HUYỆT NỘI QUAN 

内關穴

P 6 Nèi guān xué (Nei Koann)

HUYỆT NỘI QUAN
HUYỆT NỘI QUAN

Xuất Xứ của huyệt Nội Quan:

«Linh khu – Kinh mạch».

Tên gọi của huyệt Nội Quan:

– “Nội” có nghĩa là bên trong trái nghĩa với bên ngoài.
– “Quan” có nghĩa là cửa ải.
Huyệt là nơi cửa ải quan trọng phía trong nơi kinh khí ra vào, cho nên gọi là Nội quan (Trái với Ngoại quan).
Theo “Thái tô” ghi rằng: “Lòng bàn tay đến bên trong là Thiếu-âm, Thái-âm, bắt đầu ở biệt lạc, bên trong thông với Tâm-bào vào ở Thiếu- dương, nên gọi là Nội quan”.

HUYỆT NỘI QUAN
HUYỆT NỘI QUAN

Huyệt thứ:

6 Thuộc Tâm-bào lạc kinh

Đặc biệt của huyệt Nội Quan:

Lạc huyệt nối với Tam-tiêu kinh. Giao hội của Thủ Quyết-âmÂm-duy mạch.

Mô tả của huyệt Nội Quan:

HUYỆT NỘI QUAN
HUYỆT NỘI QUAN

1. Vị trí xưa :

Sau bàn tay, từ cổ tay đo lên hai thốn (Giáp ất), ớ giữa 2 đường gân (Đại thành, Tuần kinh).

2. Vị trí nay :

Khi điểm huyệt, vểnh ngược bàn tay vào cẳng tay để lộ rõ khe của gân cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé. Trên khớp gấp nếp cổ tay 2 thốn.

HUYỆT NỘI QUAN
HUYỆT NỘI QUAN

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Nội Quan:

là khe giữa gân cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé, gân cơ gấp dài ngón tay cái, gân cơ gấp chung ngón tay nông và sâu, cơ sấp vuông. Màng gian cốt quay và trụ – Thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh giữa các nhánh của dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C7

Hiệu năng của huyệt Nội Quan:

Thanh Tâm-bào, sơ Tam-tiêu, định tâm an thần hòa vị, thư trung, lý khí, trấn thống.

HUYỆT NỘI QUAN
HUYỆT NỘI QUAN

Tác dụng trị bệnh của huyệt Nội Quan:

1. Tại chồ :

Đau cẳng tay.

2. Theo kinh :

Viêm cơ tim, đau vùng ngực, hồi hộp, đau thần kinh khớp khuỷu-cánh tay, bứt rứt, nóng ruột bồn chồn khó chịu.

HUYỆT NỘI QUAN
HUYỆT NỘI QUAN

3. Toàn thân:

Viêm cơ tim, đau vùng ngực, nôn mửa, động kinh, mất ngủ, buồn phiền. Dùng trong các loại châm tê phẫu thuật, đau thần kinh Vị, loét dạ dày.

Lâm sàng của huyệt Nội Quan:

HUYỆT NỘI QUAN
HUYỆT NỘI QUAN

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Chiếu hải trị đau bụng do kết tụ (Ngọc long). Phối Ngư tế, Tam lý trị ăn không xuống (Đại thành). Phối Cách du trị đầy tức (Đại thành). Phối Tam lý, Trung quản trị đau trong bụng (Tịch hoàng). Phối Kiện lý trị bồn chồn trong ngực (Tịch hoằng). Trị thương hàn ở kinh Thái-âm đã 4 ngày, trước hết dùng Chiếu hải, Công tôn, sau dùng Nội quan (Lan giang).

2. Kinh nghiệm hiên nay :

Phối Công tôn, Trung quản trị đau dạ dày. Phối Thiên đột trị nấc cụt. Phối Gian sứ, Thiếu phủ trị thấp tim. Phối Gian sứ, Túc Tam-lý trị tim quặn đau. Phối Tô liêu trị huyết áp thấp. Phối Dũng tuyền, Túc Tam-lý trị hôn mê do trúng độc. Phối Cách du trị sưng đầy hông sườn. Phối Tam lý, Trung quản trị thô tả. Phối Chương môn, Chiên trung trị nấc cụt. Phối Phong trì trị chóng mặt hoa mắt. Phối Đại lăng, Thần môn trị mất ngủ. Phối Công tôn trị đầy tức tim ngực.

HUYỆT NỘI QUAN
HUYỆT NỘI QUAN

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 0,5 – 1,5 thốn, có thể xuyên tói Ngoại quan, tại chỗ có cảm giác căng tức – Châm xiên trong trường hợp bị bệnh ở thân mình thì mũi kim hướng lên, sâu 1 – 2 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tê hoặc có khi lan tới khớp khuỷu hoặc nách ngực – Khi trị các ngón tay bị tê đờ thi châm mũi kim hơi hướng xuống một bên tay quay, sâu 0,3 – 0,5 thốn, có cảm giác tê như bị điện giật xuống mấy ngón tay.
2. Cứu 3 – 7 lửa .
3. Ôn cứu 5-15 phút.

HUYỆT NỘI QUAN
HUYỆT NỘI QUAN

Tham khảo của huyệt Nội Quan:

1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Mặt đỏ da nóng, nhiệt bệnh mồ hôi không ra, trúng phong nhiệt, mắt đỏ vàng, khuỷu tay co, sưng nách. Nếu thực thì tim đau dữ dội, hư thì tâm phiền, tâm kinh sợ không thể hoạt động được, mất trí dùng Nội quan làm chủ”.
2. «Ngọc long phú» ghi rằng: “Kết hợp vói chiếu hải có thê’ trị kết khối ở trong bụng” (Hợp Chiếu hải năng y phúc tật chi khôi).
3. «Tịch hoàng phú» ghi rằng: “Kết hợp với Công tôn trị đau bụng” (Kiên Công tôn trị đỗ thông).

HUYỆT NỘI QUAN
HUYỆT NỘI QUAN

4. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Kiến lý, Nội quan quét phiền khổ ở trong ngực” (Kiến lý, Nội quan tảo tận hung trung chi khố muộn).
5. «Tiêu u phú» ghi rằng: “Ngực đầy tức đau châm Nội quan” (Hung mãn phúc thông thích Nội quan).

6. Căn cứ theo “Giáp ất” huyệt Nội quan là “Lạc huyệt ” của Thủ Quyết-âm kinh. Nó cũng là một trong “Bát mạch giao hội huyệt” thông với Âm- duy mạch.

HUYỆT NỘI QUAN
HUYỆT NỘI QUAN

7. Huyệt Nội quan là lạc huyệt của Tâm bào kinh, liên lạc với thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu, có thể trị chứng hồi hộp, đau ngực ở thượng tiêu, nôn mửa, đau dạ dày ở trung tiêu, chúng kinh nguyệt không điều ở hạ tiêu.
8 Huyệt Nội quan là một trong Bát mạch giao huyệt, phối với Công tôn để điều chỉnh quân binh cho Tam-tiêu, tăng cường chức năng trường vị; tri nôn mửa, đau dạ dày.
9. Theo kinh nghiệm của Vương Tuyết Dài. Huyệt này có ảnh hưởng rõ ràng đối với tim. Trên lâm sàng trị yếu tim có kết quả rõ ràng. Thường phối hợp với huyệt Công tôn trị đau dạ dày hiệu quả tốt.
10. Theo Dương Thế Tăng, Tống Hy (Trung Quốc). Khi châm huyệt Nội quan, nếu nhịp tim đang nhanh thì làm chậm lại, nếu nhịp tim đang chậm thì làm nhanh lên, nếu nhịp tim bình thường thì không thấy thay đổi rõ ràng.

HUYỆT NỘI QUAN
HUYỆT NỘI QUAN

11. Theo các châm cứu gia Thượng Hải (Trung Quốc). Lúc phẫu thuật lồng ngực, khi châm huyệt Nội quan làm cho tốc độ tuần hoàn và cung lượng tim tăng nhanh.
12. Theo các châm cứu gia Thượng Hải (Trung Quốc). Trong điều trị và châm tê để mổ, châm huyệt Nội quan đều có thể làm cho huyết áp đang hạ thi lên cao hoặc ngược lại huyết áp đang cao thi hạ xuống.
13. Theo sỏ nghiên cứu sinh lý Viện khoa học (Trung Quốc). Gây hạ huyết áp bằng Acétycholin rồi châm vào huyệt Nội quan thì thấy huyết áp tăng lên. Ngược lại, gây cao huyết áp bằng Adrenaline rồi châm huyệt Nội quan thi thấy huyết áp hạ xuống.
14. Theo Vệ sinh học hiệu Tây An (Trung Quốc). Châm huyệt Túc Tarm lý và Nội quan thì lam tăng khả năng tụ cầu vàng của bạch cầu.

HUYỆT NỘI QUAN
HUYỆT NỘI QUAN

15. Theo Sở nghiên cứu sinh lý thuộc viện khoa học Trung Quốc. Phá vỡ chất xám trung ương ở chung quanh ống dẫn nước não tủy của não giữa, phá vờ cả vùng corpora quadrigémina rồi châm huyệt Nội quan thì không thấy ảnh hưởng đến huyết áp như khi châm không có sự phá hủy các phần trên.
16. Tống Hy – Dương Kỷ Tăng (Trung Quốc); Châm hai huyệt Nội quan trên 15 trường hợp thấy 2/3 số này có cảm giác đắc khí giống đường đi của toàn bộ hay một phần kinh Tâm bào lạc, 1/3 số này thấy đường lan truyền không giống nhau.
17. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, bổ huyệt Nội quan có lợi cho những người suy nhược thần kinh hay phát ra những bệnh thuộc tâm thần, vì mệt nhọc do học hành nghiên cứu, tự kỷ bị trúng độc. Đó là những người lãnh đạm uể oải, chức năng đã suy nhược, gầy gò, không thê chỉnh đốn tư tưởng hay chú ý tinh thần vào một việc gì, trí nhớ cũng kém cỏi, họ là những người hay sợ sệt cứ nơm nớp chờ đợi một sự buồn phiền hình như sẽ tới, giấc ngủ của họ cứ lởn vởn những ác mộng và nếu không được điều trị não họ cứ bắt suy nghĩ mãi, để rốt cục sẽ sa ngã vào cuộc đời trụy lạc.

HUYỆT NỘI QUAN
HUYỆT NỘI QUAN

18. «Phối huyệt khái luận giảng nghĩa>>: Nội quan là lạc huyệt của Tâm-bào lạc, tách ra đi theo kinh Tam-tiêu, nó lại là huyệt thuộc Âm- duy trong bát mạch. Âm mạch trong 3 kinh âm ở chân tay và kỳ kinh bát mạch. Có thể trị dược bệnh ở ngực và tim, gọi là huyệt chính của tâm ngực có tác dụng làm thư thái vòm ngực, khoan khoái vùng ngực, hoành cách, hành khí tán uất. Kết hợp với Tam-âm giao có thể tư âm dưỡng huyết, kiện tỳ ích vị, giao tế được thủy hỏa, quân bình âm dương, là phép chính trị thượng thiệt hạ hư sinh các chứng đau nhức xương, đau thắt lưng, nóng trong xương, ho, mồ hôi trộm, thiếu máu bế kinh. Chọn Nội quan đê thanh phần trên, Tam- âm giao để tư bổ phần dưới, trước là để hòa dương, sau là cố âm, âm dương hòa thì có thể “tư sinh hóa dục” được.
19. «Phôi huyệt khái luận giảng nghĩa» Đại chùy là lạc huyệt của 3 kinh dương ở tay và Đốc mạch. Nội quan là lạc huyệt của kinh Tâm bào vận hành riêng vào Tam-tiêu thông vói Âm duy mạch. Theo đường đi của nó nên có thể trị được các bệnh ở vùng ngực. Châm Đại chùy đế điều hòa khí ở Thái-dương, khi khí được hòa thì thủy tự nhiên lợi. Kểt hợp với Nội quan để tuyên thông dương khí của Tâm, thông lợi được Tam- tiêu, sơ thông nghẽn tắc. Khi Tam-tiêu được lưu thông nước sẽ tới Bàng-quang đàm sẽ tự trừ. Cách phối huyệt này có thể so sánh với “Đại thanh long thang” hoặc “Tiểu thanh long thang” và “Linh quê truật cam thang” của Trọng cảnh.

HUYỆT NỘI QUAN
HUYỆT NỘI QUAN

20. Câu “Tâm hung Nội quan huyệt” là người đời nay khái quát việc ứng dụng trên lâm sàng đối vói huyệt Nội quan. Nội quan là Lạc huyệt của kinh Thủ quyết-âm Tâm-bào. “Linh khu – Kinh mạch thiên” ghi: “Biệt của Thủ Tâm chủ gọi là Nội quan, nằm ở chỗ cách cô’ tay hai thốn, xuất ra ở khoảng giữa hai đường gân, dọc theo kinh chính để đi lên, buộc vào Tâm bào lạc, vào Tâm hệ”, bệnh của nó “Thực thì tâm thống, hư thì phiền tâm”. Có thể biết được rằng, huyệt này có liên hệ mật thiết cùng với Tâm. Nội quan lại còn thông với Âm duy, chủ lý của toàn thân. “Bát mạch giao hội bát huyệt ca” ghi rằng: “Công tôn Xung mạch vị tâm hung, Nội quan Âm duy hạ tổng đồng”, ý nói Nội quan thông với Âm duy, Công tôn thông với Xung mạch, cùng hội hợp ở Tâm, ngực, Vị. Theo đó, Nội quan, Công tôn đều chủ trị các bệnh chứng ở vùng Tâm hoặc ở ngực, Nhưng trên lâm sàng, Nội quan thiên nặng về các chứng ở tâm ngực, còn Công tôn lại thiên nặng về các chứng bệnh dạ dày, vùng ngực. Vì thế cho nên cận nhân mới có câu “Tám hung Nội quan huyệt”.

HUYỆT NỘI QUAN
HUYỆT NỘI QUAN
Bài trướcNỘI NGHÊNH HƯƠNG
Bài tiếp theoNỘI TẤT NHÃN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.