Người mẹ bị hốt hoảng trong thời gian mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không

Đáp: Có
Rất nhiều người không chuẩn bị tâm lí cho việc mang thai hoặc không cẩn thận nên mang thai ngoài ý muốn, vô cùng hoảng sợ, không biết có nên giữ thai lại hay không. Điều này có hại trực tiếp đến sức khỏe của hai mẹ con.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sự buồn bã, u uất và tâm trạng không muốn chấp nhận sự thật là mình đang mang thai khiến cho sự cân bằng nội tiết trong cơ thể người mẹ bị ảnh hưởng. Những hormone trong cơ thể mẹsẽ truyền vào thai nhi, cản trở sự phát triển của thai nhi. Khi sinh ra, những đứatrẻ đó cũng dễ bị u uất, buồn chán, gặp khó khăn trong giao tiếp, tự ti hơn và thểchất yếu ớt hơn. Do đó, trước khi mang thai, người mẹ nên chuẩn bị thật kĩ. Saukhi mang thai cũng nên giữ tâm trạng thoải mái và sức khỏe tốt.

Mang thai
Mang thai
Có cần đi tư vấn về các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến thai nhihay không

Đáp: Có
Tục ngữ có câu “Cha nào con nấy”. Đứa trẻ là sự kết hợp từ tinh trùng của bốvà trứng của mẹ phát triển mà thành nên nó sẽ có những đặc điểm di truyền củabố và mẹ, không chỉ về vóc dáng, hình dáng khuôn mặt, mà còn có cả nhiễm sắcthể, gen di truyền… Người làm cha làm mẹ nào cũng mong con mình được khỏemạnh, xinh xắn và thông minh, điều đó phụ thuộc khá nhiều vào di truyền từ chamẹ. Trước khi mang thai, cả hai vợ chồng cần được tư vấn yếu tố di truyền.
Sự bất thường về nhiễm sắc thểdo di truyền khiến người phụ nữ bịsảy thai nhiều lần, khó mang thai vàkhiến thai bị dị dạng bẩm sinh, bịkhuyết tật hoặc mắc các bệnh do ditruyền, ví dụ như hội chứng down…
Nếu hai bên họ nội hoặcngoại có tiền sử bệnh di truyềnthì tỉ lệ thai nhi bị mắc bệnh đó cũng cao hơn.
Kết hôn cận huyết, tức là hai vợchồng có quan hệ huyết thống vớinhau sẽ khiến đứa con dễ bị khuyếttật và mắc bệnh bẩm sinh. Nhấtlà khi cả hai vợ chồng đều khôngkhám sức khỏe trước khi kết hôn thìkhả năng nhiễm sắc thể mang bệnhtiềm ẩn trong cơ thể cha hoặc mẹ sẽthể hiện ở đời con càng cao hơn.

Trước khi mang thai, nếu hai vợ chồng cùng làm việc lầu dài trong môi trường nhiều bức xạ, mầm bệnh hay thuốc thì khả năng ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể cũng cao hơn và khả năng đứa trẻ bị dị dạng cũng cao hơn.
Do đó, trước khi sinh con, các cặp vợ chồng nên hỏi ý kiến bác sĩ vê’ những yếu tố có thể di truyền sang thai nhi.
Những căn bệnh nào ảnh hưỏng đến khả năng sinh conp
Đáp: Những căn bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh con gồm:

Bệnh di truyền nhiễm sắc thể trội

Ví dụ như bệnh xương sụn chậm phát triển, xương cốt chậm phát triển, hội chứng marfan, bệnh retinoblastoma (Ung thư nguyên bào võng mạc), chứng myotonia (rối loạn trương lực cơ)… Những căn bệnh này đều được di truyền thông qua nhiễm sắc thể khiến cho nhiều thế hệ trong cùng một gia đình đều có thể bị mắc phải.
Nếu chỉ có cha hoặc mẹ bị mắc những bệnh trên thì khả năng di truyền cho con cái là 50%, cả con trai và con gái đều có thể bị bệnh này.

Bệnh di truyền do gen

Ví dụ như bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần hưng phấn – trầm cảm, bệnh tim bẩm sinh, chứng động kinh, bệnh tiểu đường… đều có thể di truyền qua gen và có diễn biến phức tạp.

Bệnh di truyền qua nhiễm sắc thể lặn

Nếu cả cha và mẹ đều có nhiễm sắc thể mang bệnh nhưng không thể hiện ra thì tỉ lệ phát bệnh ở đời con là rất cao, ví dụ như bệnh mù màu bẩm sinh, bệnh thoái hóa gan, bệnh vàng da, cổ trướng, bệnh dự trữ glycogen…

Bệnh di truyền có liên quan đến giới tính như thế nào?

Một số bệnh di truyền có liên quan tới giới tính, tức là chỉ truyền bệnh cho con gái hoặc con trai. Trong trường hợp đặc biệt này, việc dự đoán giới tính của thai nhi có thể hạn chế khả năng sinh ra một đứa trẻ đã mang sẵn bệnh di truyền trong mình.
Ví dụ như bệnh rối loạn đông máu (hemophilia). Đây là bệnh máu khó đông có tính di truyền, biểu hiện lâm sàng là máu chảy nhiều không cầm được, chủyếu là chảy máu trong, nghiêm trọng nhất là ở khớp gối, khuỷu tay và mắt cá chân. Việc chảy máu khiến cho những chỗ xương khớp đó bị rỗng và khiến cho hoạt động của khớp bị hạn chế. Nếu bị thương và chảy máu nhiều lần thì sẽ làm mất chức năng của khớp xương nên thường dẫn đến tàn phế.
Bệnh máu khó đông thường là do mẹ truyền cho con trai. Người mẹ bị mắc bệnh này có khả năng di truyền cho con trai là 50%, còn con gái chỉ mang gen lặn của bệnh chứ không có biểu hiện lâm sàng. Sau khi người con lớn lên, lấy chồng và sinh con, nếu là con gái thì không sao, nhưng nếu là con trai thì đứa con trai đó cũng bị máu khó đông. Chính vì thế, trước khi sinh con, cả hai vợ chồng nên đi khám và xin tư vấn về di truyền.

Chuẩn bị về kinh tế như thế nào?

Hiện nay, số tiền cần thiết cho việc sinh con, bao gồm tiền mua thực phẩm bồi dưỡng khi mẹ mang thai, kiểm tra sức khỏe, tiền nằm viện sinh con, tiền nuôi dưỡng và chăm sóc con, tiền học… là một khoản không hề nhỏ. Đối với những cặp vợ chồng trẻ, việc lên kế hoạch chi tiêu cụ thể rất có lợi cho việc sinh nở và nuôi con.
Lên kế hoạch chi tiêu có thể khiến các mẹ cảm thấy yên tâm hơn trong quá trình mang thai. Trong thời kì mang thai, nhất là gần đến lúc sinh, người mẹ ít nhiều thường cảm thấy lo lắng và suy nghĩ mông lung và rất nhiều vấn đề. Nếu không có kế hoạch chi tiêu dự kiến thì đến lúc nộp một khoản tiền lớn vượt ngoài dự đoán để đăng kí sinh con, họ sẽ thấy rất lo sợ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Lên kế hoạch chi tiêu có thể giảm bớt gánh nặng cho người chồng. Khi vợ có bầu, ngoài việc vui mừng vì sắp được làm cha, các ông chồng cũng luôn cảm thấy rất lo lắng, hoang mang, dễ mắc một hội chứng có tên gọi là hội chứng “vợ mang bầu”. Đó là vì người chồng không những phải chăm sóc cho vợ mang thai mà còn phải hoàn thành công việc của mình, gánh nặng kinh tế và tâm lí đè nặng trên vai. Nếu trước khi mang thai, cả hai vợ chồng cùng tính toán và lên kế hoạch chi tiêu trước thì người chồng cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
Việc chuẩn bị về kinh tế không chỉ giúp ích trong việc quản lí chi tiêu mà còn là sự bảo đảm cho cuộc sống gia đình sau này.

Kế hoạch chỉ tiêu cho những giai đoạn khác nhau nhưthếnào?

Trong thời gian mang thai
Người phụ nữ khi mang thai cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, ngoài hoa quả, thực phẩm hàng ngày còn cần uống thêm nhiều loại thuốc bổ nữa. Thêm vào đó là khoản tiền dành cho việc mua quần áo bầu và đồ dùng hàng ngày.
Kiểm tra sức khỏe trước sinh và thai giáo
Kiểm tra sức khỏe trước khi sinh là điều không thể thiếu. Từ khi phát hiện mình có thai đến lúc sinh, người mẹ cần làm 13 – 15 lần kiểm tra sức khỏe, phí tổn gồm có: phí đăng kí khám, xét nghiệm, kiểm tra, trị liệu và tiền thuốc.
Chi phí cho thai giáo không chỉ dùng vào việc mua máy và đĩa nhạc, mà còn có cả sách văn học…

Phí sinh nở

Trong thời gian nhập viện chờ sinh con, gia đình sản phụ phải nộp trước một khoản tiền phí. Nếu người mẹ phải sinh mổ thì ngoài khoản phí trên, còn có phí hồi sức, phí nằm viện, ăn uống, chăm sóc mẹ và bé… Nếu gia đình chọn dịch vụ tốt nhất thì mức phí sẽ còn cao hơn nữa.

Chi phí sau sinh

Chi phí sau khi sinh chủ yếu là dành cho việc tẩm bổ và mua thuốc cho mẹ, tiền mua quần áo, sữa, bỉm và đồ dùng cho bé.
Tiền nuôi con từ 0 – 3 tuổi và tiền cho con đi học cũng không phải là một khoản nhỏ. Chính vì thế, các cặp vợ chồng trẻ cần lập ra một kế hoạch chi tiêu chi tiết để quá trình mang thai, sinh con diễn ra thuận lợi và tránh thâm hụt ngân quỹ.

 

Bài trướcNHỮNG LOẠI THUỐC KHÔNG NÊN UỐNG TRƯỚC KHI MANG THAI
Bài tiếp theo10 ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI THỤ THAI

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.