Phàm có thai 7 -8 tháng, ăn uống như thường tiểu tiện không thông, nặng thì bụng dưới trướng căng lòng bực tức không nằm được, nên gọi là chuyển bào. Thiên phụ nhân tạp bệnh mạch chứng tính trị sách Kim quỹ yếu lược có đoạn chép: “Hỏi: đàn bà bị bệnh; ăn uống như thường bứt rứt nóng nảy không nằm được phải ngồi dựa lưng để thở là bệnh gì ?” Trọng Cánh đáp : “Đó là bệnh chuyển bào, đái không được, vì cuống bọng đái bị chèn ép cho liên sinh bệnh này, chỉ thông lợi tiểu tiện thì khỏi, chữa thì dùng bài Thận khí hoàn”. Đó là sự ghi chép rất sớm. Ngoài ra, người xưa cũng gọi bệnh này là “Bào chuyển”, bệnh bào chuyển cũng có thể phát ra trong lúc bình thường, không phải riêng người có thai, chỉ là khi có thai thì thấy nhiều hơn mà thôi.

NGUYÊN NHÂN BỆNH

Bệnh này có hư, có thực, thuộc hư thì có khí hư, thận hư; thuộc thực thì có thấp nhiệt uất kết, khí trệ không lưu hành, cơ chế phát bệnh như sau:

Chứng hư

  • Khí hư: Phần nhiều vì thể chất vốn yếu, khí trung tiêu suy kém không thế nâng thai lên được, thai nặng sa xuống, đè nghẹt bàng quang; hoặc phế khí hư yêu không thấu xuống bàng quang được, làm cho thuỷ đạo không thông lợi.
  • Thận hư: Thận khí không đầy đủ không thể làm cho ấm dương khí của bàng quang, công năng hoá khí hành thuỷ bị ảnh hưởng mà mất điều hoà.

Chứng thực

  • Thấp nhiệt: Lo lắng uất giận hoặc ham ăn đồ béo bổ, uất lâu hoá nhiệt, thấp nhiệt dồn xuống bàng quang, nhiệt uất, khí kết làm cho đường nước không lợi.
  • Khí trệ: An no rồi dùng sức mạnh nặng hoặc nín đái lâu khi bức bách vào bọng đái, uất trệ lại không thông.

BIỆN CHỨNG

Chứng chuyển bào nhẹ, chỉ có đi đái luôn luôn són ra từng giọt, thì giống với chứng Tử lâm cần phải chú ý phân biệt. Thường thường chứngchuyển bào nặng thì đái từng giọt không thông, bụng dưới trướng- căng đau tức, chứng nhẹ thì chỉ đái luôn ra từng giọt lúc đái không đau đái rồi thì đỡ mà chứng Tử lâm thì bụng dưới không trướng đau, chỉ có lúc đái ra dầm dề mà đau. Đó là chỗ khác nhau của 2 chứng. Còn như các nhân tố gây ra chứng Chuyển bào đều có chứng hậu khác nhau, nay phân biệt trình bày như sau:

Chứng hư

  • Chứng khí hư: Có thai đi đái từng giọt không thông hoặc đái luôn mà ít, rốn và bụng căng trướng mà đau, sắc mặt trắng bệch, tim hồi hộp, khí đoản, đầu nặng choáng váng, tinh thần mỏi mệt, sức lực kém, đại tiện không khoan khoái chất lưỡi nhợt, rêu mỏng, mạch hư nhược mà hoạt.
  • Chứng thận hư: Có thai đi đái luôn mà ngắn, kế đó đái không thông, bụng dưới đầy trướng mà đau, nằm không được, sắc mặt xám, tay chân sưng phù, thân thể mệt mỏi, đầu choáng sợ lạnh, lưng chân rũ mỏi, đại tiện lỏng hoặc mờ sáng tiết tả, chất lưỡi nhợt, rêu mỏng, mạch trầm trì hoặc trầm hoạt vô lực.

Chứng thực

  • Chứng thấp nhiệt: Có thai vài tháng đi đái vàng và ngắn, kế đó thì bí lại, thậm chí bụng dưới trướng đau, nằm ngồi không yên, sắc mặt ứng đỏ, tâm phiền, trong nóng, đầu nặng mà tối sầm, miệng đắng, đại tiện táo bón hoặc ỉa lỏng mà không khoan khoái, chất lưỡi hơi đỏ, rêu trắng nhốt hoặc vàng nhớt, mạch hoạt sác.
  • Chứng khí trệ: Có thai 7-8 tháng bỗng nhiên đái không thông, bụng dưới trướng căng đau đớn. trong lòng bứt rứt, không nằm được, ăn uống như thường, rêu lưỡi bình thường, mạch trầm huyền.

CÁCH CHỮA

Có thai mà bí đái, phần nhiều vì thai khí sa xuống, đè ép bàng quang, cách chữa chủ yếu là nâng thai lên, nhưng cũng cần xét xem vì hư, vì nhiệt hay vì trệ để phân biệt mà chữa, không nên sơ thông quá.

Tóm lại cốt nâng lên. bổ khí, điều khí là đúng cách. Khí hư hãm xuống thì nên bổ khí để nâng thai lên, dùng bài cử thai tứ vật thang (1), thận hư thì nên ôn thận, hoà khí, thông nước, dùng bài Thận khí hoàn (2), thấp nhiệt uất kết bàng quang thì nên thanh nhiệt trừ thấp, dùng bài Tam bổ hoàn (3) gia Hoạt thạch, khí kết không lưu hành thì nên điều khí hành trệ, dùng- bài Phân khí ẩm (4) gia Sài hồ, Bạch thược mà chữa.

PHỤ PHƯƠNG

 

  • Cử thai tứ vật thang (Y tông kim giám)
Đương quy 8g Nhân sâm

Bạch thược 8g Bạch truật

Thục địa 8g Trần bì

Xuyên khung 4g Thăng ma

4g

12g

6g

4g

 

Vị thuốc Đương quy
Vị thuốc Đương quy

Sắc uống.

  • Thận khí hoàn (Kim quỹ yếu lược)

 

Can địa hoàng 144g Phục linh

Sơn dược 144g Đơn bì

Sơn thù 144g Quế chi

Trạch tả 108g Phụ tử

108g

108g

36g

36g (nướng)

Các vị trên tán bột, luyện mật làm hoàn bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 15-20 viên với rượu, ngày 2 lần.

  • Tam bổ hoàn (Đan khê tam pháp)

Hoàng liên 12g Hoàng bá 12g

Hoàng cầm 12g Gia: Hoạt thạch 12g

Các vị nghiền cho thật nhỏ, hoàn với mật bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 15 viên.

Bài trướcPhụ nữ có thai tiểu tiện đi luôn, nhỏ giọt và đau buốt
Bài tiếp theoKhi có thai sinh ra chứng phù thũng

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.