Nuôi dưỡng và chăm sóc một trẻ chậm phát triển dễ làm cha mẹ căng thẳng

Nhiều phụ huynh đem con đến khám vì những dấu hiệu chậm phát triển như: chậm nhai, chậm đi, chậm nói, chậm hiểu, hiếu động, có hành vi bạo lực. Đây không phải là những dấu hiệu có thể được chữa khỏi sau vài ngày dùng thuốc như các bệnh thể chất khác.

Nuôi dưỡng và chăm sóc một trẻ chậm phát triển em đòi hỏi người chăm sóc sự kiên nhẫn, chịu đựng, chấp nhận khả năng hạn chế của trẻ. Hơn nữa, hiện nay một số lớn cha mẹ bận công việc ngoài xã hội, nên khi trở về nhà, lại phải chăm sóc cho một trẻ có nhu cầu đặc biệt, thì quả thật, lắm lúc cha mẹ cảm thấy quá tải và ở trong tình trạng căng thẳng thần kinh.

cha mẹ dễ stress khi con bị chậm phát triển
cha mẹ dễ stress khi con bị chậm phát triển

Làm thế nào để biết cha mẹ đang bị căng thẳng thần kinh (stress)?

Các phụ huynh nên lưu ý những dấu hiệu sau đây:

Tăng nguy cơ bệnh (dễ bị nhiễm siêu vi khi thay đối thời tiết chẳng hạn).

Tăng nguy cơ tai nạn (giao thông, nghề nghiệp).

Giảm sự hứng thú: cảm thấy mệt mỏi, chán nản.

Tính khí thay đổi: dễ buồn bực, cáu gắt.

Tăng nguy cơ uổng rượu, uống cà phê, hút thuốc lá.

Có ý nghĩ bỏ cuộc, không muốn chăm sóc con .

Vợ chồng bất hòa vì những chuyện nhỏ, có tư tưởng muốn ly dị. Không muốn tuân thủ hướng dẫn của nhà trị liệu: không đem trẻ đến tái khám đúng hẹn, phàn nàn về thái độ phục vụ của nhân viên y tế, thậm chí cáu gắt, nặng lời với nhân viên y tế. Trong trường hợp tình huống căng thẳng càng ngày càng chồng chất lên, nhiều triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện như: cơn đau nửa đầu, nhức đầu, bệnh về da như viêm da, những rối loạn chức năng như loét tá tràng, chứng tiêu hóa khó khăn, bệnh suyễn và đái tháo đường.

Cha mẹ nên làm gì trong tình trạng căng thẳng?

Cha mẹ cần nhận biết tình trạng căng thẳng, cùng những giới hạn của bản thân. Lắm lúc, chúng ta mệt mỏi vì quá cầu toàn, muốn đốt giai đoạn trong việc giúp trẻ phát triển sau khi được nhà trị liệu tham vấn. các bậc phụ huynh nên quan tâm đến giấc ngủ và giải trí, cũng như lưu ý về chế đô ăn và năng tập thể dục.

Có một số bà mẹ, sau khi được biết con bị chậm phát triển, đã dồn hết thời gian để giúp con phát triển và không còn để ý đến chuyện gì khác. Cha mẹ cần thiết lập một thời khóa biểu để dung hòa các sinh hoạt khác nhau: sinh hoạt ngoài xã hội và trong gia đình.

Trong gia đình, cha mẹ cũng cần thống nhất một số sinh hoạt: thời gian dành cho con, vợ chồng và cả cho bản thân nữa.

Tính hài hước rất cần thiết, bầu khí gia đình sống trong niềm vui và hy vọng sẽ giúp gia đình cảm thấy gánh nặng được vơi đi.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tìm sự nâng đỡ của xã hội, của các phụ huynh khác để chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ và cũng nên tiếp xúc với các phụ huynh có con phát triển bình thường. Điều này chỉ được thực hiện khi cha mẹ không mang mặc cảm vì có con chậm phát triển và không muốn cho bạn bè, hàng xóm biết.

Hiện nay với sự ra đời của ngành Nhi Khoa Phát Triển gồm các chuyên viên Nhi Khoa, Thần Kinh, Tâm Thần, Vật Lý Trị liệu, Âm Ngữ Trị Liệu, Tâm Vận động, nhiều trẻ được can thiệp sớm trước 3 tuổi có nhiều cơ may phát triển tốt nếu có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình và các chuyên viên liên ngành.

Làm thế nào để thư giãn?

Kỹ thuật thư giãn tương đối dễ thực hiện với các bước sau đây:

  1. Hãy để cho các ý nghĩ tuôn chảy tự do qua đầu bạn.
  2. Nếu có một ý nghĩ quay trở lại, hãy hãm nó lại bằng cách nhủ thầm “không”.
  3. Hãy tưởng tượng ra một quang cảnh bình lặng. Xanh là một màu làm cho thư giãn, vậy bạn hãy thử hình dung trời xanh quang đãng và biển lặng.
  4. Chú ý tới hơi thở của bạn và làm sao cho nhịp thở chậm rãi và bình thường. Theo dõi từng hơi thở khi bạn hít vào và thở ra. Mười hơi hít thở sâu và chậm giúp bạn giảm cảm giác căng thẳng.
  5. Bạn có thể nhắc lại một danh từ xoa dịu như “Tình Yêu”, “Hòa Bình” hay “Hơi Thở”. Nghĩ tới từ đó và thầm lặng nhẩm nó trong tâm.
  6. Bạn hãy tự nhắc mình giữ cho các cơ bắp trong toàn thân bằng cách nằm ngả lưng trên sàn nhà hoặc trên giường, mắt nhắm lại hai tay chân dang rộng ra trong tư thế thoải mái ở một nơi yên tĩnh. Bạn hãy nới lỏng bất cứ quần áo nào bó chặt và cời giầy ra. Bạn hít vào và gồng từng bộ phận cơ thể và đếm tới
  7. Thở ra khi bạn thư giãn.

 

Bài trướcTại sao trẻ hay bệnh khi đi học?
Bài tiếp theoCha mẹ ly hôn ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của trẻ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.