Sản hậu đau bụng, là tiếng gọi chung chứng đau bụng sau khi đẻ. căn cứ vào chỗ đau khác nhau có thể chia ra làm hai loại: Đau bụng trên và đau bụng dưới. Chứng đau bụng dưới cũng gọi là nhi chẩm thống (đau cẩy hay đau máu dạ con).

Nói chung chứng đau bụng đối với người mới đẻ, cũng không phải chứng nhẹ. Vì sau khi đẻ rồi nguyên khí hao tổn, các huyết mạch đều trống rỗng, phải có dinh dưỡng đầy đủ, để bổ sung vào chỗ khí huyết tiêu hao. Nếu sinh ra đau bụng, rất rễ ảnh hưởng đến sự thu nạp và vận hoá các tỳ vị, thì nguồn cung cấp dinh dưỡng sẽ bị mất đi mà làm cho cơ thể đã hư nhược lại hư thêm nguy hại rất lớn đến sức khoẻ của người sản phụ.

Chữa chứng đau bụng sau khi đẻ
Chữa chứng đau bụng sau khi đẻ

Sản hậu đau bụng, ở trong Kim quỹ yếu lược đã có bàn đến. Như thiên Phụ nhân sản hậu bệnh mạch chứng tính trị chép: “sản hậu bụng đau xoắn thì dùng đương quy Sinh khương dương nhục thang làm chủ”, “Sản phụ đau bụng phiền muộn đầy tức không nắm được, thì dùng Chỉ thực thược dược tán làm chủ”, “Sản phụ đau bụng, đúng phép nên dùng Chỉ thực thược dược tán nếu mà không khỏi, đó là trong bụng có huyết khô kết đọng dưới rốn, thì dùng hạ ứ huyết thang làm chủ, bài này cũng chữa chứng kinh nguyệt không thông”. Mấy đoạn kinh văn đó, không những lời văn đơn giản cô đọng đã phân tích chứng đau bụng sản hậu do nhân tố khác nhau gây nên, mà còn nêu ra được những phương pháp chữa chính xác.

NGUYÊN NHÂN BỆNH

Chứng sản phụ đau bụng có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu có 4 loại: huyết hư, huyết ứ, hàn ngưng, thực trệ.

  • Huyết hư

Sau khi đẻ mất huyết quá nhiều, huyết hư khí yếu, chuyển vận chậm trễ.

  • Huyết ứ

Sau khi đẻ huyết hôi ra ít, huyết ứ tích lại ở trong.

  • Hàn ngưng

Sau khi đẻ không giữ phong hàn, ngoại tà nhân lúc hư yếu mà xâm nhập vào làm cho khí huyết ngưng trệ.

  • Thực trệ

Sau khi đẻ khí huyết đều hư, tỳ vị cũng yếu, ăn uống đình trệ.

BIỆN CHỨNG

  • Chứng huyết hư

Sau khi đẻ trong bụng quặn mà mềm, đầu choáng tai ù, vùng eo lưng đau thắt; kiêm hàn thì sắc mặt thường thấy xanh bợt, người lạnh, bụng đau gặp nóng thì hơi đỡ, chất lưỡi trắng nhợt rêu mỏng, mạch hư tế mà trì.

  • Chứng huyết ứ

Sau khi đẻ bụng đau dữ dội, có hòn cứng rắn, Ấn vào càng đau hơn, huyết hôi ra rất ít, sắc mặt tím bầm; ngực bụng trướng đầy, đại tiện táo bí, tiểu tiện như thường, chất lưỡi hơi tía, mạch trầm sáp, kiêm khí trệ thì tất nhiên bụng đau mà trướng, mạch huyền sáp.

  • Chứng hàn ngưng

Sau khi đẻ sắc mặt xanh bợt, bụng dưới lạnh đau, không ưa xoa nắn, gặp nóng thì đỡ đau, tay chân mát lạnh, chất lưỡi xám nhợt, rêu trắng trơn, mạch trầm khẩn.

  • Chứng thực trệ

Sau khi đẻ bụng trên đau, ấn vào không bớt, ợ ra mùi thức ăn, không muốn ăn, đại tiện ít mà lỏng, có mùi chua, rêu lưỡi dầy.

CÁCH CHỮA

Cách chữa bệnh này, nên căn cứ vào nguyên tắc “bổ chỗ thiếu bớt chỗ thừa”.

Huyết hư thì bổ huyết làm chủ, nên dùng Đương quy sinh khương dương nhục thang (1); kiêm hàn thì nên dưõng huyết tán hàn, dùng bài Đương quy kiến trung thang (2); huyết ứ thì nên hành huyết trục ứ, dùng bài Thất tiếu tán (3); kiêm khí trệ thì nên hành khí dùng bài Chỉ thực thược dược tán (4), hàn ngưng thì nên thông huyết tán hàn tiêu tích trệ, dùng bài Hương quế hoàn (5); ăn uống tích trệ thì nên làm mạnh dạ dày để tiêu tích, dùng bàì Gia vị dị công tán (6) mà chữa.

BÀI THUỐC SỬ DỤNG

  • Đương quy sinh khương dương nhục thang (Kim quỹ yếu lược)

Đương quy 3 đồng

Sinh khương 5 lạng

Dương nhục 1 cân

Ba vị trên dùng nước 8 thăng, nấu lấy 3 thăng 7 cáp uống ấm, ngày uống 3 lần.

Cách gia giảm nếu hàn nhiều thì gia Sinh khương thành 1 cân; đau nhiều mà mửa thì gia Quất bì 2 lạng, Bạch truật 1 lạng; khi gia thêm Sinh khương thì phải gia thêm 5 thăng nước nữa sắc lấy 3 thăng 2 cáp mà uống.

Vị thuốc Đương quy
Vị thuốc Đương quy
  • Đương quy kiến trung thang (Thiên kim yếu phương)

Đương quy 144g Thược dược 216g

Sinh khương 108g Cam thảo 72g

Quế chi 108g (1 thuyết cho nhục quế)

Đại táo 12 quả

Nước 1 đấu, sắc lấy 3 thăng chia làm 3 lần, uống ấm.

Cách gia giảm: Nếu hư lắm thì gia kẹo Mạch nha 6 lạng, sắc thuốc gạn được rồi, để lửa ấm rồi cho mạch nha vào cho tan ra; mất huyết nhiều quá, hoặc băng huyết, nục huyết không thôi thì gia Địa hoàng 2 lạng, A giao 2 lạng, hợp cả 8 vị trên sắc được rồi thì cho A giao vào mà uỐng, không có Đương quy dùng Xuyên khung thay, không có Sinh khương dùng Can khương thay vào, sau lúc đẻ trong phạm vi một tháng nên uống luôn để cho người khoẻ mạnh.

Chỉ thực (sao đen hết)

Thược dược

Hai vị trên bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống một thìa ngày uống 3 lần.

  • Hướng quế hoàn (Y lược lục thư)

Đương quy 108g Xuyên khung 51g

Quế tâm 51g Mộc hương 51g

Tán bột, nâu đường cát với bột hồ mà hoàn, lấy lá sen sao rồi sắc lấy nước mà nuốt với 3 đồng thuốc hoàn.

  • Gia vị di công tán (Y tông kim giám)

Nhân sâm 8g Chích thảo 5g

Bạch truật 8g Trần bì 2g

Bạch linh 8g Thần khúc 2g

Sơn tra 6g Gia sinh khương 3 lát.

Sắc uống.

Bài trướcPhụ nữ sau khi đẻ bỗng nhiên đầu choáng, mắt hoa
Bài tiếp theoChữa sau đẻ huyết hôi không xuống

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.