HUYỆT CHI CẤU 

支溝穴
TE 6 Zhìgòu (Tche Keou)

HUYỆT CHI CẤU 
HUYỆT CHI CẤU

Xuất xứ của huyệt Chi Câu:

«Linh khu – Bản du»

Tên gọi của huyệt Chi Câu:

– “Chi” có nghĩa là cành, nhánh, Tay chân.
– “Câu” có nghĩa là đường rãnh hẹp, đường mương.
Huyệt nằm trong chỗ hẹp giữa xương trụ và xương quay, nơi kinh khí chảy giống như nước chảy trong mương rãnh. Do đó mà có tên là Chi cấu.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Ngày xưa, đào khoét đất gọi là cấu. Vì nhánh mạch của nó thắng với huyệt Gian sứ của Thủ Quyết-âm Tâm-bào. Đường đi của mạch nó ví như nước rót về trong rãnh, nên được gọi là Chi cấu”.
Tên Hán Việt khác Phi hô, Chi câu.
Huyệt thứ 6 Thuộc Tam-tiêu kinh
Đặc biệt “Kinh” huyệt, Thuộc “Hỏa”.

HUYỆT CHI CẤU 
HUYỆT CHI CẤU

Mô tả huyệt của huyệt Chi Câu:

1. Vị trí xưa:

Sau cổ tay 3 thốn, chỗ hõm giữa 2 xương (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. Vị trí nay:

xác định huyệt Dương trì đo lên 3 thốn. Huyệt ổ khe xương quay và xương trụ mặt sau cẳng tay.

HUYỆT CHI CẤU 
HUYỆT CHI CẤU

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới huyệt:

là khe giữa các cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi dài riêng ngón tay cái ỏ ngoài và các cơ duỗi riêng ngon tay út và cơ duỗi riêng ngón tay trỏ ỏ trong. Dưới nữa là giữa màng gian cốt – Thần kinh vận dộng cơ là các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C7.

Hiệu năng của huyệt của huyệt Chi Câu:

Thanh Tam-tiêu, thông phủ khí, giáng nghịch hỏa, tuyên khí cơ, tán ứ kết, thông trường phủ.

HUYỆT CHI CẤU 
HUYỆT CHI CẤU

Tác dụng trị bệnh của huyệt Chi Câu:

1. Tại chỗ, theo kinh:

 

Đau thần kinh liên sườn, nhức mỏi tay vai, vẹo cổ, sưng đau cạnh cổ.

2. Toàn thân:

Đau nhói vùng tim, viêm màng ngực, táo bón kinh niên, sốt không có mồ hôi, chóng mặt sau khi sinh.

Lâm sàng của huyệt Chi Câu :

1. Kinh nghiệm tiền nhân Phối Chiếu hải trị táo bón (Ngọc long). Phối Chương môn, Ngoại quan trị đau chói hông ngực (Đại thành). Phối Chương môn, Dương Lăng-tuyền, ủy trung trị đau hông do thương hàn (Đại thành). Phối Chương môn trị lao hạch chảy mủ (Tư sinh). Phối Ngoại quan, Đại lăng trị đau do bí kết trong bụng (Ngọc long). Tả huyệt Chi cấu đến huyệt Gian sứ trị đau hông sườn (Cương mục).
2. Kinh nghiệm hiện nay Phối Dương Lăng- tuyền chữa đau thần kinh liên sườn, cơn đau sỏi mật. Phối Đại hoành thấu Thiên khu, Túc Tam- lý, trị táo bón kinh niên. Phối Túc Tam-lý, Chiên trung, Nhũ cân trị tuyến sữa ít. Phối Thượng Cự- hư trị quen táo bón. Phối Âm Lăng-tuyển trị đau thần kinh gian sườn. Phối Bách hội trị thần chí hoảng hốt.

HUYỆT CHI CẤU 
HUYỆT CHI CẤU

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thang, sâu 1,5 thốn. Có cảm giác căng tức hoặc có khi tê giật ra bên ngoài mút ngón tay.
2. Cứu 3 – 7 lửa
3. Ôn cứu 10-15 phút

Tham khảo của huyệt Chi Câu:

1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Ho, mặt đỏ nóng, dùng Chi cấu làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Má đau sưng, rò, đau mắt, vai không nâng lên nổi, đau tim đầy tức, nghịch khí, mồ hôi ra, cấm khâu, dùng Chi cấu làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “Bệnh nhiệt mồ hôi không ra, sưng ngoài cổ họng, vai cánh tay tê nặng đau, đau thắt ở sườn nách, tứ chi không nâng lên được, nhọt kết vảy, gáy không quay được, dùng Chi cấu làm chủ”
4. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Câm đột ngột, dùng Chi cấu làm chủ”.
5. «Thiên kim» ghi rằng: “Chi cấu, Thái khẽ, Nhiên cốc trị đau tim như dùi châm, nặng lắm thì tay chân lạnh ngắt ngột thỏ như muốn chết”.
6. «ĐỒ dực» ghi rằng: “Chi cấu chủ trị hoắc loạn nôn mửa, cấm khẩu, câm đột ngột, đau tim đột ngột, sản hậu xoàng đầu hoa mắt, bất tỉnh nhân sự. Hễ Tam-tiêu tướng hỏa thịnh lên và đại tiện không thông, hông sườn đau nhức nên tả huyệt Chi cấu”.

HUYỆT CHI CẤU 
HUYỆT CHI CẤU

7. «Ngọc long ca» ghi rằng: ” Nếu đau sườn đồng thời có táo bón kết, dùng huyệt Chi cấu rất hay”. Trong “Thập tứ kinh yếu huyệt chủ trị ca” ghi rằng: “Chi cấu,… trị đại tiện không thông đau hai bên hông sườn”, và “Chi cấu cùng Gian sứ có công hiệu lý khí giảm thống” – Chi cấu trị đau hông, thích nghi trong rối loạn tình chí, can uất khí trệ rồi sinh ra bệnh, có thể kết hợp với Chiên trung và du huyệt nơi đau; nếu can uất hóa hỏa có thể châm tả các huyệt Chi cấu, Thái xung, Khâu khư – Chi cấu đối với can mạch bị mất dinh dưỡng gây ra chứng đau sườn có hiệu quả tương đối tốt – “Nạn kinh – Tam thập bát nạn” ghi rằng: “Tam-tiêu nó là biệt sứ của nguyên khí, nó chủ trì các khí,… kinh của nó là Thủ Thiếu dương”, đã nói lên rằng Tam-tiêu có công năng đem đường đi của nguyên khí, khí ra vào tiêu hóa của toàn thân, bên trong bên ngoài bên trên bên dưới, không có nơi nào là nó không đến – Chi cấu trị táo bón gây ra do khí cơ bị trỏ trệ tương đối có hiệu quả.

HUYỆT CHI CẤU 
HUYỆT CHI CẤU

8. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng, huyệt này là “Kinh huyệt” của Thủ Thiếu-dương kinh.
9. Huyệt Chi cấu theo “Lục tập” còn có tên là Phi hổ.
10. Tại sao huyệt Chi cấu lại có thể thông tiện ? – Chứng bón phần lớn do phủ khí không thông, do nhiệt kết trường táo rồi gây ra. Chi cấu là Kinh (Hỏa) huyệt, có tác dụng tuyên thông khí cơ của Tam tiêu, thông điều tác dụng của thủy dạo, có thể làm cho phủ khí thông sướng, tân dịch hạ xuống được mà thông táo bón. Văn hiến có liên hệ tới việc thông tiện ở huyệt Chi cấu qua lịch đại đã ghi chép tương đối nhiều, người đời nay thường dùng để trị chứng quen táo bón mãn tính.

HUYỆT CHI CẤU 
HUYỆT CHI CẤU
Bài trướcHUYỆT CHÂU VINH 
Bài tiếp theoHUYỆT CHI CHÍNH 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.