BÀNG LIÊM TUYỀN

旁廉泉穴
EP 53 Páng Lían Quán.

BÀNG LIÊM TUYỀN
BÀNG LIÊM TUYỀN

Xuất xứ:

«Tố vấn – Thích ngược thiên».

Đặc biệt:

Kỳ huyệt

Tên Hán Việt khác:

Thiệt bản, Liêm tuyền, Thiệt hạ.

Mô tả huyệt:

1. Vị trí :

 

ở vùng cổ, huyệt ở giữa cúa khe hõm trên rãnh xương sụn giáp-trạng và ngang với bò trước cơ ức-đòn-chũm. Tất cả 2 huyệt.

2. Giải phẫu, Thần kinh :

Dưới huyệt là bờ dưới cơ ức-đòn-chũm, có động mạch trên tuyến giáp trạng, động mạch nông cổ trước, bên ngoài là tĩnh mạch cảnh trong. Phân bố có thần kinh da cố, nhánh cổ thần kinh mặt, dưới nữa là thân thần kinh giao cảm, phía ngoài có thần kinh dưới lưỡi và thần kinh giao cảm.

Tác dụng trị bệnh:

Sưng dưới lưỡi, khó nói, teo gốc lưỡi, lở miệng, lưỡi bệu chảy nước dãi, sốt rét, trúng phong không nói được, mất tiếng.

Phương pháp châm cứu:

Ị. Châm Thắng, sâu 0,3 – 0,5 thốn. Khi đắc khí có cảm giác căng tức tại chỗ.
2. Cứu Có thể.

Tham khảo:

1. «Tố vấn – Thích câm thiên» ghi rằng: “Mười hai loại sốt rét, mỗi thứ nó phát mồi khác nhau, quan sát bệnh hình của nó để biết bệnh của mạch nào, trước khi phát bệnh, châm lần đầu bệnh xuống, lần thứ hai thì biết, lần thứ ba thì hết. Nếu không hết thi châm hai mạch ở dưới lưỡi ra máu, Thiệt hạ là hai mạch gọi Liêm tuyền vậy”.
2. «Y học cương mục» ghi rằng: “Dưới lưỡi sưng, khó nói, lở miệng, lưỡi giãn, chảy nước dãi, gốc lưỡi thu rụt, châm Liêm tuyền 3 phân, sau khi đắc khí thì tả, cứu 3 lửa”.
3. Huyệt này trong “Tố vấn – Thích ngược thiên” gọi là Liêm tuyền.
4. Huyệt này khác vớị huyệt Liêm tuyền thuộc Nhâm mạch (xem Liêm tuyền).

BÀNG LIÊM TUYỀN
BÀNG LIÊM TUYỀN

BÀNG QUANG DU

B 28 Páng guảng shù 

BÀNG QUANG DU
BÀNG QUANG DU

Xuất xứ của tên gọi của huyệt Bàng Quang Du:

< < Mạch kinh > >

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Bàng Quang Du :

– “Bàng quang” có nghĩa theo giải phẫu là bọng đái.
– “Du” có nghĩa là huyệt, nơi khí ra vào.
Huyệt nằm tương ứng với bàng quang, là chỗ khí của bàng quang di chuyến và rót về. Chủ trị bệnh tật của bàng quang, nên gọi là Bàng-quang du.
Huyệt thứ 28 Thuộc Bàng-quang kinh
Đặc biệt Huyệt “Bôi du” của Bàng quang.

BÀNG QUANG DU
BÀNG QUANG DU

Mô tả huyệt:

1. Vị trí xưa:

ớ hai bên xương sống, dưới đốt sống lưng 19 đo ngang ra 1,5 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy).

2. Vị trí nay:

Điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống cùng 2 và đường thẳng đứng ngoài Đốc mạch 1,5 thốn. Khi điểm huyệt nên nằm sấp.

BÀNG QUANG DU
BÀNG QUANG DU

3. Giải phẫu, Thần kinh:

Dưới huyệt là cân của cơ lũng to, khối cơ chung của các cơ ỏ rãnh cột sống. Dưới nửa là xương cùng 2 – Thần kinh vạn động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh sóng cùng 2. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh S1.

Hiệu năng của huyệt Bàng Quang Du:

Điều bàng quang, tuyên thông hạ tiêu, lợi lưng xương, đuổi phong thấp.

Tác dụng trị bệnh:

1. Tại chỗ:

Đau vùng xương cùng, đau lưng.

2. Theo kinh :

Đau thần kinh thắt lưng-cùng, bệnh đường niệu đạo, viêm bàng quang.

3. Toàn thân:

Đái dầm, bón, ỉa chảy, đau bụng, viêm màng trong tử cung.

Lâm sàng:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Tỳ du trị ăn không tiêu (Bách chứng).

BÀNG QUANG DU
BÀNG QUANG DU

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Thận du, Trung cực, Tam-âm giao, trị viêm nhiễm đường tiết niệu. Phối Thận du, Khúc cốt, Tam-âm giao tri viêm tuyến tiền liệt. Phối Thận du trị bí tiêu, đái dầm. Phối Hoàn khiêu, ủy trung, Phong thị trị đau thắt lưng-đùi và liệt hạ chi.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Châm thẳng sâu 1 – 1,5 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng tức có khi tê lan xuống mông.
2. Ôn cứu 3 – 7 lửa.
3. Cứu 5-15 phút.

Tham khảo:

1. «Giáp ất» quyến thú’ 7 ghi rằng: “Sốt giật, mồ hôi không ra, người uốn nảy ngược như muốn gãy, đau mông, như sốt rét, dùng huyệt Bàng quang du làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đau cứng cột sống thắt lưng lan lên vai, bụng dưới cúi ngửng khó, suyễn tức khó thở, nặng yếu chân, mông không nâng lên được, đái đỏ, mất cảm giác thắt lưng đùi, khó ngồi lên đứng xuống được, chọn huyệt Bàng-quang du làm chủ”.
3. «Đại thành » quyên thứ 6 ghi rằng: “Bàng quang du chủ trị phong lao, đau cứng cột sống, tiểu tiện vàng đỏ, đái dầm, vùng sinh dục lổ, thiếu khí, chân cẳng lạnh co rút, không co rút được, bụng đầy trướng, đại tiện khó, đau bụng ỉa chảy, yếu gối đùi, phụ nữ trung hà”.
4. Quan hệ vị trí ở huyệt Bàng-quang du, “Đồ dục”, “Kim giám” ghi rằng: “ở chính giữa cột sống lưng đo ra mỗi bên 2 thốn”.

BÀNG QUANG DU
BÀNG QUANG DU
Bài trướcBÁCH TRÙNG SÀO
Bài tiếp theoTHỐN ĐẦU

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.