Lý tưởng là bạn nên đổi các tư thế khác nhau để cho con bú. Nếu bạn bế bé ở các tư thế khác nhau, bé sẽ ấn vào các vùng khác nhau trên núm vú, bầu vú, và quầng vú của bạn, giúp tránh bị đauvú, và cũng giúp bạn biết cho con bú ờ các tư thế khác nhau.

Các tư thế cho con bú
Các tư thế cho con bú

Nằm để cho bú

Trong mấy tuần đầu có lẽ cách cho bú nằm là thoải mái hơn. Bạn có thể dùng các chiếc gối đổ đỡ cả mẹ lăn con. Cả hai mẹ con đều nằm nghiêng, quay vào nhau. Đầu bạn kê gối, còn đầu bé tựa lên khuỷu tay bạn. Dùng tay nâng bầu vú, ngay dưới quầng vú rồi lấy đầu vú nhét vào miệng để bé há miệng ra, đưa vú vào và kéo bé lại sát hơn.

Sau khi bé bắt đầu mút, bạn có thể đặt một chiếc gối vào lưng bé để giữ bé nằm yên. Muốn đổi bên, bạn bế bé ngồi lên và xem bé có cần trở không. Sau đó, lại làm như khi cho bú trước.

Bé bú ở tư thế ngồi xổm

Mọi cách đưa vú vào vẫn như trên, nhưng thay vl nằm hoặc nằm ngửa trong lòng mẹ để bú, bé ngồi xổm vào lòng mẹ để bú. Lúc ấy, một bên tay mẹ đỡ lấy lưng và đầu bé, hai chân bé quắp dưới cánh tay của bạn.

Sự xuống sữa

Sau khi bé mút sữa một lúc chừng vài phút, nhiều bà mẹ có cảm giác nhoi nhói và để ý thấy như thể sữa dâng trào mãnh liệt, được gọi là sự xuống sữa, có thể xây ra vài lần lúc cho con bú, và các bà mẹ như thấy sữa chảy từ bầu sữa bên kia khi sự xuống sữa xảy ra. Lúc ấy bé thường nuốt liên tục hơn. Mà cho dù bạn không cảm thấy nhoi nhói, bạn có thể nhìn cách con mút và nuốt sữa là bạn biết sữa đang xuống. Lúc ấy, bạn nên có chiếc khăn sạch sân trong tay để lau lúc bế bé lên để bé lấy lại hơi thở.

Sự căng sữa

Tình trạng căng sữa thường xảy ra từ ngày thứ hai đến ngày thứ sáu sau khi sinh. Vì lúc đó bé của bạn chỉ cdn bú phần sữa non là đã đủ cung cấp toàn bộ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Thêm nữa, việc cho bú ngay và tình trạng sau khi sinh thường kích kích việc sản sinh sữa, rồi cả tình trạng máu đổ dồn về bầu vú.

Những lúc như thế bạn thấy bầu vú của bạn tràn ứ sữa dễ có thể nuôi được hai hay ba đứa con.

Tình trạng này thường xảy ra ở hầu hết các bà mẹ sinh con lần đầu.

Đây là một diễn tiến bình thường và nó sẽ ngớt đi khoảng chừng vài ngày. Có điều, dù khó chịu, bạn vẫn cho con bú bình thường. Chính nhờ đó có thể giảm bớt tình trạng ứ sữa. Bạn còn có thể chườm nóng, xoa bóp sau khi cho con bú cũng giúp giảm nhẹ tình hình.

Vấn đề chỉ đáng ngại nếu đầu vú của bạn bị dẹt, lúc ấy cần hút bớt sữa ra và tìm cách làm cho đầu vú nhô ra để bé có thể bú được.

Có một thời các bà mẹ mới sinh con thường được bảo là nên giới hạn việc cho con bú trong mấy ngày đầu, mỗi bên chỉ nên cho bú kéo dài chừng ba hay năm phút, sau đó nâng lên mươi phút vào ngày thứ ba và thứ tư. Lời khuyên này đã không để ý đến sự thể là, phải mất hai hay ba phút sữa mới xuống, nhất là vào những ngày đầu. Cho bú dưới năm phút có nghĩa là việc cho bú bị ngưng lại trước khi nó bắt đầu. Và một khi dòng sữa đang chảy, có thể cảm thấy hơi đau khi bé bắt đầu bú nhưng lại bị ngưng lại. Nên nhớ rằng, vào lúc khởi đầu, việc bú thường xuyên-cứ mỗi hơn kém hai giờ-giúp bé để làm quen với việc ngậm vú và đồng thời kích thích việc sân sinh sữa. cho bú thường xuyên còn giúp ngừa bệnh vàng da ở bé sơ sinh.

Hiện nay chúng ta biết rằng, việc lập đúng tư thế khi bú và các kỹ thuật mút sữa đúng cách giúp ngăn ngừa sự đau núm vú chứ không phải việc giới hạn thời gian bú giúp ngừa đau núm vú.

Độ dài của một cữ bú nên được xác định bằng sự vui thích và đáp ứng của bé. Bé thường bú hăng say và nuốt nhặt hơn vào hơn kém mươi phút đầu, sau đó dòng sữa giảm xuống và bé bắt đầu lới ra hoặc không còn ham thích nữa. Đó là lúc bạn có thể đổi bên vú. Và lúc bé bắt đầu mút sữa, bạn lại cứ để bé bú đến chừng nào bé muốn.

Gỡ bé ra khỏi vú

Nếu bạn muốn ngưng cữ bú trong khi bé còn kẹp chặt miệng vào đầu vú của bạn, bạn có thể, hoặc nhẹ nhàng ấn bầu vú để lấy vú ra từ từ ngay bên khóe miệng của bé, hoặc kéo nhẹ một bên má của bé ra sau, gần mép miệng của bé. Việc gỡ bé ra như vậy có thể hơi đau, cũng có khi làm tổn thương đầu vú của bạn.

Bú một bên hay cả hai bên

Phần lớn bà mẹ thấy là tốt nhất nên cho bé bú cả hai bên vú mỗi lần cho bú. Việc cho bú như vậy vừa kích thích sự ham thích bú của bé, bé được bú no, vừa làm cho vú bớt căng.

Làm cạn kiệt bầu sữa

Đôi khi người ta khuyên các bà mẹ nên vắt kiệt sữa còn lại sau mỗi lần cho bú. Điều này xem ra chẳng ích lợi gì vì, trước hết, vú sinh sữa chẳng thể làm cạn kiệt được; có nghĩa là lúc nào cũng có sữa được tiết ra. Thứ đến, khi bú, một đứa trẻ khỏe mạnh đã làm công việc ấy tương đối đủ rồi.

Giữ cho đầu vú luôn được sạch

Chẳng cần gì phải có các kỹ thuật đặc biệt mới có thể làm sạch đầu vú trước và sau khi cho bú. Các tuyến Mont­gomery bao quanh núm vú đã tiết ra một chất để diệt các vi khuẩn, nên khi bạn tắm chỉ cần khỏa nước để rửa cho sạch. Điều quan trọng là mỗi lần cho con bú bạn nhớ rửa tay cho sạch, nhất là thời gian bạn còn nằm ở bệnh viện.

Giúp bé hết trớ

Trong lúc bú có khi bé nuốt phải không khí, nó cần được tống khứ ra, hoặc bé sẽ ợ lên để giúp bé được dễ chịu. Chính kinh nghiệm về con giúp bạn biết lúc nào cần giúp con trớ. Cũng có những em chẳng hề trớ bao giờ, nhưng lại có những em nuốt ngay phải không khí khi vú mẹ căng sữa và sữa xuống nhanh. Những bé hay ‘’nuốt chửng” thường dẻ bị trớ hơn. Trớ cũng là một trong những cách để bé gây sự chú ý.

Nhưng dù sao, mỗi lần như vậy, bạn nên xốc bé lên vai và vỗ vỗ vào lưng bé. Với chiếc khăn vắt ngang vai sẽ giúp thấm chỗ sữa trào ra.

Bất kỳ khi nào bé cần trớ, bạn nên giúp bé, vì nếu không, bé sẽ rất khó chịu. Nhưng nếu bé ngủ ngay lúc còn đang ngậm vú thi đừng đánh thức bé dậy, mà hãy đặt bé xuống, cho bé nằm nghiêng để khi bé trớ ra không làm bé bị giật mình hoặc gây khó chịu cho bé.

Giúp bé hết nấc

Cũng cần lưu ý chứng nấc cụt. Những bé còn nhỏ thường bị nấc cụt, nhất là sau mỗi cữ bú. Đừng lo lắng quá vì chẳng hề gì hết. Nếu con bạn có thể cho bé bú thêm chút nữa, chừng vài phút, có thể giúp bé hết nấc cụt.

Lý tưởng là bạn nên đổi các tư thế khác nhau để cho con bú. Nếu bạn bế bé ở các tư thế khác nhau, bé sẽ ấn vào các vùng khác nhau trên núm vú, bầu vú, và quầng vú của bạn, giúp tránh bị đauvú, và cũng giúp bạn biết cho con bú ờ các tư thế khác nhau.

Giúp cho bầu vú luôn được sạch

Chẳng cần gì phải có các kỹ thuật đặc biệt mới có thể làm sạch đầu vú trước và sau khi cho bú. Các tuyến Mont­gomery bao quanh núm vú đã tiết ra một chất để diệt các vi khuẩn, nên khi bạn tắm chỉ cần khỏa nước để rửa cho sạch. Điều quan trọng là mỗi lần cho con bú bạn nhớ rửa tay cho sạch, nhất là thời gian bạn còn nằm ở bệnh viện.

 

Bài trướcTư vấn sức khỏe sinh sản
Bài tiếp theoNhững sản phẩm hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.