Kinh nguyệt không đều là nói chu kỳ của kinh, số lượng kinh, màu sắc kinh, chất của kinh, không cứ một phương diện nào, đã có sự thay đổi và đã phát hiện ra bệnh trạng. Thường thấy có những chứng kinh ra trước kỳ, kinh ra sau kỳ, kinh ra trước sau không định kỳ, hoặc kinh quá nhiều hay quá ít.

Bệnh này tuy hiện ra các loại chứng trạng khác nhau nhưng tóm lại không ngoài hai phương diện:

  • Thay đổi về chu kỳ: Bình thường chu kỳ kinh từ 22 – 35 ngày. Kỳ hành kinh sớm trên 7 ngày, thậm chí trong một tháng có hai lầnthì gọi là kinh ra trước kỳ; kinh nguyệt lùi lại sau 7 ngày, hoặc 40
  • 50 ngày, hoặc 2- 3 tháng một lần thì gọi là kinh ra sau kỳ; kinh nguyệt khi sớm khi muộn có kỳ hạn nhất định, trước sau sai nhau 7 ngày trở lên là kinh trước sau không định kỳ, hoặc gọi là kinh rối loạn. Kỳ kinh đi sai trái như thế, tất phải đi sai liên tục hai lần trở lên, nếu chỉ gặp có một lần thì không coi là bệnh.
  • Sự thay đổi về lượng, về màu, về chất của kinh: Chu kỳ của kinh nguyệt bình thường mà số lượng kinh nhiều hơn lúc bình thường hoặc số ngày kinh dài hơn thì gọi là kinh nguyệt quá nhiều (còn gọi là đa kinh); số lượng kinh ít hơn ngày bình thường hoặc thời gian ra huyết rút ngắn thì gọi là kinh nguyệt quá ít (còn gọi là thiểu kinh). Còn như máu kinh tím, đen, đỏ, nhợt, chất kinh đặc lỏng, thì thường kèm những chứng bệnh trên.

Hai loại bệnh trên đây là hai hiện tượng của chứng kinh nguyệt không đều, nguyên nhân bệnh phần lớn là giống nhau.

NGUYÊN NHÂN BỆNH

Nguyên nhân sinh ra bệnh này không ngoài nội thương về thất tình, ngoại cảm về lục dâm, ăn uống không điều độ, làm việc nghỉ ngơi không đúng lúc, tỳ vị, hư tổn tâm hoả bốc lên. Còn như cơ chế sinh ra bệnh, thì kinh ra trước kỳ phần nhiều nặng về nhiệt (huyết nhiệt, hư nhiệt) nhưng cũng có khi do khí hư mà gây nên. Kinh ra sau kỳ chủ yếu là hư và hàn,nhưng cùng có khi vì huyết ứ, đờm ngăn trở khác nhau. Kinh ra trước saukhông có kỳ nhất định nên phần nhiều là can uất, tỳ hư mà can thận hao tốn cùng thường thấy; số lượng kinh quá nhiều là khí hư cùng huyết nhiệt, lượng kinh quá ít phần nhiều là khí hư cùng huyết ứ. Trên đây mới chỉ nói khái quát mà thôi, còn tình hình cụ thể sẽ như sau:

Nhiệt

Huyết nhiệt: Vì ham ăn đồ cay nồng, hút thuốc, uống rượu, hoặc khí hậu nóng quá, cảm phải nhiệt tà, nhiệt đọng vào huyết, làm cho huyết phải đi sai đường, thường dẫn đến thấy kinh quá sớm và kinh ra nhiều .

  • Hư nhiệt: Hoặc do ngày thường chân âm vốn bị thương tổn, lo nghĩ và phòng lao làm động hoả, hoặc do thất tình thương tổn bên trong, ngũ chí hoá ra hoả làm cho âm huyết kém, hoả nhiệt mạnh quá nên kinhcũng ra sớm nhưng lượng ít.

Hàn

  • Hư hàn: Do dương khí kém, hoặc hàn tà đọng lại lâu ngày, dương khí bị tổn thương, khí huyết suy kém, cơ năng không mạnh mẽ, vận hành kém sức nên kinh huyết không thể đúng kỳ và thường thấy muộn mà ít.

  • Khí hư: Nhọc mệt, đói khát, chính khí suy kém, mạch Xung, Nhâm không kiên cố không thể gìn giữ và chế ước được kinh nguyệt, thường thấy kinh đi sám mà nhiều.
  • Huyết hư: Phần nhiều vì các loại bệnh xuất huyết dai dẳng, hoặc sinh đẻ quá nhiều, hoặc phòng lao, sẩy thai, hao tổn âm huyết, bể huyết trống không, không thể đúng kỳ được, thường thấy kinh muộn mà ít.
  • Tỳ hư: Tỳ vị hư yếu không thể thu nạp và vận hoá được thuỷ cốc, làm cho nguồn sinh hóa của khí huyết bị suy kém, huyết dịch không đủ mà thường thấy kinh muộn; nhưng tỳ chủ cai quản huyết, nếu tỳ hư mà khí hãm xuống, không đủ sức để cai quản thì kinh huyết lại dễ thấy trước kỳ.
  • Can thận hao tổn: Vì phòng dục không điều độ, tổn hại đến mạch Xung, Nhâm, ảnh hưởng đến can thận, can hư thì kém công năng chứa huyết, thận hư thì kém công năng thâu nạp; kém công năng chứa huyết thì kinh ra muộn mà ít; thâu nạp kém thì kinh sớm mà nhiều; hoặc mong muốn không thoả, lo nghĩ uất tích, khí tâm tỳ kết lại, ảnh hưởng đến Xung, Nhâm, tiêu hao thận âm, thận âm đã bị thương tổn can khí cũng mất điều hoà nên kinh kỳ rối loạn không nhất định.

Thực

  • Huyết ứ: Sau khi đẻ hay hành kinh, ứ huyết đọng lại trong tử cung, tắc trệ làm kinh ra không đúng kỳ.
  • Khí uất: Tức giận lo nghĩ, tình chí không được thoải mái, khí uất không thư thái, hoặc khí nghịch lên, huyết kết lại, do đó mà kinh nguyệt không đều.
  • Đờm thấp: Vì đờm thấp chứa đọng lại, hoặc là mỡ nhiều quá làm trở ngại tử cung, sinh ra huyết mạch không thông, kinh huyết trệ lại không hành, nặng thì sinh kinh bế, nếu kèm thêm tỳ khí hư nhược không thể cai quản được huyết dịch, hoặc kém có huyết nhiệt bên trong quá thịnh làm huyết trào ra do vậy thấy kinh ra nhiều mà trước kỳ.

BIỆN CHỨNG

Thấy kinh trước kỳ, số lượng nhiều, màu đỏ tía, chất đặc là thuộc về huyết nhiệt; số lượng ít, màu đỏ là thuộc hư nhiệt; số lượng nhiều màu nhợt, chất loãng là thuộc về khí hư. Thấy kinh sau kỳ số lượng ít, sắc nhợt chất loãng là thuộc về khí huyết đều hư; số lượng ít, sắc đen có cục, chất loãng đặc thuộc về khí trệ hoặc huyết ứ; số lượng ít, sắc bầm chất loãng là thuộc hư hàn; số lượng nhiều, sắc nhợt, chất dính là thuộc khí hư đờm trệ. Thấy kinh trước kỳ sau kỳ không nhất định, số lượng nhiều hoặc ít, sắc nhợt, chất loãng là thuộc tỳ hư; số lượng ít sắc đỏ tía có đọng cục là thuộc khí uất; số lượng nhiều, ít không chừng, sắc nhợt hoặc tía không nhất định mà ít loãng, eo lưng nhức là thuộc can thận hao tổn; kinh quá nhiều hoặc hư, băng huyết máu sẫm chất đặc, hoặc đọng lại thành từng cục đỏ bầm là thuộc thực nhiệt; kinh ra nhiều mà người rất nhọc mệt, chất loãng nhợt không đông cục là thuộc hư hàn; kinh quá ít, thậm chí nhỏ từng giọt, chất loãng, màu nhợt, hoặc nhợt như nước vàng, phần nhiều là huyết hư; kinh ít mà tím đen chất đặc kèm có cục ứ không thông suốt phần nhiều là huyết ứ.

Trên đây là phương pháp biện chứng nói chung, lúc chữa bệnh còn cần phải kết hợp với chứng trạng cụ thể mà tiến hành phân tích.

Chứng nhiệt

  • Huyết nhiệt: Thấy kinh trước kỳ lượng kinh nhiều, máu đỏ sẫm, đặc dính, có lúc ra máu cục mùi hôi, sắc mặt đỏ hồng, môi đỏ khô cứng, tâm phiền dễ giận, thích lạnh sợ nóng, đại tiện bí, tiểu tiện đỏ, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hồng thực hoặc hoạt sác.
  • Hư nhiệt: Thấy kinh trước kỳ, lượng kinh ít, màu đỏ mà trong, không có cục, sắc mặt không tươi, có lúc hai gò má đỏ, đầu xây xẩm, bên trong nóng mà phiền nhiệt, đêm ngủ không yên, tinh thần mệt mỏi, chất lưỡi đỏ nhợt, rêu hơi vàng mà khô, hoặc miệng lưỡi lở loét mạch tế sác.

Chứng hàn

Hư hàn thấy kinh sau kỳ, lượng kinh ít, màu nhợt hoặc hơi xám đen, có cục, sắc mặt trắng nhợt, thích nóng sợ lạnh, bụng đau liên miên, thích được chườm nóng, môi nhợt rêu trắng, mạch trầm trì vô lực.

Chứng hư

  • . Khí hư: Kinh ra trước kỳ mà nhiều, máu nhợt, chất loãng, sắc mặt trắng bóng, tinh thần uể oải, tim hồi hộp ngắn hơi, ngại nói, hoặc cảm thấy eo lưng và đùi rũ mỏi, bụng dưới sa xuống, chất lưỡi nhợt mà rêu mỏng ướt, mạch hư nhược vô lực.
  • Huyết hư: Kinh ra sau kỳ, lượng ít, máu đỏ nhợt, chất loãng, thân thể gầy yếu, sắc mặt úa vàng, hoặc thấy môi lưỡi, móng tay, móng chân xanh nhợt, da dẻ khô sáp, đầu choáng, mắt hoa, tim hồi hộp, ít ngủ, chất lưỡi nhợt không có rêu, mạch tế sác hoặc hư tế, nếu kèm. chứng trạng khí hư, là khí huyết đều hư.
  • Tỳ hư: Hành kinh sớm muộn không nhất định, lượng nhiều, ít không chừng, sắc nhợt mà trong, sắc mặt vàng bệch tay chân phù thũng, tinh thần mệt mỏi, sức kém, ham nằm, tay chân không ấm, đầu xây xẩm, tim hồi hộp, có lúc bụng trướng, miệng nhạt, ăn không biết ngon, ăn ít, hay nôn mửa, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch hư, trì.
  • Can thận hao tổn: Kinh ra trước hoặc sau kỳ lúc nhiều lúc ít, màu nhợt, chất loãng, sắc mặt xanh nhợt hoặc hơi xám tối, đầu choáng tai ù, vùng eo lưng nhức đau, đùi yếu kém sức, ăn ít, ngủ không tốt, bụng dưới sa xuống và đau, đái đêm nhiều, lưỡi nhạt rêu mỏng hoặc rạn nứt, mạch trầm nhược.

Chứng thực

  • Huyết ứ: Kinh ra sau kỳ, lượng ít, màu tím đen, có đọng cục, sắc mặt tím xám. bụng dưới trướng đau, ấn vào càng thấy đau tăng, khi huyết cục ra rồi thì bớt đau nhức, ngực bụng trướng đầy không thư thái, đại tiện táo bón, tiểu tiện ngắn vàng, lưỡi đỏ xám, mạch trầm sắc.
  • Khí uất: Kinh ra trước kỳ sau kỹ, không nhất định, không khoan khoái, lượng ít, sắc đỏ tía có cục, sác mặt hiện ra xanh xám, tinh thần uất ức, trước khi hành kinh bầu vú căng lên, lúc hành kinh bụng dưới trướng đau (cũng có thể thấy ở trước khi hành kinh) đau ran lên ngực và sườn, hoặc ngực tức, dạ dày căng, ợ hơi được thì nhẹ, rêu lưỡi mỏng, trắng, mạch huyền, kèm có nhiệt thì thấy kinh trước kỳ, và thấy phiền nhiệt, môi khô miệng ráo, rêu vàng, mạch sác.
  • Đờm thấp. Thấy kinh sau kỳ, sắc nhợt mà đặc dính, lượng nhiều ít không chừng, sắc mặt trắng bệch, trong lồng ngực bức tức bụng trướng, thường muốn nôn, ăn uống sút kém, trong miệng nhạt nhớt, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền hoạt, có khí hư hoặc huyết hư, ngoài những chứng trạng toàn thân mà kiêm khí hư và huyết nhiệt ra, còn có những chứng trạng thấy kinh trước kỳ và lượng kinh quá nhiều.

CÁCH CHỮA

Về cách chữa bệnh này hễ thấy kinh trước kỳ thì chủ yếu là phải thanh nhiệt còn bổ khí và bổ hư cũng nên tuỳ chứng mà lựa dùng. Nếu thấy kinh sau kỳ thì chủ yếu là phải ôn bổ, còn hành khí và hoạt huyết cũng không nên thiếu sót, nếu thấy trước kỳ hay sau kỳ không nhất định thì chú trọng vào bồi dưỡng can tỳ, những cũng cần chiếu cố đến can thận; nếu kinh ra nhiều quá thì nên bổ dưỡng khí huyết, mà cũng cần chú ý đến hành huyết tiêu ứ. Tóm lại làm cho khí huyết điều hoà, âm dương thăng bằng thì bệnh kinh nguyệt tự khỏi.

Trên đây chỉ là nguyên tắc trị liệu chung, còn cụ thể về phương thuốc thì cần phải căn cứ vào chứng bệnh mà áp dụng cho thích hợp.

Chứng nhiệt thì lấy thanh nhiệt làm chủ.Huyết nhiệt thì nên lượng huyết thanh nhiệt làm chủ dùng bài ” cầm liên tứ vật thang” gia giảm (1); nếu trong nóng dữ mà kinh ra quá nhiều, thì dùng bài “Tiên kỳ thang” (2); hư nhiệt cần phải dưỡng âm thanh nhiệt nên dùng bài “Địa cốt bì ẩm” (3); nếu âm hư nhiều, thì dùng bài “Lưỡng địa thang” (4).

Vị thuốc Địa cốt bì điều trị kinh nguyệt không đều
Vị thuốc Địa cốt bì điều trị kinh nguyệt không đều
  • Chứng hàn thì chủ yếu là ôn kinh tán hàn, mà hư hàn thì nên ôn kinh trừ hàn, bổ hư dùng bài “Ngải tiễn hoàn” (5).
  • 3 Chứng hư thì chủ yếu là phải bổ hư. Khí hư nên bồi bổ khí cố kinh dùng bài “Bổ khí cố kinh hoàn” (6); huyết hư thì nên bổ huyết điều kinh dùng bài “Nhân sâm dưỡng vinh thang” (7); khí huyết đều hư thì nên bổ khí dưỡng huyết dùng bài “Thập toàn đại bổ thang” (8); tỳ hư nên bổ tỳ điều kinh dùng bài “Quy tỳ thang” (9); can thận hao tổn thì nên điều can, thận dùng bài “Đinh kinh thang” (10).

Chứng thực thì lấy thông lợi và tả hạ làm chủ; huyết ứ nên hành huyết trục ứ dùng “Đào hồng tứ vật thang” (11); khí uất thì nên điều khí giải uất thì dùng bài “Tiêu dao tán”(12); thanh nhiệt dùng bài “Đan chi tiêu giao tán” (13); Nếu khí uất huyết ứ thì nên lý khí hành huyết, dùng bài “Quá kỳ ẩm” (14); đờm thấp thì nên kiện tỳ tiêu đờm, dùng bài “Thương phụ đạo đàm hoàn” (15); kèm có nhiệt thì thêm thanh nhiệt dùng bài “Tinh khung hoàn” (16) gia Bạch truật, Hoàng liên; Kèm có khí hư thì thêm bổ khí dùng bài “Lục quân tử thang” (17) gia Đương quy, Bạch thược.

PHỤ PHƯƠNG

(1) cầm liên tứ vật thang (Y tông kim giám)
Đương quy 24g Bạch thược 12g
Sinh địa 12g Hoàng cầm 12g
Xuyên khung 4g Hoàng liên 4g
Sắc uống.
(2) Tiên kỳ thang (Chứng trị chuẩn thằng)
Sinh địa 20g Bạch thược 12g
Đương quy 8g Xuyên khung 4g
Hoàng bá 8g A giao 12g
Rót thuốc ra cho vào quấy cho tan mà uống.
Tri mẫu 8g Ngải diệp 4g
Hoàng cầm 8g Hương phụ (sao) 12g
Hoàng liên 4g Chích thảo 7 phân
sắc uống.
(3) Địa cốt bì ẩm (Cục phương)
Đương qui 8g Bạch thược 12g
Sinh địa 20g Địa cốt bì 12g
Xuyên khung 4g Đơn bì 8g
Sắc uống.
(4) Lưỡng địa thang (Phó thanhChủ nữ khoa)
Sinh địa hoàng 1 lạng Mạch môn 20g
Huyền sâm 1 lạng Địa cốt bì 12g
Bạch thược 20g A giao 12g

Sắc uống.

(5) Ngải tiến hoàn (Hàm đan di cảo)

Ngô thù du (tẩm nước sôi rồi sao)

Đương quy Xuyên khung

Thục địa Nhân sâm

Bạch thược Ngải diệp

Thạch xương bồ Quất hồng

Các vị tán bột làm hoàn tán. Nếu lợm giọng nôn mửa gia: Đinh hương, Bán hạ, Sinh khương.

Đương quy chữa kinh nguyệt không đều
Đương quy chữa kinh nguyệt không đều
  • Bổ khí cố kinh hoàn (Thẩm thi Tông sinh phương)

Đẳng sâm 1 lạng Bạch linh 1 lạng

Bạch truật 20g Sa nhân 12g

Hoàngkỹ 20g

Cùng tán bột, rưới nước vào làm hoàn bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 50 viên.

  • Nhân sâm dưỡng vinh thang (Cục phương)
Nhân sâm 4g
Trần bì 4g
Hoàng kỳ (tẩm mật nướng) 4g
Quế tâm 4g
Đương quy (tẩm rượu) 4g
Bạch truật 4g
Cam thảo (nướng) 4g
Bạch thược (tẩy rượu) 6g
Thục địa hoàng (tẩm rượu) 3g
Ngũ vị tử (sao, giã nát) 3g
Bạch linh 3g
Viễn chí (bỏ lõi, sao) 2g
Gừng tươi 3 lát
Đại táo 2 quả

Sắc uống vào trước bữa ăn.

(8) Thập toàn đại bổ thang (Cục phương)

Nhân sâm 20g Xuyên khung 8g
Bạch truật 16g Thục địa 16g
Bạch linh 16g Hoàng kỳ 12g
Đương quy 12g Nhục quế 5g
Cam thảo 4g (nướng) Bạch thược I2g

Sắc uống ấm.

Nhân sâm 4g Đương quy 4g
Hoàng kỳ 4g Toan táo nhân 4g (sao
Long nhãn nhục 4g Viễn chi 4g
Bạch truật 4g Mộc hương 2g
Bạch linh 4g Cam thảo 2g
Sắc uống.
(10) Định kinh thang (Phó thanh Chủ nữ khoa)
Đương quy 12g Bạch linh 12g
Bạch thược 12g Sài hồ 4g
Thục địa 20g Hắc giới tuệ 8g
Thỏ ty tử 20g Hương phụ 8g
Hoài sơn dược 20g
Sắc uống.
(11) Đào hồng tứ vật thang (Y tông kim giám)
Xuyên quy 8g Đào nhân 8g
Xuyên khung 8g Hồng hoa 4g
Thược dược 8g Địa hoàng 12g
Sắc uống.
(12) Tiêu dao tán (Cục phương)
Sài hồ (sao) 4g Đương quy
Bạch linh 4g Bạch thược (sao rượu)
Cam thảo (nướng) 3g Lá bạc hà
Trần bì (bỏ cùi trắng) 3g Gừng lùi
Bạch truật (tẩm mật với nước rồi chưng lên)
Sắc uống nóng vào lúc xa bữa ăn.
(13) Đan chi tiêu dao tán (Nữ khoa toát yếu)
Đan bì 8g Đương quy 8g
Sơn chi nhân 8g Bạch truật 12g
Sài hồ 8g Bạch linh 12 g
Bạch thược 12g Lá bạc hà 4g
Sắc uống.

(9) Quy tỳ thang (Tế sinh phương)

  • Quá kỳ âm (Tế âm cương mục)
Đương quy 2 đồng cân Đào nhân (giã ra) 7 phân
Bạch thược 2 đồng cân Nga truật 5 phân
Thục địa 2 phân Nhục quế 4 phân
Hương phụ 2 phân Mộc thông 5 phân
Xuyên khung 1 phân Chích thảo 4 phân
Hồng hoa 7 phân

Sắc uống.

  • Thương phụ đạo đàm hoàn (Diệp thiên sĩ nữ khoa)

Thương truật 2 lạng Nam tinh 1 lạng

Hương phụ 2 lạng Chỉ xác 1 lạng

(tẩm đồng tiện) sao Bán hạ chế 1 lạng

Trần bì 1 lạng 5 đồng Chích thảo 1 lạng

Bạch linh 1 lạng 5 đồng

Dùng nước cốt Gừng tẩm, phơi khô, nghiền bột, làm viên to bằng hột ngô đồng, mỗi lần uống 3,4 đồng với nước gừng nhạt.

  • Tinh khung hoàn (Đan khê)

Nam tinh 4 lạng Hương phụ 4 lạng

Xuyên khung 3 lạng (chê với nước tiểu trẻ em)

Thương truật 3 lạng

Nghiền bột, rưới nước làm viên, uống với nước nóng.

  • Lục quân tử thang (Cục phương)

Nhân sâm 4g Bán hạ 4g

Bạch truật 4g (thổ, sao) Trần bì 4g

Bạch linh 4g Chích thảo 2g

Sắc uống.

Bài trướcĐiều trị chứng Khí hư ở phụ nữ (đới hạ) theo đông y
Bài tiếp theoHành kinh thổ huyết, nục huyết (chảy máu mũi)

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.