ÂM ĐỘC

Đặc biệt:

Kỳ huyệt.

Mô tả huyệt Huyệt:

ổ giữa lằn chỉ của ngón chân thứ 4 và 5, phía trước huyệt Hiệp khê một tí.

Tác dụng trị bệnh :

Sưng đau mu bàn chân, kinh nguyệt không đều.

Phương pháp châm cứu

1. Châm 2 – 3 phân.

2. Cứu 2-3 lửa.

HUYỆT ÂM GIAO 

阴交穴
CV 7 Yīn jiāo xué

HUYỆT ÂM GIAO 
HUYỆT ÂM GIAO

Xuất xứ của huyệt Âm Giao:

«Giáp ất».

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Âm Giao:

– “Âm” Phía trong, mặt trong so với mặt ngoài, ở đây chỉ đến những kinh âm.
“Giao” Có nghĩa là sự hội tụ hay sự giao nhau.
Đường kinh Thận là kinh âm và bụng là mặt âm của cơ thể. Âm giao ở dưới rốn, là nơi Nhâm mạch, Xung mạch và Túc Thiếu-âm Thận kinh hội tụ lại, tất cả những kinh mạch này thuộc âm. Do đó mà có tên là Âm giao.
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Âm giao, ở dưới rốn 1 thốn, ổ ngang với miệng trên Bàng-quang, là nơi giao hội của Tam âm và Xung, Nhâm”.
Tên Hán Việt khác Thiêu quan, Hoành lô, Đón điền.
Huyệt thú 7 thuộc Nhâm mạch
Đặc biệt “Hội” của Xung mạch, Nhâm mạch va Túc Thiếu âm.

HUYỆT ÂM GIAO 
HUYỆT ÂM GIAO

Mô tả huyệt Âm Giao:

1 VỊ trí xưa Dưới rốn đo xuống 1 thốn (Giáp Ất, Đồng nhân, hát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay Nắm ngửa huyệt ổ điểm nối 1/5 trên vói 4/5 dưới của đoạn rốn bờ trên xương mu.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới huyệt là dương tràng, sau đường trắng là màng ngang, phúc mạc vao sâu nữa là ruột non hoặc tử cung khi 5 6 tháng. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh T 10 hay T 11.

HUYỆT ÂM GIAO 
HUYỆT ÂM GIAO

Tác dụng trị bệnh của huyệt Âm Giao:

1. Tại chỗ Đau bụng quanh rốn, đau do thoát vị, sa lủ cung.
2. Toàn thân Bệnh thuộc hệ sinh dục ngoài. bệnh về kinh nguyệt, băng lậu, khí hư, phù thũng.

 

Lâm sàng

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Âm giao, Dương trì trị đàn bà huyết vận (Tiêu u). Phối Thạch môn, Thái xung trị thoát vị bìu (Tư sinh). Phối Thạch môn, Ủy dương trị đau củng bụng dưới, tiêu khát (Tư sinh). Phối Thạch môn trị đàn bà không mang thai (Bách chứng). Phối Tam lý, Thủy phân trị cổ trướng (Ngọc long). Phối Bách hội, Thái xung, Chiêu hải trị bệnh ỏ yết hầu (Tịch ho hẳng).

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Đại-trường du, Khúc trì trị đau rút thắt lưng-gối, đau quanh rốn. Phối Thiên khu trị bụng trướng. Phối Tử cung, Tam-âm giao, Khí hải trị rong kinh.

HUYỆT ÂM GIAO 
HUYỆT ÂM GIAO

Phương pháp châm Cứu

1. Châm Thắng, sâu 1 – 1,5 thôn.
2. Cứu 5 lửa.
3. Ôn cứu 10 20 phút.

Tham khảo

1. «Nạn kinh – Tam thập nhát nạn» ghi rằng: “Hạ tiêu nằm ngay ở chỗ thượng khẩu của Bàng- quang. Nó chủ về phân biệt thanh trọc, hạ tiêu chủ xuất mà không chủ nạp, vi có nhiệm vụ truyền tống ra ngoài. Âm giao ở dưới rốn 1 thốn”.
2. «Đồng nhân» ghi rằng: “Âm giao, trị bệnh đau dưới bụng, hàn sán gây ra đau bụng dưới. Co rút thắt lưng-gối, đau bụng, phụ nữ kinh nguyệt không đều, đới hạ, sản phụ sau khi đẻ sản dịch ra không cầm, đau lạnh quanh rốn, châm vào 8 phân, đắc khí được rồi tức là tả, có thể cứu 100 lửa là được”
3. «Minh đường» ghi rằng: “Cứu ngày 3 – 5 lửa, chừng 100 lửa thì ngưng”.
4. «Đại thành» ghi rằng: “Âm giao chủ trị phụ nữ băng huyết, trẻ con hở thóp”.
5. «Giáp át» quyên thứ 3 ghi rằng: “Âm giao là nơi hội của Nhâm mạch, Khí xung”.
6. «Ngoại đài» ghi rằng: “Âm giao là nơi hội của Nhâm mạch, Xung mạch, Túc Thiếu-âm”.
7. «Thiên kim» ghi rằng : “Cứu nhiều sẽ không mang thai“.
8. «Ngoại đài» ghi rằng: “Khi có thai không nên cứu”.

9. Huyệt Âm giao, theo “Giáp át” còn gọi là Thiêu quan, Hoành lô’, còn “Thần toàn” thì gọi là Đơn điền.

Huyệt Âm Giao
Huyệt Âm Giao
Bài trướcÂM ĐÔ 
Bài tiếp theoHUYỆT ÂM KHÍCH

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.