HUYỆT CỰ KHUYẾT

巨闕穴

CV 14 Jìiquè (Tsou Tsiu)

HUYỆT CỰ KHUYẾT
HUYỆT CỰ KHUYẾT

Xuất xứ của huyệt Cự Khuyết:

«Mạch kinh»

Tên gọi của huyệt Cự Khuyết:

– “Cự” có nghĩa to lớn.
– “Khuyết” có nghĩa Là cổng hai tầng, làm hai cái dai ở ngoài của, trên làm cai lầu, ở giữa bỏ trống dế làm lối di gọi là Khuyết, cho nên gọi cửa to là Khuyết. Tâm khí chảy vào Tâm qua huyệt này, nó là Mộ huyệt của Tâm, trong “Châm cứu ván đối” cho nó như là cung điện của trái tim nên gọi là Cự khuyết.
Có sách giải thích rằng: “Cự là to lớn. Khuyết là cung khuyết, môn quán (nhà cửa của dạo sĩ ở). Cự khuyết tên gọi của Kiếm, xương ổ ngực dạng như lưỡi kiểm, huyệt ở ngang chóp của xương mùi kiếm, nó lại ở nơi chỗ hõm lớn của bụng nên gọi là Cự khuyết”.
Tên đọc khác Cự quyết
Huyệt thứ 14 Thuộc Nhâm mạch
Đặc biệt “Mộ huyệt” của Tâm

HUYỆT CỰ KHUYẾT
HUYỆT CỰ KHUYẾT

Mô tả huyệt của huyệt Cự Khuyết:

1. Vị trí xưa :

Dưới huyệt Cưu vĩ 1 thốn (Giáp ất, Đông nhân, Phát huy, Đại thành)

2. Vị trí nay:

Ngồi ngay hoặc nằm ngửa. Huyệt là diêm gặp nhau của hai bờ sườn và rồn, tỷ lệ 6/8 dưới lên hoặc 2/8 trên xuống.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Cự Khuyết :

 

là đường trắng, sau là phúc mạc. Dưới nữa là thùy gan trái. Da vùng huyệt chi phối bới tiết đoạn thần kinh T6.

HUYỆT CỰ KHUYẾT
HUYỆT CỰ KHUYẾT

Hiệu năng của huyệt Cự Khuyết :

Hóa thấp trệ ở trung tiêu, thanh tâm định thần, điều khí, lý khí thông ở bên trong, hòa vị lợi cách.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Cự Khuyết:

1. Tai chỗ :

Co thắt hoành cách mô, tức ngực, co thắt dạ dày, đau thắt tim.

2. Theo kinh:

Đau bụng ợ chua, nôn mửa, tâm thần phân liệt, viêm màng ngực, viêm màng ngoài tim.

3. Toàn thân:

Điên cuồng, tim đập mạnh, động kinh, kém trí nhớ.

HUYỆT CỰ KHUYẾT
HUYỆT CỰ KHUYẾT

Lâm sàng của huyệt Cự Khuyết

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Thiên tỉnh, Tâm du trị hồi hộp (Đại thành). Phối Họp cốc, Tam- âm giao. Phối Thương khâu trị nôn mửa, lợm mửa (Đại thánh). Phối Hung dường (Chiên trung) trị mửa (Tư sinh). Phối Gian sứ trị trong ngực bồn chồn khó chịu (Tư sinh). Phối Thượng quản trị sinh bụng trên (Tư sinh). Phối Tâm du trị bôn chồn trong ngực (Tư sinh).

HUYỆT CỰ KHUYẾT
HUYỆT CỰ KHUYẾT

2. Kình nghiệm hiện nay:

Phối Trung quản, Âm đô, Đại cự trị tim hồi hộp. Phối Tâm du, Khích môn hoặc Thần môn, Thông lý trị đau thắt tim. Phối Phong tri thâu Phong trì, Nội quan. Túc Tam -lý trị tâm thần phân liệt. Phối Đại chùy, Nhân trung, Yêu kỳ, Nội quan trị động kinh. Phối Trung quản, Thiên đột trị ho khí nghịch lên.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thắng, sâu chung 1,5 – 2 thốn, tại chồ có cảm giác túc căng có khi lan lên trên hoặc xuống đuổi.
2. Cứu 3 – 5 lửa
3. Ôn cứu 5 – 15 phút.
* Chú ý Bên dưới là gan, không châm sâu quá.

Tham khảo của huyệt Cự Khuyết:

1. «Giáp ất» quyên thứ II ghi rằng: “Hoắc loạn, dùng Cự khuyết, Quan xung, Chi cấu, Công tôn, Giải khê làm chủ”.
2. «Thiên kim» ghi rằng: “Ho nghịch khí lên, khí ngắn, đầy tức ngực lan đau tới vai, cứu Cự khuyết, Kỳ môn mỗi huyệt 50 lửa. Cự khuyết, Chiếu hải chủ trị co giật gây đoản khí ở vùng bụng-rốn”.
3. «Tâm thư» ghi rằng: “Nổi cuồng trước tiên cứu Cự khuyết 50 lửa, sau đó cứu Tâm du 50 lửa”.
4. <<Viên khoa học Y học Trung Quốc»: Châm các huyệt Cự khuyết, Chiên trung, Thiên dột, Hợp cốc rồi dùng quang tuyến X đê quan sát thấy thực quản nỏ lớn vả nhu đông thực quấn tăng mạnh.
5. Cự khuyết là “Mộ huyệt” của Tâm, đó cũng là điểm phản ung của hội chúng tâm khí bất túc, dùng nó dế trị những hồi hộp do khí huyết suy nhược, tâm phiền rất có hiệu quả.
6. Đè vào huyệt Cự khuyết, Trung quản, Bất dung, Lương môn có phản ứng để tìm hiếu về Tâm và Phế có bệnh.
7. Căn cứ theo “Mạch kinh” ghi rằng, huyệt Cự khuyết là “Mộ huyệt” của Tâm.

Bài trướcHUYỆT CỰ CỐT 
Bài tiếp theoHUYỆT CỰ LIÊU

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.