Các nguyên lý cơ bản trong hồi sức cấp cứu

Các định nghĩa:

Cấp cứu là một tình trạng khẩn cấp cần có sự can thiệp của y tế để:

Duy trì, ổn định các chức năng sống đặc biệt là hô hấp và tuần hoàn.

ổn định các chức năng quan trọng như vận động các chi.

Mau chóng loại trừ, trung hoà chất độc ra khỏi cơ thể

Hạn chế, làm dịu sự đau đớn

Hạn chế các tổn thương về thẩm mỹ như gãy răng, rách mặt, bỏng mặt.

Ở Khoa Cấp cứu các thủ thuật thường được thực hiện là băng bó, cầm máu, cố định các chi, đặt ống nội khí quản, bóp bóng cấp cứu. Các biện pháp này chỉ thực hiên trong 1 thời gian ngắn (24h – 48h đầu) nếu cần thiết phải cho bệnh nhân thở máy thì thời gian cho bệnh nhân cấp cứu không quá 48h thí dụ trong phù phổi cấp. Chuyên khoa cấp cứu có nhiệm vụ tiếp đón tất cả các loại bệnh cấp cứu thuộc các ngành khác nhau, nhưng lại có những quy trình cấp cứu giống nhau.

Hồi sức là các biện pháp điều trị tích cực cần được sử dụng tiếp theo, sau khi tình trạng cấp cứu đã được ổn định để chờ đợi sự hồi phục của các chức năng sống.

Khoa chống độc là 1 đơn vị cấp cứu ngộ độc có thêm đơn vị thông tin chống độc. Khoa chống độc và trung tâm chống độc là các đơn vị được thiết lập ở các trung tâm y tế lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Cấp cứu và hồi sức có những nhiệm vụ phân công khác nhau nhưng đều có mục đích chung là cứu sống người bệnh và phải tuân thủ những quy trình cấp cứu và hồi sức giống nhau.

Các nguyên lý cơ bản:

Nguyên lý cơ bản nhất trong Hồi sức cấp cứu là bảo đảm được sự oxy hoá máu ở phạm vi sinh lý mà không làm cho tăng thán và toan máu.

Các biện pháp dùng để thực hiện nguyên lý này bao gồm:

Để bệnh nhân nằm đúng tư thế, tránh bị sặc, tụt lưỡi tắc đờm.

Thở oxy mũi qua gọng kính (hiện nay đã bỏ không dùng ống thông mũi)

Thở mặt nạ oxy

Đặt ống nội khí quản: ở tuyến huyện xã cần biết làm thủ thuật đặt mò ống nội khí quản qua mũi. Chỉ nên lưu ống nội khí quản trong 2 ngày, quá 2 ngày nên xem xét việc mở khí quản. Nhưng nếu lượng giá được rằng sau 7 ngày bệnh nhân có khả năng hồi phục chức năng hô hấp thì có thể lưu ống nội khí quản

Mở khí quản có nhiều chỉ định nhưng trong Hồi sức cấp cứu, thủ thuật này chủ yếu được thực hiện khi Suy hô hấp cấp có nguy cơ kéo dài nhiều ngày (trên 1 tuần) hoặc quá 2 ngày đã có xẹp phổi.

Thông khí nhân tạo là kỹ thuật quan trọng nhất trong Hồi sức cấp cứu. Các thông số theo dõi đơn giản: ý thức, nhịp tim, SpO2, nhịp thở tự nhiên và nhịp thở theo máy.

Đảm bảo huyết động ổn định. Các thông số theo dõi cơ bản: mạch, huyết áp, áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP), lượng nước tiểu.

Đảm bảo một tình trạng nội môi bình thường : đường máu, urê máu, creatinin máu, pH máu, nước và điện giải. Cần cố gắng tổ chức để làm được các xét nghiệm này ở tuyến huyện.

Ổn định các rối loạn thần kinh và tâm thần như hôn mê, co giật.

Nuôi dưỡng đầy đủ, chăm sóc chống loét, chống bội nhiễm (phổi, tiết niệu, da, …) có ý nghĩa tiên lượng cho tiến triển của mọi trường hợp cấp cứu.

Thời gian tiếp cận bệnh nhân càng sớm (chẩn đoán sớm, xử trí kịp thời), tiên lượng bệnh càng tốt. Thí dụ: viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn máu, ngộ độc cấp. Đối với cấp cứu ngừng tim, chỉ có ba phút để hành động.

Chỉ vận chuyển bệnh nhân khi các chức năng sinh tồn đã ồn định. Vận chuyển cấp cứu phải đúng quy cách.

Không gây hại thêm cho bệnh nhân khi đang cấp cứu (primum non nocere). Các thủ thuật, các thuốc đều là những con dao 2 lưỡi. Không phải đắp cho bệnh nhân nhiều thuốc là sẽ khỏi.

Hồi sức cấp cứu không tách rời việc chẩn đoán và xử trí nguyên nhân.

Tổ chức cấp cứu tốt ở các khâu khác nhau là yếu tố quyết định để đảm bảo cấp cứu thành công.

Cấp cứu ban đầu ngoại viện

Vận chuyển cấp cứu

Tiếp đón, cấp cứu, ổn định

Điều trị tích cực

Luôn sẵn sàng đối phó với thảm hoạ, tai nạn hàng loạt.

Tóm tắt các nguyên lý ABC và ABC cơ bản A. Cấp cứu ban đầu hay cấp cứu cơ bản:

ABC cơ bản

A: airway (khai thông đường dẫn khí): tư thế, hút đờm dãi, đặt ống nội khí quản.

B: breathing (thở hỗ trợ): thổi ngạt, bóp bóng, thở máy.

C: circulation (bảo đảm tuần hoàn): truyền máu, truyền dịch, thuốc vận mạch. B. Chẩn đoán nguyên nhân, phân biệt:

Khám toàn diện:

Từ đầu đến chân ở người có tai nạn, chấn thương.

Khám thần kinh và tâm thần.

Tìm các dấu hiệu và nguyên nhân chẩy máu.

Để xử trí nguyên nhân:

KS và thuốc kháng độc

Làm thông thoáng: stent, mở dẫn lưu, thuốc tiêu sợi huyết

Gây bít tắc, buộc thắt (phồng động, tĩnh mạch não).

Điều trị tích cực, chăm sóc toàn diện:

Thuốc, truyền dịch, cân bằng nước điện giải

Các biện pháp hỗ trợ, thay thế các chức năng sống: thở máy, TNT, lọc máu liên tục, lọc gan liên tục.

Nuôi dưỡng chăm sóc, chống loét.

Bài trướcĐại cương gây mê – hồi sức
Bài tiếp theoNgộ Độc Cocain

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.