Có thai đã đủ tháng, thai đã quay xuống, lưng và bụng càng đau từng cơn, bụng dưới nặng trĩu nước ối và huyết đều xuống, mà rặn mãi thai không ra gọi là đẻ khó. Trên vở thời xưa căn cứ vào chính trạng đẻ khó khác nhau mà đặt ra nhiều tên bệnh, như vị trí thai không ngay mà hai chân ra trước gọi là đẻ ngược (nghịch sản); cánh tay ra trước thì gọi là đẻ ngang (hoành sinh); đầu đứa bé nằm nghiêng một bên thì gọi là đẻ nghiêng (thiên sản); lại vì sinh lý khác thường mà đẻ không được thì gọi là xương cửa mình không mỏ (giao cốt bất khai).

Những chứng khó đẻ kể trên, trừ chứng vị trí thai không ngay, có thể dùng phương pháp châm hoặc thuốc mà chữa trước khi đẻ, hoặc dùng phương pháp y học ngày nay nắn sửa để cho thai ngay thẳng lại; còn các chứng khác cần phải kịp thời dùng chữa bằng thủ thuật thì trong bài này không bàn đến.

NGUYÊN NHÂN BỆNH

Khí huyết hư nhược và khí trệ huyết ứ. cơ chế phát ra bệnh như sau:

  • Khí huyết hư nhược

Thể chất vốn yếu, chính khí hư suy, hoặc lúc đẻ dùng sức quá sớm, khí kém sức yếu; hoặc ngày thường không kiêng phòng dục, khí huyết tiêu hao; hoặc khi đẻ nước ối vỡ sớm, huyết ra quá nhiều, mất huyết làm khô thai.

  • khí trệ huyết ứ

Lúc đẻ trong lòng lo sợ, tinh thần căng thẳng quá chừng, làm cho khí uất huyết trệ, hoặc lúc đẻ khí trời hơi lạnh lẽo mà huyết bị hơi lạnh làm ngăn trở.

BIỆN CHỨNG

  • Chứng khí huyết hư nhược

Người có thai, vốn là khí hư, sắc mặt trắng bệch, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, yếu, tinh thần mỏi mệt, lúc đẻ co rút từng cơn, người yếu, hoặc đẻ lâu quá mà dùng sức quá sớm, đến nỗi khí hư kém sức đẻ mãi không ra, mạch phù đại mà hư, ấn nặng tay không có lực, nếu kiêm huyết hư tất nhiên hình thể gầy yếu, sắc mặt xanh vàng, hoặc lúc đẻ huyết ra quá nhiều, tân dịch và huyết khô hết, mạch trầm tế mà trì.

  • Chứng khí trệ huyết ứ

Lúc đẻ sắc mặt xanh tím, da dẻ không nhuận, lưng và bụng đau từng cơn kịch liệt mà thai không ra, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch trầm thực mà rối loạn, nếu kiêm khí trệ thì thì tinh thần uất ức, ngực tức, bụng căng, thường thường ợ hơi, bụng trướng đau từng cơn, thai mãi vẫn không ra, rêu lưỡi mỏng mà có nhớt, mạch trầm huyền mà rối loạn.

CÁCH CHỮA

Chữa chứng đẻ khó chủ yếu là phải điều hoà khí huyết. Mà cách điều hoà khí huyết cần phải càn cứ vào bệnh tình để dùng những phương pháp dưỡng huyết, ích khí ôn kinh thông ứ, không nên dùng những thuốc mạnh quá mà đẩy thai ra, làm tổn hại đến khí huyết; nếu đẻ lâu không ra, chính khí hư nhiều thể bệnh sắp nguy thì kíp nên cho uống Độc sâm thang bổ mạnh chính khí, khí hồi lại thì thai tự ra. Đó là cách chữa chứng đẻ khó, cần phải chú ý.

Còn về phương pháp chữa cụ thể, lại nên châm chước theo tình hình bệnh, kết hợp với thể chất của người có thai mà xử lý cho thích đáng. Khí hư nên đại bổ khí huyết, dùng bài Nan sản phương của Thái Tùng Đỉnh (1) làm chủ; khí trệ huyết ứ thì nên điều khí hành huyết, trực ứ, dùng bài Thoát hoa tiễn (2) làm chủ.

BÀI THUỐC SỬ DỤNG

1) Phương nan sản (của Thái Tùng Đỉnh)

Hoàng kỳ 36g (tẩm mật nướng)
Quy bản 16g (tẩm giấm nướng)
Quy thân 16g
Xuyên khung 4g
Bạch phục thần 16g
Bạch thược 4g (sao rượu)
Tây đảng sâm 16g
Câu kỷ 16g

Sắc, chỉ lấy nước đầu mà uống hết một lần.

2) Thoát hoa tiễn (xem Thai chết không ra)

Bài trướcThai nhi chết trong bụng mẹ không ra và điều trị
Bài tiếp theoĐông y chữa chứng rau thai không ra

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.