Điều trị bảo tồn thường có kết quả tốt ở các gãy xương dị lệch, gãy 2/3 dưới, gãy xương trẻ con.

Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật nhằm mục đích nắn lại chính xác và dùng dụng cụ kết hợp xương (như đinh, nẹp, vis) để cố định xương gãy.

Kết hợp xương bằng đinh nội tủy và vis

Kết hợp xương bằng đinh nội tủy và vis

Ưu điểm:

+Nắn xương được chính xác, phục hồi hình dáng giải phẫu ban đầu.

+Có thể cố định xương gãy vững chắc (dùng nép AO) tránh được bất động các khớp, giúp bệnh nhân tập vận động, sớm, mau phục hồi chức năng.

Khuyết điểm:

+Có thể bị nhiễm trùng, viêm xương.

+Có thể bị tổn thương thêm về giải phẫu và để lại sẹo ở tay.

+Có thể có tai biến gây mê, gây tê…

Cần nhiều trang thiết bị tốt: phòng mổ vô trùng, dụng cụ kết hợp xương chắc chắn và không gây dị ứng, phẫu thuật viên có tay nghề vững.

Phẫu thuật kết hợp xương thường dùng là:

Nẹp vít cho xương quay và xương trụ.

Nẹp vít cho xương quay, đinh Rush cho xương trụ.

Đinh Rush hoặc đinh nội tủy cả hai xương.

Các loại đinh thường cố định không vững chắc do đó cần bó bột tăng cường 1 tháng.

Trong các gãy xương hở, phẫu thuật chú ý là cắt lọc vết thương, cố định xương gãy thường dùng bó bột, cố định ngoài hoặc chỉ nên kết hợp xương tối thiểu để giữ trục xương đồng thời bó bột tăng cường. Hạn chế dùng kết hợp xương phức tạp bên trong.

Biến chứng

Biến chứng sớm

Sốc chấn thương và tắc mạch máu do mỡ ít khi gặp trừ khi kết hợp nhiều tổn thương khác. Biến chứng thường gặp là:

Chèn ép khoang: cẳng tay có 3 khoang, thường gặp chèn ép ở khoang trước (hội chứng Volkmann) ưChèn ép mạch máu, thần kinh.

Chọc thủng da dẫn đến gãy hở.

Biến chứng muộn

Can lệch: thường gặp do nắn không hết dị lệch hoặc có dị lệch thứ phát trong bột mà không phát hiện, can lệch có thể là: chồng ngắn, gập góc, xoay, hoặc 2 xương chụm đầu vào nhau (can liên cốt, can chữ X, K…) can lệch này làm mất chức năng sấp ngửa.

Khớp giả: ít gặp hơn, thường do:

+Chèn ép mô mềm vào hai đầu xương gãy.

+Gãy nhiều mảnh, các mảnh dị lệch xa.

+Mất đoạn xương (gãy hở).

+Kết hợp xương không vững chắc nhưng cho tập vận động sớm.

+Nguồn dinh dưỡng kém thí dụ gãy 1/3 dưới xương trụ.

Hội chứng Volkmnn: do chèn ép khoang điều trị không tốt.

Hội chứng rối loạn dinh dưỡng: do bất động lâu ngày và không luyện tập dẫn đến teo cơ, loãng xương hạn chế vận động khớp.

Theo dõi, phục hồi chức năng sau điều trị

Nếu nắn tốt, bất động vững, xương sẽ liền sau hai tháng. Tập vận động thường xuyên trong thời gian bất động, giúp phục hồi chức năng tốt. Chú ý sấp ngửa cẳng tay đúng phương pháp.

Thời gian bất động bằng bột: 8-12 tuần, trẻ con: 4-6 tuần.

Nếu sau thời gian này xương chưa liền vững, có thể bất động thêm 2-4 tuần. Nếu vẫn không liền có thể có chậm liền xương hay khớp giả.

Trong loại gãy xương cành tươi ở trẻ con, cần nắn cho gãy luôn vỏ xương còn lại sau đó bó bột như các gãy 2 xương cẳng tay khác.

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.