Chữa Viêm tắc động mạch bằng y học cổ truyền

Chữa viêm tắc động mạch theo y học cổ truyền

Đông y gọi là ‘Thoát Thư, Huyết Thuyên Bế Tắc Tính Mạch Quản Viêm.

Xuất hiện đầu tiên trong sách ‘Lưu Quyên Tử Quỷ Di Phương’, viêm tắc động mạch có nhiều tên gọi khác nhau như Thoát Ung, Thoát Cốt Thư, Thoát Cốt Đinh, Đôn Ung, Chú Tiết Đinh, Khương Lang Chú, Tháp Giả Độc Đẳng, tục danh là Thập Chỉ Linh Lạc.

y học cổ truyền chữa viêm tắc động mạch

Nguyên Nhân viêm tắc động mạch theo y học cổ truyền

+ Do Hàn Thấp Xâm Lấn: Sinh xong hàn hợp với thuỷ hoặc sống lâu ngày ở vùng ẩm thấp, hàn thấp xâm nhập vào làm tổn thương dương khí khiến cho hàn tà xâm nhập vào các đường kinh, vào trong mạch gây nên hàn ngưng khí trở, gây nên đau, khí trệ huyết ngưng làm cho thịt bị hoại tử thành ra bệnh.

Thiên ‘Cử Thống Luận’ (Tố vấn 39) viết: “Hàn khí vào trong kinh mà ngừng trệ, không thông đi được, hàn khí khách ở ngoài mạch thì huyết ít, hàn khách ở trong mạch thì không thông”.

+ Can Thận Bất Túc: Cơ thể vốn suy yếu, sinh hoạt tình dục không điều độ hoặc lao nhọc quá sức khiến cho Can Thận bị tổn thương, Thận có chức năng tàng tinh là ‘tác cường chi cung’, nơi hội của xương. Can chủ sơ tiết, làm chủ các tông cân, lợi cơ khớp. Lao nhọc thì làm hại Can Thận, tinh huyết bị suy tổn, gân xương không được nuôi dưỡng. Nếu phòng dục quá độ, uống nhiều thuốc bổ dương làm cho âm tinh bị tổn hại, dâm hoả bốc lên, ảnh hưởng đến tạng phủ, làm tiêu âm dịch, độc tà tụ lại ở các đầu chi, gan bị liễm lại, tuỷ bị khô gây nên bệnh. Sách ‘Dương Khoa Tâm Đắc Tập’ viết: “Chứng thoát thư do phòng dục, lao nhọc quá sức, khí bị kiệt, tinh bị khô gây nên… Đó là dấu hiệu Thận thuỷ suy yếu không ức chế được hoả vậy”.

+ Do Ăn Uống Không Điều Độ: Ăn quá nhiều chất cao lương mỹ vị, chất cay, nóng, thức ăn nướng khiến cho Tỳ Vị bị tổn thương, sinh ra thấp, hoá thành hoả, hoá thành đờm, tích độc dồn xuống phía dưới, lưu trệ ở gân mạch gây nên bệnh. Thiên ‘Sinh Khí Thông Thiên Luận’ (Tố Vấn 3) viết: “ăn nhiều thức ăn cao lương dễ sinh ra những mụn to gọi là đinh”.

+ Do Tình Chí Bị Tổn Thương: Tình chí không thoải mái, giận dữ, uất ức làm hại Can, ưu tư làm hại Tỳ, khiến cho ngũ tạng không đều hoà, cơ năng bị rối loạn, truyền vào kinh lạc, khiến cho khí huyết không điều hoà gây nên bệnh.

+ Do Thể Chất Suy Yếu: Sách ‘Ngoại KHoa Chân Thuyên’ viết: “Sinh ra chứng thoát thư,… bẩm sinh bất túc, hoặc do bệnh lâu ngày cơ thể suy nhược, khí huyết suy tổn, vận hành không có sức, các đầu chi và gân mạch không được nuôi dưỡng, lại bị thêm ngoại cảm xâm nhập gây nên bệnh. thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ (Linh KHu 75) viết: “Hư tà trúng vào con người… truyền vào trong mạch thì huyết sẽ bị bế không thông”.

Đặc điểm của bệnh qua 3 thời kỳ:

– Thời kỳ đầu do doanh vệ khí – huyết trở tắc không điều hoà, khí – huyết không được lưu thông. Người bệnh thường thấy đầu chi giá lạnh rồi chuyển sang tê nhức, buốt không ngừng.

– Thời kỳ 2 gây khí trệ huyết ứ, kinh mạch bị tắc trở, đầu chi thường xanh tím hoặc hồng tím hoặc đen thẫm, đau đớn dữ dội như kim châm hoặc như dao cứa da thịt và cuối cùng là hoại tử, loét nát lộ xương, hôi thối .

– Thời kỳ sau hàn uất hóa nhiệt thành nhiệt độc, lộ xương nhiều, đầu chi đứt rụng.

Biện chứng luận trị.

Trên lâm sàng, chủ yếu phải phân định rõ ràng, chính xác trạng thái cơ thể hàn hay nhiệt , hư hay thực.

Trị trong phải nhấn mạnh thông kinh hoạt lạc, hoạt huyết khư ứ, thường dùng “tứ diệu dũng an thang gia vị”. Nếu dương hư có hàn thì phải ôn kinh tán hàn; nếu nhiệt độc tích thịnh phải thanh nhiệt – giải độc; nếu hư chứng thì phải bổ hư. Điều quan trọng là khi dùng thuốc bệnh có chuyển biến chậm phải cho liều cao hơn và liên tục không được gián đoạn. Ngoài ra, phải phối hợp châm cứu hoặc thủy châm, dụng dược chính xác mới ngăn chặn được bệnh và chống được tái phát (bệnh có đặc điểm hay tái phát – tái phát tuyệt vọng , Buergr, 1908).

Khi bệnh có chuyển biến tốt thì vấn đề cơ bản là điều trị củng cố, phải căn cứ vào tình trạng hư hay thực của tạng phủ để ưu tiên bổ huyết, kiện tỳ hay bổ thận ích tinh (khi bị bệnh thường là nam giới và khả năng sinh dục giảm). Sử dụng thuốc phải tinh, phải giải quyết tốt giữa liều lượng thuốc và khối lượng thuốc, cần phải có kết hợp chế hoàn chế tễ; chú ý đề phòng tái phát mà chủ yếu là chống tác nhân lạnh kéo dài. Kinh nghiệm lâm sàng khi bệnh nhân mới tái phát phải dùng thuốc sớm và tích cực tạo được mạng lưới tuần hoàn tân tạo thì bệnh mới có tiên lượng tốt.

Chẩn Đoán

. Bệnh thường gặp ở nam giới, nữ giới ít gặp (tỉ lệ 7,5/1), tuổi khoảng 25 ~ 45.

. Ngón chân đau, đêm đau nhiều hơn, ngồi bị nhiều hơn, đêm không ngủ được.

. Đi lại thì bắp chân đau hoặc bị co rút lại, nghỉ ngơi thì lại đỡ, làm nặng thì tái phát.

. Chân sợ lạnh.

. Da vùng bệnh bị khô, móng chân phình to, biến dạng, gân cơ teo

. Thời kỳ hoại tử thì ngón chân lở loét, có thể bị rụng khớp.

Thường xẩy ra ở tứ chi, nhất là hai chi dưới. Lúc đầu chỉ lạnh, dần dần đau dữ dội, lâu ngày phát sinh hoại tử và rụng các đốt ngón tay, chân.

Trên lâm sàng thường gặp Các thể bệnh viên tắc động mạch:

1. Hàn Thấp Xâm Nhập:

Triệu chứng: Sắc mặt xanh, người mệt mỏi, thích ấm, sợ lạnh, đầu chi tê lạnh đau, gặp lạnh thì đau, da trắng xanh, da khô nhợt, sờ vào thấy lạnh, thường bị chuột rút, đi thì đau, nghỉ lại đỡ, nước tiểu trong, dài, tiêu lỏng,Rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi nhạt, mạch Trầm, Trì vô lực.

Pháp điều trị: thông kinh tán hàn hoạt huyết thông lạc.

Bài thuốc 1: “quế phụ đào hồng tứ vật thang” gia giảm.

Chế phụ tử 12g Hoàng hoa 16g

Đào nhân 12g Đan sâm 40g

Xích thược 20g Quế chi 20g

Đương qui 30g Ngưu tất 16g

Bạch giới tử 8g Tang ký sinh 30g

Sinh hoàng kỳ 40g Xuyên luyện tử 20g.

Bào khương 8g

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: Dùng bài Hoà Dương Thang gia giảm: Ma hoàng, Bào khương, Giáp châu, Địa long đều 6g, Thục địa, Nhẫn đông đằng đều 45g, Đan sâm, Hoạt huyết đằng, Kê huyết đằng đều 15g, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Ngưu tất, Cam thảo đều 10g.

2. Khí Trệ Ứ Huyết:

Triệu chứng: Sắc mặt thường u ám đau khổ, da khô trắng nhợt khi giơ chi lên cao và tím tía khi thõng chân xuống, chi lạnh teo nhẽo, Tay chân đau nhức liên miên, đêm càng nặng, mầu da ở chi xanh nhạt, đầu chi khô, chất lưỡi đỏ hoặc có điểm tím ứ huyết. Mạch Trầm Nhược, Trầm Tế.

Điều trị: Hoạt huyết hoá ứ, lý khí chỉ thống.

Pháp điều trị: hoạt huyết khư ứ hành khí giải uất.

– Bài thuốc: “tứ diệu dũng an thang” gia giảm.

Xích thược 20g Đào nhân 12g

Chỉ xác 12g Cam thảo 15g

Ngưu tất 20g Đan bì 12g

Binh lang 12g Kim ngân hoa 20g

Qua lâu nhân 32g Đan sâm 20g.

Huyền sâm 20g

Nếu thấy bệnh chuyển biến chậm thì dùng “thông mạch hoạt huyết thang” gia giảm.

Đương qui 16g Huyền sâm 20g

Kim ngân hoa 30g Sinh địa hoàng 16g

Hoàng kỳ 16g Đan sâm 20g

Nhũ hương 12g Diên hồ sách 12g

Cam thảo 12g Bồ công anh 20g

Hoàng bá 12g Một dược 12g.

Tử hoa địa đinh 20g.

Bài thuốc: Dùng bài Đào Nhân Tứ Vật Thang gia giảm: Đương quy 30g, Thục địa, Xích thược, Bạch thược, Ngưu tất, Thanh bì đều 10g, Đan sâm, Nhũ hương (chế), Một dược (chế), Diên hồ sách, Bồ công anh, Kim nhân hoa đều 12g, Kế huyết đằng, Ngũ gia bì đều 15g.

3 Thấp Nhiệt Uẩn Độc:

Triệu chứng:Thích lạnh ghét nóng, đùi đau cứng, sưng đau, chân nặng không có sức, ngón chân lở loét chảy nước, hoại tử, kèm sắc mặt mầu trắng như tro hoặc vàng úa, ngực đầy, khát không muốn ăn uống, tiểu ít, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi bệu hoặc vàng bệu, mạch Hoạt Sác hoặc Tế Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt hoá thấp hoạt huyết thông lạc.

Bài thuốc: Dùng Nhân Trần Xích Tiểu Đậu Thang gia giảm: Nhân trần, Nhẫn đông đằng, Xích tiểu đậu, Ý dĩ nhân đều 15 ~ 30g, Phục linh bì, Ngưu tất, Mộc qua, Đan sâm đều 12g, Ty qua lạc, Phòng kỷ, Liên kiều, Địa đinh đều 10g, Sa nhân (cho vào sau) 8g.

4. Nhiệt Độc Xấm Lấn Da:

Triệu chứng:

Sắc mặt ủ rũ không tươi nhuận, tinh thần trầm mặc uất ức không thư thái; đầu choáng tai ù, đau tăng khi cử động; da đen hoặc tím tái. Vùng bệnh sưng, đỏ, nóng, đau, xung quanh chỗ loét hoại tử phù nề lan toả, chảy nhiều mủ, có khi hôi thối, có thể có sốt cao, phiền táo, khát muốn uống, táo bón, nước tiểu vàng, ăn ít, tinh thần mê muội, chân duỗi lan đến mông, đau chịu không được, lưỡi tía hoặc đỏ, rêu lưỡi vàng bệu hoặc gốc lưỡi vàng hoặc đen xám tro hoặc giữa lưỡi xanh, mạch Hồng, Huyền, Sác.

Điều trị: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, dưỡng âm.

Pháp điều trị: thanh nhiệt giải độc – hoạt huyết thông lạc.

Bài thuốc: “tứ diệu dũng an thang” gia thêm:

Đan sâm 40g Địa long 24g

Một dược 12g Xích thược 32g

Nhũ hương 12g Ngưu tất 20g.

Thổ miết trùng 16g

Bài thuốc: Dùng bài Tứ Diệu Dũng An Thang gia vị: Huyền sâm, Cam thảo, Xích tiểu đậu, Địa đinh, Bồ công anh đều 15g, Ngân hoa, Xà thiệt thảo, Đan sâm đều 30g, Hoàng cầm, Tiêu sơn chi, Liên kiều, Đơn bì 10g.

5 Khí Huyết Đều Hư :

Triệu chứng: Vẻ mặt (dung nhan) tiều tụy, chi thể gầy gò, vô lực, hoạt động hay vã mồ hôi. Vết thương lở loét lâu ngày không khỏi, chảy mủ, nước, chân răng mầu xám tro, đau nhức, da khô, cơ nhục gầy teo, chân tay không có sức, tinh thần mỏi mệt, diện mạo tiều tuỵ, tim hồi hộp, mất ngủ, rêu lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Trầm Tế vô lực.

Pháp điều trị: bổ khí dưỡng huyết hoạt huyết thông lạc.

Bài thuốc cổ phương: “cố bộ thang”.

Cát lâm sâm 12g Kim ngân hoa 40g

Đương qui 24g Thạch hộc 16g

Hoàng kỳ 32g Ngưu tất 12g.

Có thể dùng thêm “bát trân thang”, “thập toàn đại bổ thang” hoặc “bổ dương hoàn ngũ tạng” gia giảm. Tác dụng bổ khí hoạt huyết sinh huyết khứ ứ thông lạc.

Sinh hoàng kỳ 40 – 160g Đương qui vĩ 8g

Xích thược 6g Địa long 4g

Xuyên khung 4g Đào nhân 4g.

Hồng hoa 4g

Bài thuốc: Dùng bài Bát Trân Thang gia giảm : Đương quy, Thược dược, Xuyên khung, Đảng sâm, Cam thảo đều 10g, Thục địa, Đan sâm, Hoàng kỳ đều 15g, Bối mẫu, Địa đinh, Bồ công anh đều 12g, Xích tiểu đậu 30g.

Các thể bệnh trên đều có thể dùng thêm “tứ trùng hoàn”: toàn yết, ngô công, địa long, thổ miết trùng. Tất cả cho vào tán bột làm viên hoàn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4g. Tác dụng giải độc trấn kinh, hoạt huyết hóa ứ thông lạc chỉ thống.

Ngoại Khoa

Thuốc rửa : Sinh khương 120g, Cam thảo 60g. Sắc lấy nước ngâm ngày 2 lần, mỗi lần 15 ~ 30 phút.

+ Nghiệm phương:

Mao động thanh (Ilexrotunda thumb), câu tất mỗi thứ đều 3 – 5 lượng, gia thêm: trư cước, hoặc trư cốt 1 cái lượng thích hợp. Tất cả cho vào ninh sắc cùng khi nhừ thì chắt lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

+ Bạch hoa xà bỏ nội tạng 1 con, thiềm thừ 1 con, kim ngân hoa 120g, ngưu tất 80g, rượu trắng 650 3 thăng. Trưng cách thủy 1- 1,5h mỗi lần uống 50 – 100ml ngày uống 1 lần.

– Chú ý:

Có thể dùng ngũ bội xà bỏ nội tạng sấy khô, tán bột thay cho bạch hoa xà.

Thiềm tô rất độc nên trước khi dùng phải chế thành thiềm thừ. Không nắm vững cách chế thiềm tô thành thiềm thừ thì không dùng được.

+ “Tang tử ôn kinh thang” chỉ định ở giai đoạn đầu.

Độc hoạt 12g Đương qui 40g

Đan sâm 40g Chế phụ tử 12g

Một dược 12g Đào nhân 8g

Hồng hoa 8g Xuyên sơn giáp 12g

Nhục quế 12g Ngô công 8g

Địa long 12g Cam thảo 8g

Ngưu tất 24g Nhũ hương 12g.

Sắc uống ngày 1 thang.

+ Hoàn nghiệm phương:

Chế phụ tử 20 – 40g Phục linh 40g

Bạch thược 40g Đẳng sâm 40g

Hoàng kỳ 120g Sinh khương 40g

Can khương 40g Quế chi 40g.

Cam thảo 40g

Tất cả tán bột chế thành viên hoàn, ngày uống 10 – 12g chia 3 lần.

Thuốc nghiệm phương tham khảo chú ý bài thuốc có hắc phụ tử là thuốc có độc không nắm vững không được dùng.

5. Một số thuốc bôi ngoài:

+ Cao sinh cơ.

Duyên đơn 2,5g, long não 2,5g , H2CO3 30ml. Tất cả chế thành dạng thuốc nước bôi ngoài. Bài thuốc có độc nên diện tích bôi hẹp; nên bôi nhiều lần, mỗi lần không quá 1 ngón chân, khi đỡ mới bôi sang ngón chân khác.

+ Sinh cơ chỉ thống.

Đương qui 16g Bạch chỉ 12g

Một dược 12g Nhũ hương 8g

Hồng hoa 8g Sinh địa 20g

Ma hoàng 8g Dầu vừng 0,5 lít.

Bôi ngày 1 lần.

+ Cao đởm thiềm.

Trư đởm (mật lợn) 10 cái Bột hoàng bá 8g

Thanh đại 8g Mật ong 8g

Khinh phấn 2g Thiềm tô 2g.

Tất cả tán bột. Riêng mật lợn chỉ lấy 1/2 lượng dịch (chỉ lấy 1/2 dịch trong túi mật) cho 1/3 bột này vào trộn đều, sau đó bột còn lại cho mật ong vừa đủ để bôi ngày 1 lần.

Một Số Bài Thuốc Tham Khảo

+ Tiêu Viêm Thông Mạch Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Kim ngân 30 ~ 45g (hoặc Nhân đông đằng 45 ~ 60g), Nguyên sâm, Đương quy đều 20 ~ 25g, Xích thược 15g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 12g, Ngưu tất 15g, Phòng kỷ 9 ~ 12g, Lạc thạch đằng (hoặc Hải phong đằng) 15 ~ 18g, Uy linh tiên, Cam thảo đều 12g. Sắc uống ngày 1-2 thang, 3 – 4 lần/ngày.

TD: Thanh nhiệt, giải độc hoạt huyết thông mạch. Trị động mạch viêm tắc.

+ Hoạt Lạc Thông Mạch Thang (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Hoàng kỳ, Đương quy, Nguyên sâm, Ngân hoa, Tử hoa địa đinh đều 15 ~ 25g, Nhũ hương (chế), Một dược (chế), Hồng hoa đều 10g, Nguyên hồ, Sinh địa đều 10 ~ 15g, Bồ công anh, Thổ phục linh đều 15 ~ 30g, Cam thảo 9 ~ 30g. Sắc uống.

TD: Bổ khí dục âm, giải độc hoạt lạc. Trị động mạch viêm tắc.

+ Khu Dâm Bảo Thoát Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Dĩ nhân mễ 30g, Phục linh 60g, Quế tâm 3g, Bạch truật 30g, Xa tiền tử 15g. Sắc uống.

TD: Kiện Tỳ lợi thấp, sinh cơ bại độc. Trị động mạch viêm tắc.

Đã trị 19 ca, đều đạt kết quả tốt.

+ Thanh Doanh Thác Mạch Thang (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ): Đương quy, Trạch lan, Ngân hoa, Hoàng kỳ (sống) đều 50g, Huyền sâm, Sinh địa, Câu đằng, Kê huyết đằng đều 25g,Mễ xác, Cam thảo (sống) đều 20g, Dĩ nhân mễ 30g, Thuỷ điệt 15g, Thiềm tô 0,03g. Sắc uống.

TD: Thanh nhiệt giải độc, khứ thấp thông mạch. Trị động mạch viêm tắc.

Đã trị 289 ca (kể cả đã bị lở loét. Khỏi hẳn 71%, có kết quả 95,6%.

+ Bảo Thoát Thang (Tân Trung Y 1984 : 5): Ý dĩ nhân, Bạch truật, Thổ phục linh đều 30g, Phục linh 60g, Xa tiền tử 15g, Quế tâm 3g. Sắc uống.

TD: Thấm thấp, tiêu thủng, bại độc. Trị thoát thư.

Đã trị 15 ca, uống từ 60 ~ 100 thang đều khỏi hẳn, không có ca nào tái phát.

+ Giải Độc Hoạt Huyết Thang II (Trung Quốc Y Dược Học Báo 1987 (3): Kim ngân hoa 30g, Huyền sâm, Đan sâm đều 20g, Hống hoa, Bồ công anh, Tử địa đinh đều 10g, Nhũ hương (chế), Một dược (chế) đều 7,5g, Cam thảo (sống) 5g. Sắc uống.

TD: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết hoá ứ. Trị động mạch viêm tắc.

Đã trị 52 ca, khỏi hẳn 48, có chuyển biến 3, không kết quả 1. Tổng kết đạt 98,1%. Trung bình uống 2,5 tháng.

+ Công Lao Hoàn (Hồ Nam Trung Y Tạp Chí 1986 (2): Thập đại công lao, Kim mao cẩu tích, Uy linh tiên, Mộc qua, Bạch thược, Sinh địa, Ô tiêu xà, Chí hạc thảo, Hoàng kỳ, Thân cân thảo đều 60g, Huyết kiệt, Quế chi, Hải đồng bì, Mẫu đơn bì, Ngưu tất, Phòng kỷ, Đương quy, Phụ phiến, Binh lang, Hồng hoa, Bạch hoa xà, Phòng phong, Nhũ hương, Một dược, Bồ công anh đều 30g. Tán nhuyễn, trộn đều, hoà với Mật ong làm thành hoàn, nặng 10g. bệnh nhẹ mỗi lần uống 1 hoàn, bệnh nặng cứ 8 giờ uống 1 viên. Uống liên tục 20 ~ 60 ngày.

TD: Khứ phong trừ thấp, hoạt huyết hoá ứ, ôn kinh thông lạc. Trị động mạch viêm tắc.

Đã trị 11 ca, khỏi 9, không khỏi 1, bỏ dở 1.

CHÂM CỨU

Thường chỉ định các huyệt vùng gốc chi, tránh châm ở ngọn chi nơi các động mạch nuôi dưỡng đã bị tắc gây đau đớn.

+ Chọn Huyệt Theo Biện Chứng

. Hàn Thấp : Dương lăng tuyền, Tam âm giao, Túc tam lý, Hạ cự hư, Thượng cự hư, Thái uyên.

. Huyết Ứ : Liệt khuyết, Xích trạch, Cách du, Thượng cự hư, Hạ cự hư.

. Nhiệt Độc : Thái khê, Phục lưu, Liệt khuyết, Xích trạch, Ngư tế, Âm lăng tuyền.

. Khí Huyết Đều Hư : Liệt khuyết, Xích trạch, Âm lăng tuyền, Túc tam lý, Thượng cự hư, Ngư tế.

. Thận Hư : Chiên trung, Cách du, Tam âm giao, Xích trạch, Thái khê.

Thực chứng châm tả, Hư chứng châm bổ. Châm đắc khí, lưu kim 30 phút, ngày một lần.

+ Chọn Huyệt Theo Thời Kỳ

. Thời kỳ đầu : Nội quan, Thái uyên, Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Tam âm giao, Thái khê. Châm bổ + cứu.

. Giai đoạn giữa : Thần môn (châm dưới hướng lên). Châm tả. Phối hợp dùng kim tam lăng châm ra máu.

. Giai đoạn cuối : Xung dương, Thái khê. Cứu luôn những chỗ lở loét.

Hai ngày trị một lần.

+ Chọn Huyệt Gần Vùng Bệnh

. Chi dưới chọn Hoàn khiêu, Tam âm giao xuyên Tuyệt Cốt, Túc tam lý, Dương lăng tuyền xuyên Âm lăng tuyền, Giải khê.

. Chi trên chọn Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, Trung chữ.

Châm bình bổ bình tả. Lưu kim 30 phút, ngày một lần.

+ Chọn Huyệt Theo Chứng

. Chi dưới : chọn Hoàn khiêu, Tam âm giao, Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Khí hải, Mạch căn, Âm bào. Biến chứng đến ngón chân cái thêm Âm lăng tuyền, Địa cơ. Lan đến ngón chân thứ 2 và 3 thêm Túc tam lý, Phong long. Lan đến ngón chân thứ 4 thêm Âm lăng tuyền, Huyền chung. Lan đến ngón chân thứ 5 thêm Thừa sơn, Côn lôn. Lan đến gót chân thêm Thái khê.

. Chi trên : chủ yếu dùng Khúc trì, Âm khích. Phối hợp : bệnh ở ngón cái và ngón trỏ thêm Thủ tam lý. Bệnh ở ngón giữa thêm Nội quan. Bệnh ở ngón thứ 4 thêm Ngoại quan. Bệnh ở ngón út thêm Thông lý. Bệnh ở mặt trước cánh tay và lòng bàn tay thêm Đại lăng.

Châm bình bổ bình tả, lưu kim 30 phút, ngày châm một lần (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).

CỨU PHÁP

Bệnh ở khớp mắt cá : cứu quanh vùng bệnh. Thêm Thái khê, Trung phong, Thương khâu, Khâu khư, Côn lôn, Quang minh, Chiếu hải, Thân mạch. Hoặc dùng Huyết hải, Thận du, Uỷ trung, Thừa cân. Cứu ngải, ngày cứu 2 ~ 4 lần (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).

NHĨ CHÂM

+ Nội tiết tố, Bì chất hạ, vùng phản ứng tay, chân. Lưu kim 20 ~ 30 phút, cách ngày châm một lần (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).

ĐẦU CHÂM

Khu Cảm Ứng, Khu Co Bóp Mạch Máu. Châm phía đối diện với bên bệnh. Ngày châm một lần, lưu kim 30 ~ 60 phút (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).

THÍCH HUYẾT PHÁP

Châm ra máu huyệt Xung dương, Thái xung, Túc tam lý hoặc châm ra máu phía dưới những tĩnh mạch. 3 ngày làm một lần (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).

Bài trướcRối Loạn Thần Kinh Thực Vật trong đông y
Bài tiếp theoTrị viêm loét dạ dày, tá tràng

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.