Thường được chia làm 2 loại, hoạt tinh và mộng tinh. Hoạt tinh là chảy ra khi bị kích thích, mộng tinh là bị xuất tinh khi ngủ mê.

Di tinh thường là một triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh chức năng, khi nào ảnh hưởng đến sức khoẻ mới coi là bệnh cần chữa. Không nên nhầm lẫn với các trường hợp di tinh có tính chất sinh lý bình thường. Nguyên nhân do tâm thần quá vượng thịnh, do bị tình dục kích thích gây hoạt tinh, thận hư không tàng tinh, gây mộng tinh, ăn nhiều đồ cay, béo, ngọt, gây thấp hóa nhiệt dồn xuống dưới kích thích thận hỏa gây mộng tinh.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Tâm, can, thận quá mạnh

(quân hoả, tướng hỏa mạnh)

Hay gặp ở trường hợp rối loạn thần kinh chức năng, hưng phấn tăng hay gây hoạt tinh.

Triệu chứng: ngủ ít, hồi hộp, đầu choáng váng, mạch huyền.

Phương pháp chữa: định tâm an thần, cố tinh.

Bài thuốc

Bài 1

Long nhãn 16 gam Khiếm thực 12 gam
Táo nhân 12 gam Kim anh 12 gam
Long cốt 16 gam Thảo quyết minh 12 gam
Mẫu lệ 16 gam
Bài 2. An thần định chí thang gia giảm
Sài hồ 12 gam Long cốt 16 gam
Phục linh 8 gam Hạt muồng 16 gam
Đảng sâm 12 gam Khiếm thực 12 gam
Viễn chí 8 gam Liên nhục 12 gam

Châm cứu: châm tả Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Tam âm giao, Nội quan, Thần môn.

Vị thuốc Khiếm Thực
Vị thuốc Khiếm Thực

Thận hư không tàng tinh

Do thận hư và thận dương hư gây ra, gặp ở các người bị rối loạn thần kinh chức năng, nếu ức chế giảm là âm hư, nếu ức chế và hưng phấn giảm là dương hư.

Triệu chứng: đau lưng, ngủ ít, chóng mặt, nhức đầu, hay mê, di tinh, ù tai. Nếu thận âm hư: Phiền nhiệt, họng khô,‘ miệng khô, tiểu tiện đỏ, đại tiện táo, ra mồ hôi trộm, nhức trong xương, mạch tế xác. Nếu thận dương hư, kèm theo sợ lạnh lưng gối lạnh đau, tay chân lạnh hay đi phân nát, nước tiểu trong, di tinh kèm theo liệt dương, mạch trầm nhược.

Phương pháp chữa: bổ thận âm, nếu thận âm hư, bổ thận dương (nếu thận dương hư) an thần, cố tinh.

Bài thuốc

Bài 1. Cố tinh hoàn

Liên nhục 2 kg Liên tu 1 kg

Hoài sơn 2 kg Sừng nai 1 kg

Khiếm thực 6,5kg Kim anh 0,5kg

Tán nhỏ thành bột làm viên một ngày uống 10 – 20 gam.

Dùng chung cho cả hai loại thận âm hư và thận dương hư.

Bài 2. Kim toả cố tinh hoàn

Sa uyển tật lệ 80 gam Khiếm thực 80 gam

Long cốt 40 gam Mẫu lệ 40 gam

Tán nhỏ thành- bột làm viên, mỗi ngày uống 12 gam. Dùng cho cả hai loại âm hư, dương hư.

Bài 3. Tang phiêu tiêu tán

Tang phiêu tiêu Viễn chí

Xương bồ Phục thần

Đảng sâm Đương quy

Quy bản

Thành phần bằng nhau. Tán bột làm viên, uống mỗi ngày 8 gam. Dùng cho cả hai loại âm hư, dương hư.

Bài 4. Nếu âm hư dùng bài

Sa sâm 12 gam Khiếm thực 12 gam

Mạch môn 12 gam Liên nhục 12 gam

Thạch hộc 12 gam Quy bản 8 gam

Kim anh 12 gam

Hoặc bài bổ âm hoàn gia giảm

Hoàng bá 12 gam Kim anh 12 gam

Tri mẫu 12 gam Khiếm thực 12 gam

Thục địa 16 gam Liên nhục 12 gam

Quy bản 12 gam Tuỷ lợn 12 gam

Làm viên mỗi ngày dùng 30 gam

Ba kích 12 gam Hoàng tinh 12 gam

Sừng nai 12 gam Hoài sơn 12 gam

Phá cố chỉ 12 gam Liền nhục 16 gam

Thỏ ty tử 12 gam

Tán bột, uống mỗi ngày 30 gam hoặc uống thuốc sắc, liều như trên, ngày 1 thang.

Hoặc dùng bài Hữu quy hoàn gia giảm.

Thục địa 12 gam Đỗ trọng 8 gam
Hoài sơn 8 gam Thỏ ty tử 8 gam
Sơn thù 6 gam Phụ tử chế 8 gam
Kỷ tử 8 gam Nhục quế 4 gam
Đương quy 8 gam Cao ban long 12 gam

Tán bột làm viên uống 10 – 20 gam một ngày hoặc dùng thuốc sắc ngày một thang.

Châm cứu:

Nếu thận âm hư thì châm bổ các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Trung cực, Thận du, Tam âm giao, Nội quan, nếu thận dương hư thì cứu các huyệt trên (trừ Nội quan).

Vị thuốc Kỷ tử
Vị thuốc Kỷ tử

Thấp nhiệt

Triệu chứng: di tinh, khát nước nhiều, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch nhu sác.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt lợi thấp là chính.

Bài thuốc

Bài 1

Tỳ giải 16 gam Ý dĩ 12 gam
Hoàng bá nam 12 gam Bồ công anh 16 gam
Mẫu lệ 12 gam Củ mài 16 gam
Cỏ nhọ nồi 12 gam Cam thảo nam 12 gam
Bài 2. Đỗ trư hoàn
Bạch truật 16 gam Khổ sâm 10 gam
Mẫu lệ 16 gam Dạ dày lợn 10 gam

Làm thành viên mỗi ngày uống 30 gam.

Châm cứu: châm tả: Quan nguyên, Khí hải, Khúc cốt, Hợp cốc, Nội đình.

Xem thêm:

http://thuocchuabenh.vn/benh-nam-khoa/thuoc-nam-chua-benh-di-tinh.html

 

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Điều trị theo nguyên nhân, nếu có nhiễm khuẩn sinh đục tiết niệu dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Nghỉ ngơi hợp lý.

Dùng các thuốc trấn tĩnh thần kinh: Diazepam, Valium, Bromua.

Xem thêm:DI TINH(Phụ; Liệt dương)

Chứng “di tinh” có chia ra “mộng tinh” và “hoạt tinh”, chiêm bao thấy giao hợp với phụ nữ mà xuất tinh gọi là “mộng tinh”, không chiêm bao mà tinh tự xuất ra hoặc trông thấy gái đẹp mà tinh chảy ra gọi là “hoạt tinh”, sách “Cảnh nhạc toàn thư” nói: “Mộng tinh và hoạt tinh đều là bệnh mất tinh cả, tuy chứng khác nhau, nhưng nguồn gốc gây nên thì lại là một”. Đó là nói rõ “mộng tinh” và “hoạt tinh” trên. Chứng tuy có nặng nhẹ khác nhau, mà nguyên nhân gây ra bệnh này căn bản vẫn là một nên thiên này hợp cả hai chứng: Di và Hoạt tinh lại mà thảo luận.

Chứng di tinh, không phải hoàn toàn thuộc về hiện tượng bệnh lý, nói chung trong tình trạng tâm lý bình thường cũng có hiện tượng này. Trương Cảnh Nhạc nói: “Đương tuổi cường tráng, khí thịnh, vắng việc phòng dục đã lâu, mà tinh xuất ra, đó là đầy mà tràn ra”. Vì thế con trai đến tuổi thành niên hoặc đã có vợ mà cách ly phòng sự lâu ngày, thân thể khoẻ mạnh, tình cờ thấy có di tinh, không coi là bệnh được.

  1. NGUYÊN NHÂN

  • Quân hỏa và tướng hỏa vượng

Vì dùng tâm quá mức, hoặc vì muộn phòng dục mà chưa thoả mãn được thì gây ra tâm thần không yên, quân hỏa mạnh quá, Tướng hỏa tự

động bừa bãi, thúc đẩy tinh dịch ở thận tiết ra, đúng như Vưu Tại Kinh nói: “Tâm không yên thì thần giao động ở trên mà tinh tiết ra ở dưới”.

  • Thận hư không bế tàng được

Tình dục bừa bãi, tất nhiên thận âm hư thì tướng hỏa thịnh lên mà nhiễu động đến chỗ chứa tinh, làm mất chức năng bế tàng, thận dương hư thì tinh không vững mà tinh dịch tự chảy ra. Sách “Y quán” nói: “thận âm hư thì tinh không tàng được, can dương thịnh thì hỏa không động lên, hỏa động tác động đến tinh, nếu không mơ mộng thì thôi, mà mơ mộng là tinh tiết ra ngay”. Sách “Chứng trị yếu quyết” nói: “Sắc dục quá độ, khí hạ nguyên hư yếu, tinh hoạt mà tiết ra không cầm giữ được” trường hợp trước là âm hư dương thịnh trường hợp sau là âm dương đều hư. Ngoài ra lại còn có trường hợp vì bẩm thụ tiên thiên bạc nhược mà sinh ra thận hư không tàng được tinh, trên lâm sàng cũng thường gặp.

  • Thấp nhiệt dồn xuống

Sách “Y học nhập môn” nói: “Uống rượu thức ngon nhiều quá thì thấp nhiệt uất ở trong… cho nên tinh hoạt mà tiết ra”. Đó là do ăn uống ngon hoặc thức ăn kích thích nhiều quá làm cho thấp nhiệt thịnh ở trong nhiễu động đến chỗ chứa tinh, mà sinh ra di tinh.

Tổng hợp những điều nói trên, thì cơ chế phát bệnh di tinh, chủ yếu là do ở tâm, can và thận. Thận là tạng chứa tinh, sách “Nội kinh” nói: “Thận chủ bế tàng, gốc của sự đóng kín là chỗ sinh ra tinh: Tinh dịch tiết ra cố nhiên là do thận mất chức năng giữ kín, sỏ dĩ thận mất chức năng đó, ngoài nguyên nhân do thận hư mà làm cho cửa tinh không kín đáo, còn vì tâm và can không được điều hoà, quân hỏa và tướng hỏa động cũng có thể ảnh hưởng đến việc bế tàng của thận”, đúng như Chu Đan Khê đã nói: “Thận chủ bế tàng, Can chủ tiết. Hai tạng đó đều có tướng hoả, mà có liên hệ với tâm ở trên. Tâm là quân hoả, bị cảm xúc thì dễ động, tâm động thì tướng hỏa cũng động, động thì tinh cũng tự chảy ra”. Ngoài ra như thấp nhiệt dồn xuống dưới cũng có thể nhiễu động chỗ chứa tinh mà sinh ra di tinh còn như tinh tiết ra lâu ngày là thận đã bị hao tổn rất nhiều nên không còn sức tàng tinh giữ, thì không vì quân hỏa tướng hỏa hoặc thấp nhiệt nhiễu động, tinh dịch cũng thường tiết ra mà không biết.

  1. BIỆN CHỨNG

Biện chứng về bệnh đi tinh, người xưa có thuyết: “Có mộng là bệnh ở tâm, không mộng là bệnh ở thận”, thực ra chỉ bằng có mộng hay không mộng cũng không đủ làm căn cứ, mà cần phải kết hợp với tình hình sức khoẻ của người bệnh, sự phát bệnh mới hay lâu ngày, mạch và các chứng trạng thì mới có thể toàn diện được, vì thế trình bày như sau:

  • Quân hỏa và tướng vượng

Phần nhiều chiêm bao di tinh, ngủ ít không được yên giấc, đầu choáng, tâm rung động, mạch tiểu huyền.

  • Thận hư không tàng được

Vì âm hư thì đầu choáng mắt mờ, tai ù, eo lưng đau, tinh thần mệt mỏi thiếu sức, hình vóc gầy mòn, mạch phần nhiều tá tiễu, vì dương hư thì sắc mặt trắng bợt, tinh thần uể oải, thường hoạt tinh, bệnh nặng thì tai nghe đến chuyện dâm dục, hoặc mắt thấy con gái đẹp thì tinh tự chảy ra. Mạch phần nhiều trầm nhược.

  • Thấp nhiệt dồn xuống

Miệng đắng và khát nước, tiểu tiện nóng, đỏ, lưỡi phần nhiều vàng nhớt, mạch thấy nhu sác.

  1. CÁCH CHỮA

Người bị bệnh này đa số là do suy nghĩ vẩn vơ ý muốn không thoả mãn được, vì thế cho nên điều dưỡng tinh thần là then chốt, chủ yếu để chữa bệnh này. Trương cảnh Nhạc nói: “nguồn gốc chứng di tinh, không có trường hợp nào là không có ở tâm… Đến khi bệnh đã phát ra tìm cách chữa, thì càng nên chú ý đến tâm trước, rồi sau tuỳ chứng điều trị, thì không có bệnh này là không khỏi. Nếu như không biết tìm nguồn gốc bệnh, toàn ỷ lại vào thuốc mà muốn thành công thì ít có”. Đó là nói rõ cách chữa bệnh này không chỉ nhờ vào thuốc mà trước hết cần giữ gìn tư tưởng cho yên tĩnh, về phương diện sinh hoạt, cần phải tiết chế đúng mức, việc phòng dục, ăn cơm tối không nên quá no quá, dùng ít những thức ăn cay hăng có tính kích thích đồng thời lại cần vận động thân thể cho đúng mức.

Còn như việc dùng thuốc thì nên căn cứ vào nguyên nhân bệnh kể trên rồi tuỳ chứng mà chữa, nếu vì tâm thần không yên thì nên định tâm yên thần, dùng bài An thần định trí hoàn (1) và tướng hỏa thiên thịnh thì nên tư âm thanh hoả, dùng bài Đại bổ hoàn hoặc bài Tam tài phong thủy đan (2), vì thận hư không bế tàng được thì tráng thủy tư âm, dùng Lục vị địa hoàng hoàn (5). Di tiết đã lâu ngày, thì cần cố tinh, dùng các bài Kim toả cố tinh hoàn (5), Thủy lục nhị tiên đơn (6). Nếu thận dương suy thì nên ôn bổ cố sáp, tuỳ chứng mà dùng các bài như Cố tinh hoàn (7), bài Ban long hoàn (8), còn như vì thấp nhiệt dồn xuống, là phần nhiều thiên về chứng thực, thì nên dùng thuốc phân lợi, dùng bài Trư đỗ hoàn (9).

  1. TÓM TẮT

“Di tinh” là chứng thường thấy tuy có chia “mộng tinh” và “hoạt tinh”, nhưng nguyên nhân bệnh thì căn bản là một. Trên lâm sàng phát sinh ra chứng “Di tinh”, chủ yếu là do trong lòng nghĩ vẩn vơ, tình dục không thoả mãn, ngoài ra còn vì trác táng quá nhiều, làm cho quân hỏa tướng hỏa bốc lên hoặc thận hư không bế tàng được đến nỗi cửa tinh không vững chắc. Vì vậy chú ý điều lý về các phương diện tinh thần, sinh hoạt là then chốt, chủ yếu để chữa bệnh này, đúng như lời Trương Cảnh Nhạc nói; “Nếu biết tiếc tính mạng, thì trước tiên cần phải tiếc tinh dịch, nếu muốn tiếc tinh, trước hết giữ cho tâm được yên”. Còn về cách dùng thuốc nếu như về tâm không yên thì nên định tâm an thần vì di tiết lâu ngày, thận bị thương tổn thì nên dùng thêm những vị thuốc bổ thận, cố tinh, nếu vì hư hỏa vượng thì cách chữa là phải tư bổ để thanh hoả. Bệnh đã lâu ngày thì dùng thêm thuốc cố tinh. Nếu thận dương suy kém thì dùng ôn bổ cố’ sáp mà chữa.

PHỤ: LIỆT DƯƠNG

“Liệt dương” là chứng dương vật không cương được, nguyên nhân là vì phần nhiều ham mê dâm dục làm kiệt tinh dịch, hoặc lúc tuổi trẻ trác táng, Mệnh môn hỏa suy, tinh khí bị hư hàn hoặc vì lo nghĩ quá độ, tâm và tỳ bị thương tổn, hoặc vì sợ hãi không giải trừ được, nhân đó mà hại đến thận, cũng có khi vì thấp nhiệt dồn xuống, tôn cân bị lơi lỏng, những điều trên đều có thể gây ra chứng liệt dương. Những trường hợp vì thấp nhiệt dồn xuống mà sinh ra thì trong lâm sàng rất ít thấy, Trương cảnh Nhạc nói: “Vì hỏa suy thì 10 bệnh đến 7, 8 còn hỏa thịnh chỉ có ít thôi”.

Biện chứng và cách chữa về chứng bệnh này: Nếu vì Mệnh môn hỏa suy thì thường thấy sắc mặt trắng nhợt, eo lưng và chân đau nhức, mềm yếu, đầu choáng, mắt mờ, mạch phần nhiều trầm tế, cách chữa nên ôn bổ, hạ nguyên dùng bài Ngũ tử diễn tôn hoàn (10), hoặc bài Trường xuân quảng tự đan (11) vì tâm tỳ suy tổn thì thường có cả những hiện tượng như sắc mặt vàng úa, tinh thần uể oải, tay chân mỏi mệt. Cách chữa nên bồi dưỡng tâm tỳ, dùng bài Quy tỳ thang (13). Vì sợ hãi thương tổn đến thận thì thường thấy các chứng trạng tinh thần buồn khổ, nhút nhát hay nghi ngờ, tâm rung động mất ngủ, cách chữa nên bổ thận an thần dùng bài Đại bổ nguyên Tiễn gia giảm (13). Còn như vì thấp nhiệt dồn xuống thì tiểu tiện phần nhiều nóng đỏ, mạch bộ xích huyền hay hoạt sác. Cách chữa nên châm chước dùng bài Tri bá bát vị hoàn gia giảm (14). Nếu mạch huyền sác là can hỏa thịnh lại nên dùng phép thanh can tả hoả.

  1. PHỤ PHƯƠNG
  1. An thần định chí hoàn: Xem số 7 phụ phương mục Mất ngủ
  2. Tam tài phong thủy đan: Thiên đông, địa hoàng, nhân sâm, hoàng bá, sa nhân, cam thảo.
  3. Tụ tinh hoàn: Hoàng ngũ phiên giao, đồng sa suyễn.
  4. Lục vị địa hoàng hoàn: Xem số 11 phụ phương mực Hư lao.
  5. Kim toả cô tinh hoàn: Xem số 18 phụ phương mục Hư lao.
  6. Thuỷ lục nhị tiên đan: kim anh tử, khiếm thực.
  7. Cố tinh hoàn: thỏ ty tử, gia cửu tả (hột hạ), mẫu lệ, long cốt, ngũ vị tử, tang phiêu tiêu, bạch thạch chi, phục linh.
  8. Ban long hoàn: thục địa, thỏ ty tử, bổ cốt chỉ, bá tử nhân, phục linh, lộc giác giao.
  9. Trư đỗ hoàn: Bạch truật, khổ sâm, mẫu lệ, trư đỗ (dạ dầy lợn).
  10. Ngũ tử diễn tôn hoàn: Câu kỷ tử, phúc bồn tử, thỏ ty tử, ngũ vị tử, sa tiền tử.
  11. Trường xuân quảng tự đan: Sinh địa, thù nhục, câu kỷ tử, thỏ ty tử, ngưu tất, đỗ trọng, sơn dược, phục linh, nhân sâm, mạch đông, thiên đông, ngũ vị, bá tử nhân, quy thần, ba kích nhục, bổ cốt khí, liên tu, thung dung, phúc bồn tử, đồng sa uyển, lộc giác giao, nguyên vũ giao, bổ cốt giao, trư tính tuỷ, hoàng ngư nhục, tinh dương nhục, hắc cẩu nhục, tử hà sa, lô âm thành, cân âm hoàng, hùng tinh nga.
  12. Quy tỳ thang: Xem số 27 phụ phương mục Hư lao.
  13. Đại bổ nguyên tiễn: Xem số 13 phụ phương mục Hư lao.
  14. Tri bá bát vị hoàn: Thục địa, sơn thù nhục, sơn dược, phục linh, đan bì, trạch tả, tri mẫu, hoàng bá.
Bài trướcPhác đồ điều trị lao tiết niệu sinh dục và lao khớp xương
Bài tiếp theoĐông y chữa Liệt dương hiệu quả

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.