XƠ GAN

Xơ gan là bệnh thường gặp ở nước ta cũng như trên thế giới. Xơ gan là bệnh mạn tính tiến triển với dấu hiệu suy chức năng gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa với mức độ khác nhau.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xơ gan: viêm gan virut, do ứ mật kéo dài, do rượu, do nhiễm độc hóa chất và thuốc, v.v…

Xơ gan đã được miêu tả trong phạm vi các chứng hoàng đản, tích tụ, hiếp thống và cổ chướng của Y học cổ truyền.

Phân loại triệu chứng các thể bệnh trên lâm sàng và phương pháp điều trị của Xơ gan

Thể xơ gan chỉ có dấu hiệu rối loạn tiêu hoá: can uất tỳ hư hay can tỳ bất hoà (Xơ gan còn bù).

Triệu chứng: sắc mặt xạm tối, đầu choáng, mệt mỏi, ăn kém, đau vùng gan, tức vùng thượng vị, ợ hơi, bụng trướng, đại tiện thường nát, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền tế.

Pháp điều trị: sơ can kiện tỳ.

Bài thuốc:

Bài 1 (Nghiệm phương):

Rau má sao

12g

Hậu phác

8g

Mướp đắng

12g

Ý dĩ

16g

Thanh bì

8g

Hoài sơn

16g

Chỉ thực

8g

Biển đậu

12g

Uất kim

8g

Đinh lăng

16g

Sắc uống, ngày một thang

Bài 2: Tiêu giao thang gia giảm:

Bạch truật

12g

Đại táo

6g

Bạch linh

10g

Ý dĩ

16g

Bạch thược

10g

Đan sâm

16g

Sinh khương

6g

Hoàng kỳ

10g

Đại phúc bì

6g

Ngũ gia bì

8g

Sài hồ

10g

Nhân trần

20g

Cam thảo

6g

Chi tử

8g

Sắc uống, ngày một thang

Thể xơ gan có dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch cửa rõ trên lâm sàng: khí trệ huyết ứ.

Triệu chứng: đau vùng mạng sườn nhiều, bụng chướng, người gầy, lách to, môi lưỡi tím, mạch tế.

Pháp điều trị: hành khí hoá ứ (sơ can lý khí hoạt huyết).

Bài thuốc:

Bài 1: giống bài viêm gan mạn thể khí trệ huyết ứ.

Bài 2: Tứ vật đào hồng gia giảm (giống bài viêm gan mạn tính thể khí trệ huyết ứ).

Bài 3: Cách hạ trục ứ thang gia giảm:

Đào nhân

12g

Tam lăng

8g

Hồng hoa

8g

Nga truật

8g

Đương quy

12g

Hương phụ chế

8g

Xích thược

12g

Chỉ xác

8g

Đan sâm

20g

Sắc uống, ngày một thang

Thể xơ gan cổ chướng điển hình:

Âm hư thấp nhiệt: hay kèm theo chứng chảy máu.

Triệu chứng: Sắc mặt vàng xạm, chảy máu cam, chảy máu chân răng, cổ chướng, chân phù, sốt hâm hấp hoặc sốt cao, phiền táo, miệng họng khô, lợm giọng, tiểu tiện ít và đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch huyền tế sác.

Pháp điều trị: tư âm lợi thấp (thanh nhiệt hoá thấp, dưỡng âm lợi thuỷ).

Bài thuốc:

Bài 1 (Nghiệm phương):

Nhân trần

20g

Sa sâm

12g

Chi tử

8g

Sinh địa

12g

Bạch mao căn

12g

Thạch hộc

12g

Hậu phác

6g

Sa tiền

12g

Trần bì

6g

Trạch tả

12g

Bán hạ chế

6g

Sắc uống, ngày một thang

Bài 2: Lục vị địa hoàng thang gia vị:

Thục địa

12g

Phục linh

8g

Sơn thù

8g

Bạch truật

12g

Hoài sơn

12g

Đương quy

8g

Trạch tả

8g

Địa cốt bì

12g

Đan bì

8g

Bạch mao căn

20g

Sắc uống, ngày một thang

Tỳ thận dương hư:

Triệu chứng: mệt mỏi, ăn kém, bụng chướng, chân phù, tiểu tiện ít, đại tiện lỏng, sợ lạnh, sắc mặt vàng hoặc xanh nhợt, chất lưỡi nhợt và bệu, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế.

Pháp điều trị: ôn dương hành thuỷ (ôn thận tỳ dương).

Bài thuốc:

Bài 1(Nghiệm phương):

Phụ tử chế

12g

Ý dĩ

16g

Nhục quế

4g

Trạch tả

12g

Chỉ xác

6g

Hoài sơn

12g

Mộc hương

6g

Kê nội kim

4g

Bạch truật

12g

Sa tiền tử

12g

Sắc uống, ngày một thang

Bài 2: Phụ tử lý trung thang gia giảm

Phụ tử chế

12g

Trạch tả

12g

Quế chi

6g

Đại phúc bì

12g

Can khương

6g

Xuyên tiêu

6g

Phục linh

12g

Hoàng kỳ

12g

Hậu phác

6g

Sắc uống, ngày một thang

Thể cổ chướng nhiều: Thuỷ khí tương kết.

Triệu chứng: cổ chướng tăng nhanh, không nằm được, tiểu tiện ít, đại tiện không thông, mạch huyền sác.

Phương pháp chữa: công hạ trục thuỷ (chú ý theo dõi: mạch, huyết áp tránh truỵ mạch do mất nước và điện giải quá nhiều).

Bài thuốc:

Bài 1(Nghiệm phương):

Cam toại nướng

6g

Đại hoàng

12g

Thương lục

6g

Hắc sửu

8g

Đại phúc bì

12g

Úc lý nhân

8g

Sắc uống, ngày một thang

Bài 2: Thiên kim đại phúc thuỷ phương:

Khương hoàng

4g

Hải tảo

10g

Khiên ngưu

10g

Quế tâm

6g

Côn bố

12g

Đình lịch tử

12g

Sắc uống, ngày một thang

Bài 3: Thập táo thang:

Nguyên hoa

4g

Đại kích

4g

Cam toại

4g

Đại táo

10 quả

Ba vị trên sấy khô tán bột, ngày uống 2g với nước đại táo.

Trên thực tế lâm sàng do chức năng gan bị suy giảm thường xuất hiện các triệu chứng đồng thời với nhau: cổ chướng, chảy máu, phù,v.v… căn cứ vào sự phân loại ở trên mà chọn lựa các vị thuốc để tạo thành bài thuốc theo phương pháp bổ hư (kiện tỳ, bổ thận), lợi niệu, cầm máu, chống xung huyết, v.v…

Ít sử dụng châm cứu trong việc chữa bệnh xơ gan, có thể dùng châm kim hay cứu để giải quyết một số chứng trạng cục bộ hay toàn thân.

Sau khi đã hết cổ chướng, chảy máu, v.v…bệnh xơ gan đã ổn định, để tránh tái phát và củng cố kết quả chữa bệnh, dùng các thuốc, bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, bổ thận, sơ can lý khí dưới dạng thuốc bột hay thuốc viên, thời gian dùng dài ngày, lượng dùng ít. Nếu còn hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa (lách to, tuần hoàn bàng hệ…) dùng thêm các vị thuốc hoạt huyết (Uất kim, Đan sâm, Nga truật…), nhuyễn kiên (Miết giáp, Mẫu lệ).

Xơ gan, đặc biệt là xơ gan trong giai đoạn mất bù phải kết hợp với Y học hiện đại mới nâng cao được hiệu quả điều trị.

Bài trướcBÍ ĐÁI CƠ NĂNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN- ĐÔNG Y
Bài tiếp theoVIÊM TÚI MẬT MẠN TÍNH TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN – ĐÔNG Y

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.