Phụ nữ có thai, thai động cảm thấy như thai sa xuống, hoặc hơi mỏi lưng, đau bụng và trong âm hộ có chút ít huyết dịch chảy ra thì gọi là thai động không an.

Nếu cứ đau luôn huyết ra nhiều , mỏi lưng, đau bụng dữ dội, mà sẩy thai thì gọi là Đoạ thai hoặc Tiểu sản. Thường khi có thai trong 3 tháng, thai nhi chưa thành hình, gọi là Đoạ thai; ngoài 3 tháng đã thành hình rồi thì gọi là Tiểu sản hoặc Bán sản. Nếu sau khi sẩy thai hoặc đẻ non rồi lần sau có thai cứ đúng kỳ lại sẩy thì gọi là Hoạt thai. Phụ nữ có thai mà thai động không an, thường là dấu hiệu sẽ sẩy thai hoặc đẻ non, trên lâm sàng cần phải chú ý. Ngoài ra trong lúc mang thai mà âm hộ thường ra huyết hoặc huyết nhỏ ra từng giọt dầm dề không dứt, hiện tượng đó gọi là Thai lậu, người xưa gọi là Bào lậu hoặc Lậu thai. Nếu lậu huyết lâu ngày cũng có thể làm cho thai không vững, thậm chí đến Đoạ thai hoặc Tiêu sản, cho nên đem bàn vào trong bài này.

NGUYÊN NHÂN BỆNH

  • Khí huyết hư nhược

Đàn bà có thai thể chất vốn yếu hoặc sau khi có thai bị bệnh gì khác làm cho khí huyết hư suy mạch Xung, Nhâm yếu không điều hoà giữ gìn được huyết để nuôi dưỡng thai.

  • Tỳ hư

Do tỳ khí hư nhược không thể vận hoá chất tinh vi của thuỷ cốc để sinh huyết, thì mạch Xung, Nhâm hao tổn không lấy gì mà nuôi thai.

  • Thận hư

Bẩm thụ vốn yếu, tiên thiên bất túc, thận khí hư kém, hoặc do phòng dục không kiêng dè, tình dục bừa bãi làm hao tổn thận khí, không đủ sức để giữ thai.

  • Can uất khí trệ

Thất tình uất kết, đường khí không lưu thông, thai khí bị ngăn trở không an.

  • Âm hư huyết nhiệt

Vốn đã âm hư hoả thịnh, hoặc uống thuốc cay nóng ráo huyết nhiều quá, nhiệt độc ẩn nấp ở mạch Xung, Nhâm, bức huyết đi bậy mà thai mất chỗ nuôi dưỡng.

  • Vấp ngã sái trật tổn hại đến thai khí

BIỆN CHỨNG

  • Chứng khí huyết hư nhược

Có thai huyết ra từng giọt, lưng mỏi bụng trướng, hoặc đau hoặc không đau, sắc mặt xanh nhợt, da dẻ khô khan, đầu nặng đầu choáng, tinh thần mỏi mệt, nói không ra tiếng, sợ lạnh, miệng nhạt không muốn ăn, nặng thời thai động không an, huyết ra nhiều, thai muốn sa xuống, đi đái luôn, lưỡi đỏ nhợt, rêu trắng mỏng, mạch phù hoạt vô lực hoặc trầm nhược.

  • Chứng tỳ hư

Có thai mà thai động sa xuống, lưng mỏi, bụng trướng, hoặc đau bụng ra huyết, sắc mặt vàng nhợt, mặt hơi sưng nặng, tinh thần mỏi mệt yếu sức, tay chân mát lạnh, miệng nhạt nhớt, ngực tức không muốn ăn, đại tiện lỏng, có lúc ra khí hư, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hư hoạt.

  • Chứng thận hư

Người bệnh lưng vốn đã mỏi chân yếu, khi có thai bị động thai không an, hoặc âm hộ ra huyết, bụng trướng lưng mỏi càng tăng nhiều hơn, đầu choáng tai ù, đái són, hoặc đái luôn luôn, mạch xích vi nhược, hoặc hư, đại.

  • Chứng can uất khí trệ

Có thai động, bụng đau hoặc âm hộ ra huyết, tinh thần uất ức, sườn trướng đau, ợ hơi ăn kém hoặc nôn đắng mửa chua, mạch huyền.

  • Chứng âm hư huyết nhiệt

Có thai mình gầy sắc khô, phiền nhiệt, miệng ráo, hai gò má đỏ bừng, lòng bàn tay bàn chân nóng, bụng đau thai động hoặc kiêm ra máu nhỏ giọt, lưỡi đỏ không rêu, mạch tế sác mà hoạt.

  • Ngoại thương

Sau khi vấp ngã sái trật, thai động lưng mỏi, bụng đau, hoặc âm hộ ra máu, tinh thần mỏi mệt mạch hoạt vô lực.

Bệnh này ngoài việc cần phân biệt để nắm vững các loại bệnh gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau, còn phải phân biệt chứng Thai lậu với chứng Khích kinh, chứng Niệu huyết; chứng Thai động không an với chứng Lậu thai và sẩy thai (Đoạ thai, Tiểu sản) nay đem trình bày ở bảng sau đây:

PHÂN BIỆT CHẨN ĐOÁN CÁC CHỨNG THAI LẬU – KHÍCH KINH – CÓ THAI ĐÁI RA MÁU (NIỆU HUYẾT)

Tên bệnh Chứng bệnh hiện ra Thời gian ra huyết, và thời gian cầm huyết
(1) (2) (3)
THAI LẬU Ra huyết không chừng độ, sắc nhợt hoặc như nước đậu nành Hay ra huyết vào lúc mới có thai 2 – 3 tháng mà không cầm được
NIỆUHUYẾT Huyết theo niệu đạo mà ra, không dầm dề, đến lúc đái mới thấy ra máu Không định kỳ
KHÍCHKINH Sau khi có thai hàng tháng vẫn hành kinh ít, tinh thần và ăn uống vẫn như thường Sau khi có thai vẫn còn hành kinh đến tháng thứ tư, thứ năm là cầm ngay

PHÂN BIỆT CHẨN ĐOÁN THAI ĐỘNG KHÔNG AN, THAI LẬU,ĐỌA THAI VÀ TIỂU SẢN

Chứng trạng Bệnh Âm đạo ra huyết Lưng mỏi bụng trướng Thai sa xuống
THAI ĐỘNG KHÔNG AN Khõng ra huyết, hoặc có ra huyết ít Mức nhẹ Rõ rệt
THAI LẬU Ra huyết, hoặc ra như nước đậu nành Không Không
ĐOẠ THAI TIỂU SẢN Ra huyết từ ít đến nhiều Rất rõ rệt Rất rõ rệt

CÁCH CHỮA

Cách chỮa thai động không an nên trừ bệnh là chủ yếu, trừ bệnh tức là yên được căn bản.

Tuy người xưa có phép tính tháng để cho uống thuốc an thai, nếu không rõ nguyên nhân bệnh, không xét đến chứng trạng, chỉ tính tháng một cách máy móc mà cho thuốc thì nhất định không thích đáng. Bởi vì thai khí không an, tất có nguyên nhân, hoặc hư hoặc thực, hoặc hàn hoặc nhiệt đều có thể làm cho thai sinh bệnh, trừ hết bệnh là thai tự an.

Còn như phương pháp điều trị cụ thể, nên nhằm đúng tình hình bệnh xem hư, thực, hàn, nhiệt thế nào, để chọn dùng các phương thuốc bổ, tả, ôn, thanh mà biện chứng để chữa; ngoài ra còn nên chú đến bổ dưỡng can thận, làm cho thai nguyên được vững chắc, một mặt chữa bệnh, một mặt an thai, mới thu được hiệu quả trị bệnh giữ thai. Nếu ra huyết quá nhiều, bụng dưới bị sa trệ và trướng rất khó chịu, lưng mỏi bụng đau, dần dần nặng thêm, hoặc thai đã chết ở trong bụng không thể an thai nữa, thì nên kịp làm thai ra mau, để khỏi xảy ra sự không hay; nếu đã sẩy thai hoặc đẻ non rồi, thì phải điều trị theo phép sản hậu.

Còn như cách chữa thai động không an như khí hư thì nên bổ khí huyết dùng bài Thai nguyên ẩm (1); tỳ hư nên bổ trung khí thêm thuốc an thai, dùng Bổ trung ích khí thang (2) gia A – giao, Ngải diệp; thận hư thì nên bổ thận an thai dùng bài Thánh dũ thang (3) gia Đỗ trọng, Tục đoạn, Tang ký sinh, Thỏ ty tử; âm hư huyết nhiệt thì tư âm thanh nhiệt an thai dùng bài Bảo âm tiễn (4); can khí uất trệ thì nên bình can, thư uất, lý khí an thai dùng bài Tử tô ẩm (5) làm chủ; vấp ngã thương tổn thì nên điều nguyên, đường huyết, an thai, chưa ra huyết thì dùng bài Thánh dũ thang gia ĐỖ trọng 2 đồng, Tang ký sinh 4 đồng, Tục đoạn 3 đồng, Sa nhân 3đồng; nếu đã ra huyết thì dùng bài Tiểu phẩm trữ căn thang (6) gia Đỗ trọng 3 đồng, Tục đoạn 3 đồng, Tang ký sinh 4 đồng, mà chữa.

CÁC BÀI THUỐC SỬ DỤNG

  • Thai nguyên ẩm (Cảnh nhạc toàn thư)

Nhân sâm 8g Thục địa I2g

Đương quy 8g Bạch truật 6g

Đỗ trọng 8g Chích cam thảo 4g

Thược dược 8g Trần bì 7g (không trệ thì không dùng)

Đương quy (sao đất) 8g Bạch thược 8g

Trữ ma căn 12g

A giao 12g (bỏ vào thuốc cho tan ra)

Sắc uống

Bài trướcCó thai co giật, nghiến răng, mê man không biết gì
Bài tiếp theoThai nhi chết trong bụng mẹ không ra và điều trị

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.