HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

Định nghĩa

Là vũ trụ quan của triết học Trung Quốc cổ đại dùng để mô tả mối tương tác giữa sự vật, các hiện tượng trong tự nhiên.

Nội dung

Các nhà tư tưởng thuộc trường phái này cho rằng vạn vật được cấu tạo bởi 5 vật chất, 5 yếu tố cơ bản đó là:

Mộc (gỗ).

Hỏa (lửa).

Thổ (đất).

Kim (kim loại).

Thủy (nước).

Trong điều kiện bình thường 5 vật chất, 5 yếu tố này tương tác theo 2 hướng hoặcTương sinhmà theo đó chúng thúc đẩy chuyển hóa lẫn nhau như:

Mộc sinh Hỏa.

Hỏa sinh Thổ.

Thổ sinh Kim.

Kim sinh Thủy.

Thủy sinh Mộc. hoặcTương khắcmà theo đó chúng ràng buộc, chế ước lẫn nhau như:

Mộc khắc Thổ.

Thổ khắc Thủy

Thủy khắc Hỏa.

Hỏa khắc Kim.

Kim khắc Mộc.

Trong điều kiện khác thường, 5 vật chất, 5 yếu tố này tương tác theo hướng hoặcTương thừamà theo đó chúng lấn át nhau như:

Mộc thừa Thổ.

Thổ thừa Thủy

Thủy thừa Hỏa.

Hỏa thừa Kim.

Kim thừa Mộc hoặcTương vũmà theo đó chúng ức chế ngược lẫn nhau như:

Thổ vũ Mộc.

Thủy vũ Thổ

Hỏa vũ Thủy.

Kim vũ Hỏa. Mộc vũ Kim.

Ứng dụng

Trong nhân thể

Dựa vào chương Âm Dương ứng tượng đaị luận, các nhà Y học cổ truyền Trung Quốc đã sắp xếp, qui nạp các mối liên quan giữa thiên nhiên và nhân thể theo Ngũ hành như sau:

Hiện tượng

Ngũ hành

Mộc

Hoả

Thổ

Kim

Thuỷ

Vật chất

Gỗ, cây

Lửa

Đất

Kim loại

Nước

Màu sắc

Xanh

Đỏ

Vàng

Trắng

Đen

Vị

Chua

Đắng

Ngọt

Cay

Mặn

Mùa

Xuân

Hạ

Cuối hạ

Thu

Đông

Phương

Đông

Nam

Trung ương

Tây

Bắc

Tạng

Can

Tâm

Tỳ

Phế

Thận

Phủ

Đởm

Tiểu trường

Vị

Đại trường

Bàng quang

Ngũ thể

Cân

Mạch

Thịt

Da, lông

Xương, tuỷ

Ngũ quan

Mắt

Lưỡi

Miệng

Mũi

Tai

Tình chí

Giận

Mừng

Lo nghĩ

Buồn

Sợ

Âm thanh

Hét

Cười

Tiếng ợ, nấc

Khóc

Tiếng rên

Biểu hiện

Nắm tay

Ưu buồn

Nôn khan

Ho

Run rẩy

Trong cơ chế bệnh sinh

Có thể vận dụng các qui luật Sinh – Khắc – Thừa – Vũ của Ngũ hành để giải thích:

Ví dụ:

học thuyết ngũ hành

PHẾ

Tỳ hư với các triệu chứng: Chán ăn, mệt mỏi, tay chân vô lực, tiêu lỏng thì:

Có thể do Tâm Hoả suy (Hư tà ) còn gọi là Tâm Tỳ Khí Huyết lưỡng hư kèm thêm các triệu chứng như: Mất ngủ, hay quên, sắc mặt trắng, lưỡi nhợt, Tâm quí chính xung, mạch nhược hoặc kết, đại …

Có thể do Can Mộc vượng (Vi tà ) còn gọi là Can (Tỳ) vị bất hoà kèm thêm các triệu chứng như: Ngực sườn, thượng vị đau tức, bụng trướng sôi, tính tình gắt gỏng..

Có thể do Phế Kim suy (Thực tà ) còn gọi là Phế Tỳ Khí hư kèm thêm các triệu chứng như: Khó thở, ho nhiều đờm dãi, da lông khô thưa …

Có thể đưa đến Thận thuỷ vượng (Tặc tà ) còn gọi là Tỳ Thận Dương hư kèm thêm các triệu chứng như: Tay chân lạnh, sợ lạnh, ngũ canh tả , phù thủng hoặc cổ trướng …

Còn nếu bản thân Tỳ bị bệnh mà không do từ tạng phủ nào gây ra thì gọi là Chính tà.

Trong chẩn đoán

Sử dụng bốn phương pháp Vọng – Văn – Vấn – Thiết tập trung vào các chức năng của tạng phủ và các biểu hiện bên ngoài của chúng như Ngũ quan, Ngũ thể, Ngũ chí …

Ví dụ:Khi tạng Tỳ có bệnh thì:

Vọng chẩn:Bắp thịt tay chân bệu nhão, môi khô héo không đầy đặn.

Văn chẩn:Tiếng oẹ, tiếng nôn, tiếng nấc cục, tiếng nói thấp nhỏ, hơi thở ngắn.

Vấn chẩn:ăn kém, chậm tiêu, bụng trướng hơi hoặc cổ trướng, đại tiện lỏng, lỵ, rong kinh, sa Tạng Phủ, tính tình hay âu lo.

Thiết chẩn:Kinh lạc chẩn: Tìm áp thống điểm của kinh Tỳ.

Mạch chẩn: Chú ý bộ Quan / tay phải.

Trong điều trị

Vận dụng Âm Dương đối lập và Ngũ hành tương sinh: Mẹ thực tả con, con hư bổ mẹ.

Ví dụ:

Chứng đầu choáng mắt hoa do Can Dương thịnh thì phép trị là Tả Tâm Hỏa (mẹ thực tả con).

Chứng đầu choáng mắt hoa do Can Huyết hư thì phép trị là Bổ Thận Thủy (con hư bổ mẹ).

Can Mộc tương thừa Tỳ Thổ gây đau dạ dày, tiêu chảy thì phép trị là bình Can, kiện Tỳ.

Thận Thủy tương vũ với Tỳ Thổ gây tiêu chảy kéo dài, phù dinh dưỡng thì phép trị kiện Tỳ, lợi Thủy

Đặc biệt trong châm cứu, qui luật này còn thể hiện chặt chẽ lên cả cách chọn huyệt thuộc nhóm Ngũ du.

Kinh

Ngũ du huyệt

Tỉnh

Huỳnh

Du

Kinh

Hợp

âm

Mộc

Hoả

Thổ

Kim

Thuỷ

Dương

Kim

Thuỷ

Mộc

Hoả

Thổ

Trong bào chế

Ngoài việc phối hợp ngũ vị, ngũ sắc với ngũ tạng để chọn thuốc, người xưa còn bào chế để làm thay đổi tính năng của thuốc nhằm vào yêu cầu chữa bệnh.

Ví dụ:

Để chữa chứng thuộc về Can người ta hay sao dược liệu với giấm.

Để chữa chứng thuộc về Thận người ta hay sao tẩm dược liệu với muối.

Để chữa chứng thuộc về Tỳ người ta hay sao dược liệu với Hoàng thổ hoặc sao tẩm (chích) với mật.

Để chữa chứng thuộc về Tâm người ta hay sao cháy, sao đen dược liệu.

Để chữa chứng thuộc về Phế người ta hay sao dược liệu với gừng.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.