Nhiều phụ huynh rất quan tâm đến vấn đề là làm thế nào giúp trẻ học và chuẩn bị bài tốt tại nhà để đạt kết quả cao trong các kỳ kiểm tra, thi cử. Có phụ huynh chia sẻ, cứ gần đến kỳ kiểm tra là các cháu hết sức căng thẳng, có em than “Sao con đã học hết trơn rồi mà đến lúc thi con không nhớ gì hết”. Như vậy vấn đề là ở chỗ làm sao giúp trẻ, nhất là trẻ học cấp 2, 3 nhớ lâu các kiến thức đã học. Nghiên cứu cho thấy có 3 nguyên tắc quan trọng trong việc học để giúp nhớ lâu, đó là cần phải học nhiều lần, tiếp tục học kỹ thêm và hệ thống hóa các kiến thức sau khi học, và cuối cùng là làm cho kiến thức từ bài học có ý nghĩa hơn qua việc cụ thể hóa, giải thích ý nghĩa hoặc cho trẻ biết thêm nhiều thông tin khác có liên quan đến kiến thức đã học.

  1. Vì sao cần phải học nhiều lần?

Khi một người tiếp xúc với thông tin lần đầu tiên, các thông tin này sẽ được lưu giữ ở trí nhớ ngắn hạn khoảng 20 giây. Đe thông tin được lưu giữ lâu hcm ở trí nhớ ngắn hạn, cần phải có sự lặp đi lặp lại, tức phải học đi học lại nhiều lần hoặc phải có thực hành.

Tuy nhiên trí nhớ ngắn hạn chi lưu giữ từ 5 đến 9 đom vị thông tin trong một lúc. Một đơn vị thông tin có thể là một hình ảnh, một ý tưởng, một công thức toán. Do vậy, để học mà nhớ lâu thì thông tin phải được chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. Trí nhớ dài hạn có thể lưu giữ gần rất nhiều thông tin, có thể nói gần như vô hạn trong một khoảng thời gian không giới hạn. Việc học đi học lại nhiều lần hoặc thực tập thêm sẽ giúp thông tin được chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn.

Thời gian giữa học và kiểm ha càng dài thì càng nhớ ít. Quá trình quên sẽ diễn ra ngay lập tức và nhanh chóng sau giai đoạn học. Lượng thông tin được nhớ sẽ tùy thuộc bài đó được học bao nhiêu lần. Ví dụ, nếu trẻ đọc một chương sách lần đầu tiên, vào ngày sau trẻ chỉ có thểnhớ khoảng 40%. Tuy nhiên, nếu trẻ ôn bài lại nhiều lần qua nhiều ngày, trẻ có thể nhớ 85% hoặc hơn.

biện pháp giúp trẻ học tốt tại nhà
biện pháp giúp trẻ học tốt tại nhà
  1. Vì sao cần phải tiếp tục học kỹ thêm và hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài học?

Sau mỗi bài học cần tiếp tục học kỹ thêm và hệ thống hóa kiến thức lại như tóm tắt những điểm chính, liên kết các ý của phần trước với phần sau, dùng bút dạ quang tô màu để làm nổi bật những ý cốt lõi, điều này sẽ giúp trẻ làm bài kiểm tra tốt hơn sau đó. Ví dụ, nếu trẻ học một bài mới và có thể nhớ hết vào cuối giờ học, ngày hôm sau trẻ chỉ có thể nhớ còn 40%. Nhưng nếu sau khi đã học thuộc bài, trẻ dành thêm thời gian khoảng 20 phút sau đó để hệ thống hóa các kiến thức đã học thì trẻ có thể nhớ đến 80% vào ngày hôm sau. Điều này cũng có nghĩa là, trẻ sẽ không mất nhiều thời gian để học thuộc lại bài vào ngày hôm sau và tất nhiên là sẽ làm bài kiểm tra hoặc bài thi tốt hơn sau đó.

  1. Vì sao cần phải làm cho kiến thức từ bài học có ý nghĩa hơn?

Nghiên cứu đã cho thấy rằng thông tin sẽ được nhớ dễ dàng hơn nếu được cụ thể hóa, trẻ hiểu được ý nghĩa của thông tin, trẻ biết thêm nhiều ý tưởng, thông tin khác liên quan với kiến thức từ bài học.

Ví dụ: Khi muốn dạy cho trẻ biết về Vịnh Hạ Long, một quang cảnh thiên nhiên của nước ta được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Trẻ sẽ dễ dàng nhớ đến Vịnh Hạ Long là địa điểm du lịch nổi tiếng ở vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, nếu trẻ được chỉ rõ vị trí trên bản đồ, được nhìn thấy những hình ảnh của Vịnh Hạ Long và được nghe kể về xuất xứ tên gọi theo huyền thoại xưa gắn với câu chuyện về đàn rồng xuống giúp dân Việt đánh giặc ngoại xâm.

Và như vậy, trong lúc làm bài kiểm tra, trẻ sẽ dễ dàng nhớ được những kiến thức liên quan đến Vịnh Hạ Long khi nhớ đến những bức ảnh, vị trí được chỉ trên bản đồ, câu chuyện huyền thoại về xuất xứ tên gọi của Vịnh. Ngược lại trẻ sẽ dễ quên nếu chỉ có nhớ đến những thông tin đơn điệu như Vịnh hạ Long là một điểm du lịch nổi tiếng ở Đông bắc Việt Nam.

Bài trướcNhững khó khăn khi trẻ bắt đầu đến trường mẫu giáo
Bài tiếp theoTại sao trẻ hay bệnh khi đi học?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.