnh,
  2. Tất nhiên muốn chẩn bệnh chính xác phải kết hợp nhiều nhân tố: khí chất, tinh thần, thì mới điều trị có hiệu quả.
ĐÔNG Y CHỮA BỆNH NAM KHOA: DƯƠNG BỆNH
ĐÔNG Y CHỮA BỆNH NAM KHOA: DƯƠNG BỆNH

III. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

  1. Mệnh môn hóa suy

Triệu chứng

Dương sự, khi gần gũi, không có cảm giác hứng thú, hoặc hứng thú nhưng không cứng, tinh lỏng lạnh, Đầu choáng, mắt hoa, sắc mặt nhợt nhạt; răng lung lay. Sợ lạnh; lưng vai nhức mỏi; tinh thần không phấn chấn. Nhạt miệng, lưỡi đóng rêu trắng, mạch trầm, nhỏ, yếu.

Phân tích

Thận âm không đầy đủ, tính khí hư, dương bệnh nên không hứng thú.

Thận tinh hư hao, không dư thừa làm cho mắt mờ, tại ù, răng lung lay.

Âm khí không đầy đủ, mất đi sự ấm áp làm cho tinh khí lạnh, lưng vai nhức mỏi, sợ lạnh. .

Dương khí hư, hỏa suy làm cho miệng nhạt, lưỡi đóng rêu; mach trấn nhỏ,

  1. Âm hư hỏa suy Triệu chứng

Dương sự, chăn gối, không có cảm giác hứng thú, âm tinh mềm vô dụng, nếu nghĩ đến tình dục sức tinh nhờn chảy.

Ngũ tâm nóng nảy, mất ngủ, đổ mồ hôi trộm, lưng vai mỏi, đau đầu, mắt hoa, tai ù, lưng gối mỏi.

Lưỡi đóng rêu hồng, mạch yếu nóng.

Phân tích

Thận âm suy, máu tinh không đủ, tông cân không được nuôi dưỡng, phát thành dương bệnh; việc chăn gối dễ hứng, mau xuất tinh.

Âm bị thương tổn, tủy khô, nên đầu nặng, tai ù. . Bên trong sinh hư nhiệt, nên ngũ tâm nóng, lưng gối mỏi, mất ngủ, đổ mồ hôi trộm.

Âm hư nên lưỡi đóng rêu hồng, mạch yếu, nóng.

  1. Lo sợ tổn thương thận

 Triệu chứng

Chăn gối hứng nhưng không cứng, khổ tâm, lo sợ, sài ngại, mất ngủ hay giật mình, lười nhạt hoặc xanh; nạch nhỏ căng, phát ra âm bệnh.

Phân tích

Lo Sợ tức khí hạ, khí huyết ly tán, phát ra âm bệnh.

Sợ thì nhập vào mật, gan mật bất an, mật bất an sinh ra nghi ngại, nên sợ hãi khi nghe âm thanh.

Mật hư tim bị thương tâm thần bất ổn, làm cho mất ngủ.

Mạch căng, nhỏ là do lo sợ làm thận bị tổn thương.

  1. Khí huyết không đủ

Triệu chứng

Chăn gối không hứng, tính dục hạ thấp, mặt nhợt nhạt, hoặc võ vàng, khi nói thiếu khí.

Tinh thần không phấn chấn, đêm ngủ không yên. Miệng nhạt, bụng đầy, tiểu đường. Lưỡi nhợt nhạt; mạch hư.

Phân tích

Khí hư, máu thiếu, tông cân không được nuôi dưỡng. sinh bệnh.

Khí hư làm cho sắc mặt nhợt nhạt, nói không ra nó. tinh thần không phấn chấn.

Tim máu không đầy đủ nên đêm ngủ không ngon Khí tỳ hư nên mặt mày vàng vọt. Khí huyết hư nên lưỡi nhạt.

5.Uất ức hại gan

Triệu chứng

Việc chăn gối không hứng hoặc hứng nhưng không cương cứng.

Tinh thần âu lo hoặc dễ cáu giận, buồn phiền, lưỡi đỏ sậm, mạch căng.

Phân tích

Khí uất ở gan làm cho cơ không thoải mái, tông cân không được khí huyết nuôi dưỡng làm cho việc chăn gối không hứng thú.

Tinh thần nóng nảy, đễ nóng giận buồn phiền, lưỡi đỏ sậm, mạch căng cũng do khí uất ở gan. ..

  1. Nhiệt tụ ở gan, thận

Triệu chứng

Vô dụng trong chuyện chăn gối, âm nang ẩm ướt hoặc nóng; đầu nặng, thân có cảm giác nặng nề, gối mỏi.

Nước tiểu đó vàng, miệng khô, lưỡi vàng, mạch chậm.

Phân tích

Nóng nên lông cân giãn dài sinh ra dương bệnh.

Nóng xuống kinh gan làm cho âm nang ấm hoặc nóng “4 cho đầu nặng, thân thể có cảm giác nặng nề.

Nóng cũng làm cho nước tiểu màu đỏ vàng, mạch chậm.

IV. TRỊ LIỆU BẰNG KHÍ CÔNG

Công pháp chính

1 Hồi xuân công.

  1. Nội dưỡng công.
  2. Cường tráng công.

Công pháp phụ trợ

  1. Dịch cân kinh công.
  2. Khử bệnh diên niên công.
  3. Cường hóa tính công năng nam tính công.

 

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH NAM KHOA: DƯƠNG BỆNH
ĐÔNG Y CHỮA BỆNH NAM KHOA: DƯƠNG BỆNH

V. TRỊ LIỆU BẰNG TRUNG DƯỢC

  1. Mệnh môn hóa suy (Tả quy hoàn)
  2. Thục địa.
  3. Sơn dược.
  4. Sơn thù du.
  5. Câu kỷ tử.
  6. Đỗ trọng.
  7. Thố ty tử.
  8. Phụ tử.
  9. Nhục quế.
  10. Đương quy. 1
  11. Lộc giác dao.
  12. Âm hư hỏa vượng

( Trí bá địa hoàng hoàn)

  1. Sơn thù du.
  2. Sơn dược.
  3. Trach tả.
  4. Đơn bì

6, Phục linh,

  1. Tri mẫu.

8, Hoàng bá,

3.Lo sợ tổn thượng thận (Ban bá long hoành hợp an thần định chỉ hoàn)

  1. Lộc giác dao. .
  2. Lộc giác sương.
  3. Thố ty tử.
  4. Bá tử nhân.
  5. Phục linh.
  6. Bổ cốt chi.
  7. Phục thần.
  8. Nhân sâm.
  9. Nguyên chí.
  10. Đại tảo
  11. Khí huyết không đủ (Quy tỳ hoàn)
  12. Đảng sâm.
  13. Hoàng kỳ.
  14. Bách thuật.
  15. Phục thần.
  16. Toan táo nhân.
  17. Long nhãn.
  18. Chích cam thảo.
  19. Đương quy.
  20. Nguyên chí.
  21. Sinh khương.
  22. Đại tảo.
  23. Uất khí ở gan (Chẩm thị đạt uất thang)
  24. Thăng ma.

2, Sài hồ.

  1. Xuyên khung.
  2. Hương phụ.
  3. Bach tật lệ.
  4. Quật hiệp.
  5. Thanh bì.
  6. Tích xác.
  7. Âm và nhiệt tụ ở gan, thận (Long đảm tả can thang)
  8. Long đản thảo.
  9. Sơn chi.
  10. Hoàng linh.
  11. Sài hồ.
  12. Đương quy.
  13. Sinh địa hoàng
  14. Trạch tả.
  15. Xa tiền tử.
  16. Mộc thông.
  17. Cam thảo.

* Ghi chú: sách này có nhiều bài thuốc hay nhưng lại khi dùng nên thon khảo thầy thuốc để chữa trị cho phù h. với thể tạng và bệnh tình.

(Lời người biên dịch)

VII. PHÂN TÍCH TÂM LÝ

Cùng với việc trị liệu bằng thuốc men, cũng cần phải phân tích tâm lý người bị bệnh để rõ thêm về nguyên nhân của bệnh thì việc trị liệu càng có hiệu quả nhanh hơn. – Khi bị dương bệnh trong quá trình nên tập trung tính thần vào việc trị liệu, vui vẻ, loại bỏ những lo âu thì nhanh chóng lành bệnh.

VIII. BỐ TRỢ RỐN.

Tiểu hồi hương 5 hào, Bào khương 5 hào thêm một muối, trộn với chút sữa hoặc mật ong xoa vào rốn năm sáu ngày.

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH NAM KHOA: DƯƠNG BỆNH
ĐÔNG Y CHỮA BỆNH NAM KHOA: DƯƠNG BỆNH

Theo:”Những bài thuốc hiếm muộn trong quan hệ vợ chồng” của Trần Tú Lăng.

Bài trướcTHUỐC NAM ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỤ KHOA: CÁC BÀI THUỐC CHỮA KHÍ HƯ
Bài tiếp theoĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: KINH NGHIỆM THUỐC NAM MIỀN NÚI

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.