KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN

Nguồn gốc xuất xứ:

Vào thời Đông Hán (东汉– năm 25 – 220 sau Công Nguyên, còn gọi là thời Hậu Hán –后汉), Thánh y Trương Trọng Cảnh (张仲景– các thầy thuốc về sau đều gọi là Tôn Sư, tôn ông là Thầy, vì công lao trước tác của ông để lại cho hậu thế quá lớn nên tôn ông là Y Thánh) đã lập ra phương Bát Vị Thận Khí Hoàn (còn gọi là Kim Quỹ Thận Khí Hoàn, Quế Phụ Địa Hoàng Hoàn, để phân biệt với Tế Sinh Thận Khí Hoàn).

Thành phần gồm:

Can địa hoàng (Sinh địa) 32g

Sơn dược 16g

Sơn thù (sao rượu) 16g

Phục linh 12g

Trạch tả 12g

Đan bì 12g

Quế chi 8g

Phụ tử (chế) 8g

Công năng chủ trị:

Trị các chứng thận dương bất túc. Lưng là phủ của Thận, Thận là gốc của Tiên thiên, trong đó ẩn chứa Mệnh môn hỏa. Nơi động khí của Thận chính là Mệnh môn.

Nạn thứ 8 sách Nạn Kinh có chép: “Đây là rễ của mười hai kinh mạch, là cửa của hô hấp, là nguồn của tam tiêu”. Đàm ẩm, thủy thũng, cước khí, chuyển bào (phụ nữ có thai bí tiểu (dùng cẩn thận)). Lưng đau chân mỏi, từ nửa thân trở xuống thường lạnh giá, bụng dưới đau co thắt, tiểu tiện không thông, hoặc tiện nhiều lần, về đêm càng tiểu nhiều, dương nuy (liệt dương), tảo tiết (xuất tinh sớm). Lưỡi nhạt mà nhớt, mạch hư nhược. Bộ xích trầm tế.

Phân tích cơ chế sinh bệnh:

Thận dương bất túc, không thể ôn dưỡng cho hạ tiêu, nên sinh eo lưng đau, chân mỏi, nửa lưng trở xuống lạnh.

Thận dương hư nhược, không thể hóa khí lợi thủy, thủy đình lại bên trong, khiến cho tiểu tiên không thông lợi, bụng dưới co thắt không thoải mái.

Thận hư không thể khống chế được thủy dịch, khiến tiểu liên tục, hoặc uống nhiều miệng khát, thủy thũng, đàm ẩm, cước khí, hoặc chuyển bào.

Các y gia bình luận:

Kha Vận Bá nói: Mệnh môn có hỏa thì Thận sẽ có sinh khí. Vì vậy phương này không gọi là “Ôn Thận”, mà gọi là “Thận Khí”, đó là muốn nói đến “Thận lấy khí làm chủ”. Thận có được khí, mà thổ tự sinh vậy, nếu hình thể bất túc, thì lấy lấy khí mà ôn”.

Xin lưu ý:

Tôi đọc trong sách “Thang Đầu Ca Quyết” (汤头歌诀) của Uông Ngang (汪昂) viết (ông viết xong sách này vào mùa hạ, năm Giáp tuất, đời vua Khang Hi), thì viết Sinh địa thành Thục địa, Quế chi thành Nhục quế. Xin lưu ý rằng đầy là sự nhầm lẫn. Trên lâm sàng cần phân biệt rõ.

Phân tích phương thang:

Vai trò

Vị thuốc

Công năng

Quân

Sinh địa

Tư âm bổ thận, điền tinh ích tủy

Thần

Sơn thù

Bổ dưỡng can thận, có thể sáp tinh

Sơn dược

Bổ ích tỳ âm, lại có thể cố tinh

Phụ tử

Tính cay nóng, trợ cho Mệnh môn để ôn dương hóa khí

Quế chi

Tính cay nóng, trợ cho Mệnh môn để ôn dương hóa khí

Trạch tả

Lợi thấp tiết trọc, đề phòng công năng tư âm của Thục địa, sẽ khiến nê trệ, làm cho tà khí không tán đi được

Phục linh

Thẩm thấp lợi niệu, lại trợ cho sơn dược được kiện vận

Đan bì

Thanh tiết tướng hỏa (can hỏa), lại chế tính ôn sáp của Sơn thù


Các vị hợp dùng, ôn ấm mà không táo, tư bổ mà không nê trệ, trợ cho cái nhược của dương để hóa thủy; bổ cho cái hư của âm để sinh khí. Khiến cho Thận dương phấn chấn, khí hóa trở lại bình thường, thì các chứng tự nhiên tiêu trừ.

Đặc điểm phối ngũ:

Phối ngũ trong phương này có hai đặc điểm: một là phối ngũ để bổ âm với dương, mà trong đó bổ Dương là chủ; hai là trong tư âm có phối thêm một lượng rất ít Quế, Phụ để ôn dương, mục đích là tìm dương trong âm, thiếu hỏa sinh khí. Vì vậy phương này mới có tên là “Thận Khí”.

Vận dụng lâm sàng:

1. Phương này là phương chính dùng để bổ thận trợ dương. Trị các chứng có biểu hiện lưng đau chân mỏi, tiểu tiện không thông hoặc liên tục, lưỡi nhạt mà nhớt, mạch hư nhược mà Xích bộ trầm, tế.

2. Nếu dùng trong chứng Dương nuy (liệt dương, công năng tính dục suy yếu) thì cần gia thêm Dâm dương hoắc (cần sao với mỡ dê), Bổ cốt chi, Ba kích thiên, để giúp tráng dương.

3. Chữa theo bệnh danh Tây y: Chứng viêm cầu thận mạn tính, tiểu đường, chứng cường Adosteron (xin đọc thêm dòng lưu ý bên dưới), suy giảm tuyến giáp trạng, suy nhược thần kinh, Suy giảm công năng tuyến thượng thận, chứng suyễn do viêm khí quản mạn, hội chứng suy thận người cao tuổi.

Lưu ý:

Trên lâm sàng, ở chứng cường Adosterone, theo tây y thì là do tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều aldosterone, khiến mất kali và natri giữ lại. Natri dư thừa lần lượt nắm giữ nước, tăng lượng máu và huyết áp (aldosterone là hormone tham gia điều khiển các chất khoáng trong cơ thể. Nó góp phần bảo vệ lượng sodium trong cơ thể và kích thích suy giảm potassium, những hoạt động giúp duy trì lượng chất lỏng và huyết áp). Mỗi khi gặp chứng này, theo quan sát của tôi, thì bn thường bị tăng huyết áp đột ngột, hoặc huyết áp ở ngưỡng cao có kèm theo biểu hiện bệnh, mà không hạ xuống được. Trong chứng này, bn thường choáng váng (có trường hợp thường hay đái mế). Mạch hoạt, khẩn, hữu lực (đa số ở các bệnh nhân này đều có sỏi thận). Xét nghiệm tây y không có Cholesterol (mạch hoạt). Chính các bác sĩ tây y, khi đến tôi khám bệnh cũng không hiểu tại sao có chứng này. Nhưng khi tôi nói ra vấn đề thì họ biết ngay. Trong trường hợp này, tôi thường dùng trước tiên là Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang để trị, đến khi hết choáng, thì tôi cho dùng Kim Quỹ Thận Khí Hoàn để trị. Kết quả rất mỹ mãn.

Ở Trung Quốc, tôi thấy họ dùng Kim Quỹ Thận Khí Hoàn trị chứng này nhưng không hiệu quả, tôi suy nghĩ rất nhiều, và thấy rằng, cho thấy là biến chứng của thận khí hư, vậy thì trị biến chứng chính là trị ngọn. Tôi dùng pháp trị trên, và đã có kết quả chính xác trên 100% bệnh nhân.

Chú ý: người họng khô miệng ráo, lưỡi đỏ ít rêu, thuộc âm bất túc, thận hỏa thượng viêm thì không được dùng.

Theo các sách hiện đại hướng dẫn, cần sử dụng Thục địa thay cho Sinh địa; Nhục quế thay cho Quế chi, và họ cho rằng như vậy hiệu quả hơn. Theo tôi, như vậy là sai lầm trầm trọng, tôi đã dùng Kim Quỹ Thận Khí Hoàn nhiều năm, kể cả chứng u xơ tuyến tiền liệt cũng trị rất hiệu quả. Chỉ cần linh động dùng thì bài này như một thứ vũ khí lợi hại. Không nên thay đổi, vì hai vị này ẩn chứa ý nghĩa sâu xa, nếu có dịp chúng ta sẽ bàn về đề tài này.

Kim Quỹ Thận Khí Hoàn trong <<kim quỹ yếu lược>>

1.Bát vị hoàn-Bài thuốc bát vị quế phụ

2.Bát vị hoàn trong hải thượng y tông tâm lĩnh

3.Kim quỹ thận khí hoàn

4.Bát Vị Hoàn (Thận Khí Hoàn – Bát Vị Quế Phụ)

5.206 bài thuốc Đông y Nhật Bản – Bát Vị Địa Hoàng Hoàn (Hachi Mi Ji O Gan)

6.Bát vị dùng Sinh địa, Quế chi so với bài Bát vị dùng Thục địa, Nhục quế

Bài trướcLục vị địa hoàng hoàn nguồn gốc xuất xứ
Bài tiếp theoBài Sâm lô ẩm

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.