VIÊM TÚI MẬT MẠN TÍNH

Viêm túi mật mạn tính là bệnh lý túi mật thường gặp trên lâm sàng. Bệnh có thể do viêm túi mật cấp chuyển sang, nhưng nhiều bệnh nhân không có tiền sử viêm túi mật cấp. Bệnh có thể đi kèm với sỏi mật do mật ứ đọng gây nên, nhưng cũng có nhiều bệnh nhân không có sỏi mật. Trên lâm sàng biểu hiện chủ yếu là cảm giác đầy tức khó chịu hoặc đau âm ỉ liên tục vùng hạ sườn phải. Bệnh này trong Y học cổ truyền thuộc phạm trù chứng hiếp thống, can khí thống, hoàng đản.

Chẩn đoán:chủ yếu dựa vào:

Hạ sườn phải đau âm ỉ, ấn đau. Một số bệnh nhân có tiền sử viêm túi mật cấp.

Kiểm tra siêu âm: túi mật phình to hoặc nhỏ, lại co bóp không tốt, hoặc có sỏi mật, đây là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán.

X quang bụng phát hiện sỏi hoặc túi mật to, có điểm canxi hoá.

Chụp cản quang túi mật…

Biện chứng luận trị:

Can uất khí trệ:

Triệu chứng: dễ tức giận, sườn đau hoặc đau xuyên lên vai lưng phải, bụng trên đầy, ợ hơi, lưỡi nhạt, rêu trắng hoặc nhờn, mạch huyền tế hoặc khẩn.

Pháp điều trị: Sơ can giải uất, giúp hoạt huyết hoá ứ.

Bài thuốc: Sài hồ sơ can thang gia giảm

Sài hồ

10g

Xuyên khung

10g

Chỉ xác

10g

Hương phụ

10g

Bạch thược

10g

Cam thảo

6g

Sắc uống ngày một thang

Can đởm thấp nhiệt:

Triệu chứng: đau bụng cự án, miệng đắng, họng khô, ợ hơi, đại tiện táo, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng hoặc nhờn, mạch huyền hoạt hoặc sác.

Pháp điều trị: Thanh lợi can đởm thấp nhiệt

Bài thuốc: Đại sài hồ thang cùng với Ý dĩ nhân thang gia giảm

Sài hồ

10g

Đại táo

5 quả

Hoàng cầm

10g

Đại hoàng

12g

Bán hạ

10g

Chi tử

12g

Bạch thược

10g

Ý dĩ

30g

Chỉ thực

10g

Toàn qua lâu

15g

Sinh khương

3 lát

Đan bì

15g

Sắc uống ngày một thang

Tỳ thận lưỡng hư:

Triệu chứng: đau bụng liên miên, thích chườm ấm, ăn ít, đại tiện lỏng, hồi hộp chóng mặt, hư phiền ít ngủ, kinh nguyệt không đều, lưỡi nhạt rêu trắng hoặc ít rêu, mạch huyền tế hoặc hư vô lực.

Pháp điều trị: Kiện tỳ bổ thận

Bài thuốc: Sâm cầm bạch truật tán gia giảm

Đảng sâm

10-15g

Câu kỷ tử

10-15g

Phục linh

10-15g

Hoàng tinh

10-15g

Bạch truật

10-15g

Cam thảo

6g

Sắc uống ngày một thang

Châm cứu:

Châm các huyệt: Dương lăng tuyền, Chi câu, Túc tam lý, Nội quan, Chương môn, Kỳ môn, Đởm du.

Gia giảm: Nôn mửa: Thượng quản

Đau nhiều: trung quản

Sốt cao: Khúc trì, Hợp cốc

Trướng bụng, táo bón: Đại trường du, Thiên khu

Nhĩ châm: Giao cảm, Thần môn, Túi mật, Gan

Các biện pháp phòng và chữa bệnh chung:

Thường xuyên uống thuốc lợi mật, giữ cho đại tiện thuận lợi.

Đêm luôn nằm nghiêng bên trái, giúp cho mật bài tiết dễ dàng

Chú ý kết hợp lao động và nghỉ ngơi, thích nghi với nóng lạnh, tình chí thoải mái; vì mệt nhọc, khí hậu đột biến, bi quan, lo âu, đều có thể dẫn đến phát bệnh cấp.

Nếu bệnh này kèm thêm sỏi, họăc luôn lên cơn thì phải nghĩ đến việc điều trị bằng phẫu thuật.

Vì biểu hiện chủ yếu của viêm túi mật mạn trên lâm sàng là tiêu hoá không tốt, cho nên điều dưỡng ăn uống đối với bệnh này là rất quan trọng.

Bài trướcXƠ GAN TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN – ĐÔNG Y
Bài tiếp theoVIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN – ĐÔNG Y

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.