Suy thận mãn, bệnh Suy thận mãn, chữa bệnh Suy thận mãn Chế độ ăn bệnh suy thận mãn

chữa suy thận đông y

Tự tham khảo cách chữa:

I. Đại cương

Thận là một cơ quan quan trọng hàng đầu trong cơ thể, thận có chức năng đào thải và hấp thu lại nhiều chất để nồng độ của chúng ở mức cho phép trong huyết tương như: ure, creatinin, acid uric, các acid, natri, nước. Ngoài ra thận còn có chức năng nội tiết hết sức quan trọng là: tiết renin để ổn định huyết áp, tiết erythropoietin để duy trì số lượng hồng cầu…

Suy thận mạn là hậu quả các bệnh mạn tính của thận gây mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60 ml/phút). Chức năng thận giảm dần không hồi phục mất dần khả năng điều chỉnh nội môi, làm cho cặn bã ứ đọng gây nhiễm độc cho cơ thể. Chức năng nội tiết suy giảm cũng gây thiếu máu, cao huyết áp …

Bệnh thường gây ra do Bệnh viêm cầu thận mạn, Bệnh viêm thận, bể thận mạn, Bệnh viêm thận kẽ do dùng thuốc giảm đau lâu dài … khi đã bị suy thận thì các nguyên nhân làm cho bệnh nặng hơn gồm cao huyết áp, các viêm nhiễm, đặc biệt viêm nhiễm ở đường tiết niệu, dùng các thuốc có độc, thuốc lợi tiểu lasix quá nhiều, ăn nhiều protid.

Khi suy thận, lượng creatinin, acid uric, renin, erythropoietin, nước trong cơ thể rối loạn gây thiếu máu làm mặt mũi xanh xao, phờ phạc, tư duy sút kém, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, Nôn mửa ,Đi lỏng ngày 5 – 6 lần, phân nhạt mùi, đi lỏng như tháo cống kèm theo đau quặn vùng bụng. Xuất huyết tiêu hoá do giảm tiểu cầu, Viêm khớp do tăng axit uric máu. Suy giảm chức năng sinh dục do giảm hormon sinh dục nam và sinh dục nữ; vô kinh đối với phụ nữ, liệt dương bất lực đối với nam giới.

Các triệu chứng cận lâm sàng để xác định suy thận là ure và creatinin trong máu cao, Protein niệu 2-3 g/24h.

Theo đông y thận ngoài chức năng của tây y, còn có chức năng tàng tinh, nạp khí, chủ cốt tủy để làm chủ sự sinh trưởng phát dục, sinh sản, lão hóa của con người, cho nên chứng suy thận trong đông đông y và tây y có sự khác biệt. Tuỳ từng giai đoạn và triệu chứng khác nhau, chứng suy thân mạn trong tây y thuộc phạm vi các chứng huyết hư ( thiếu máu), tiết tả (ỉa chảy), ẩu thổ (nôn mửa), long bế (tiểu ít), hư lao (mệt mỏi), phù thũng (phù), xuất huyết…

Cách điều trị của đông y chủ yếu là bồi bổ chính khí, song song với thông phủ tiết trọc giải độc cho cơ thể

II. Điều trị Suy thận mãn

1. Suy thận mãn Tỳ thận dương hư:

Triệu chứng: người mệt, ngại nói, đoản khí, tiểu trong dài, đại tiện nát, sợ lạnh, lưng lạnh đau, lưỡi nhạt rìa 2 bên có hằn răng. Mạch trầm trì

Pháp : kiện tỳ ích khí ôn thận

Bài thuốc : Chân vũ thang

Suy thận dương hư

Phụ tử 10

Nhục quế 2

Hoàng kỳ 20

Đẳng sâm 20

Hoài sơn 15

Bạch truật 10

Tiên mao 15

Ba kích 15

Sơn thù 10

Nếu thủy thũng rõ, tiểu ít gia xa tiền tử 10, trạch tả 30, trư linh 30.

Nếu bụng chướng bí đại tiện gia đại hoàng 10 ( cho sắc sau) chỉ sác 10.

Chú ý Phương trên dùng thuốc ôn dương quá nhiều như phụ tử nhục quế can khương sợ gây ảnh hưởng chức năng thận đã suy nên có thể cùng dùng đại hoàng để tả bớt.

2. Suy thận mãn Khí âm lưỡng hư

Sắc mặt kém tươi, khí đoản, da khô táo, miệng khô nhưng không thích uống, hoặc lòng bàn chân tay có nhiệt, hoặc chân tay không ấm, đại tiện thất thường, lưỡi nhạt có hằn răng, mạch trầm tế.

Pháp: ích khí dưỡng âm.

Dùng : Sinh mạch tán hợp lục vị địa hoàng thang

Suy thận khí âm hư

Hoàng kỳ 30

Thái tử sâm 20

Thục địa 15

Mạch môn 15

Hoài sơn 15

Sơn thù 15

Phục linh 15

Hoàng tinh 15

Biển đậu 10

Kỉ tử 12

Đan bì 10

3. Suy thận mạn thể Can thận âm hư

Đau đầu, chóng mặt, miệng khô, họng táo, ngũ tâm phiền nhiệt, lưng gối đau mỏi, đại tiện táo kết, tiểu ít vàng, lưỡi đỏ, rêu ít,hoặc không, mạch tế sác.

Pháp tư dưỡng can thận.

Dùng câu kỉ địa hoàng hoàn+ nhị chí hoàn.

Suy thận can thận âm hư

Hạn liên thảo 15

Bạch thược 15

Ngưu tất 15

Kỉ tử 15

Hoài sơn 10

Sơn thù 10

Tang kí sinh 15

Nữ trinh tử 15

Cúc hoa 10

Trạch tả 10

Phục linh 12

Thục địa 15

Đan bì 10

4. Suy thận mạn thể Âm dương lưỡng hư

Người mệt mỏi, sợ lạnh chân tay lạnh, lòng bàn chân bàn tay nóng, miệng khô muốn uống, lưng gối đau mỏi, lưỡi bệu mà ướt, rìa có hằn răng, mạch trầm tế.

Pháp: âm dương song bổ

Dùng: kim quỹ thận khí hoàn+ tả quy hoàn

Suy thận âm dương lưỡng hư

Thục địa 15

Kỉ tử 15

Thỏ ty tử 12

Phục linh 15

Phụ tử 10

Sơn thù 10

Lộc giác giao 15

Ba kích 15

Đan bì 10

Sơn dược 10

Trạch tả 10

Nhục quế 3

5. Suy thận mạn thể Thấp trọc

Sắc mặt xạm trệ, nôn buồn nôn, ăn kém, bụng chướng tức, miệng có dịch hôi, lưỡi nhợt rêu trắng dày nhớt mạch trầm tế.

Pháp: hòa vị giáng nghịch, thông phủ tiết trọc

Bài thuốc:

Suy thận thấp trọc

Chỉ xác 10

Bán hạ 12

Hoàng kỳ 20

Tô diệp 20

Trúc nhự 15

Sinh khương 10

Đại hoàng (sắc sau) 10

Thạch xương bồ (đã cấm dùng tại vn) 12

Thổ phục linh 30

Tằm sa

Đây là 1 trong những chứng suy thận hay gặp, cũng là pháp điều trị cơ bản.

Tham khảo bài thuốc nghiên cứu chữa suy thận

Bài trướcChữa Xơ Gan bằng Đông Y
Bài tiếp theoBệnh da cá (hay bệnh da rắn)

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.